[Thảo luận] Kỹ thuật đạp côn thế nào là đúng???

xuan cam

Xe hơi
Biển số
OF-50758
Ngày cấp bằng
12/11/09
Số km
169
Động cơ
457,404 Mã lực
Nơi ở
Việt TRì- Phú Thọ
Theo em thì tùy xe bác ợ. Em học C, mỗi thầy 1 kiểu dạy. Nhưng em thấy chuẩn nhất vẫn là: lúc bắt đầu đạp thì nhấc cả chân, đặt mũi chân vào côn rồi ép xuống sau đó kê gót lên sàn, sau đó bắt đầu nhả từ từ đến lúc bám. Đấy là ý kiến của em thôi nhé!:)
 

chai.dau1784

Xe điện
Biển số
OF-3190
Ngày cấp bằng
23/1/07
Số km
3,012
Động cơ
588,140 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào đông vui là em bu vào
Website
vietwingshanoi.com
Ngoài đường thấy các bác vừa lái vừa nghe điện thoại bằng tay phải chắc chỉ lái AT!
Vừa lái xe vừa nghe đt là ko an toàn nhưng nhiều lúc e cứ nghe như thế, đi at thì e ko nói chứ MT e vưỡn nghe đt như thường, cho dù đường có tắc hay ko? Nên cái suy đoán của cụ chỉ đúng được 50% thôi
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
11,919
Động cơ
633,662 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Muốn làm thế nào thì làm. Cứ lút cán là được:))
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
Vừa lái xe vừa nghe đt là ko an toàn nhưng nhiều lúc e cứ nghe như thế, đi at thì e ko nói chứ MT e vưỡn nghe đt như thường, cho dù đường có tắc hay ko? Nên cái suy đoán của cụ chỉ đúng được 50% thôi
Chắc bác chưa đọc kỹ: "Nghe điện thoại bằng tay phải". Dù rất ghét nghe điện thoại khi lái xe, thỉnh thoảng em vẫn phải nghe, có khi cả ở những quãng đường không được an toàn lắm!
Nhưng em nhớ ngày xưa các thầy dạy trong thành phố chủ yếu nên lái 1 tay (vì cái tay kia để cho số-mà đó lại là cái tay bây giờ các bác sành điệu dùng để nghe điện thoại, gác tay lên cửa sổ...)!
Còn học lái ở bên Đức rất khác với tụi em học ở nhà ngày xưa. Thấy họ dồn vô lăng biết ngay người mới lái. Trông cách dồn của họ rất buồn cười, nhưng suy nghĩ kỹ thì lại rất an toàn cho người mới cầm lái. Vuốt như mình chỉ là những người đã lái thành thạo sau vài năm. Trong khi tụi em thì thầy kích xe lên, cho tập vuốt và chuyển số nguội đúng 1 tuần. Tập Uát quen phanh 2 guốc, ngay năm đầu tiên đã chạy xe không ABS trên băng, tuyết mà bánh không bị bó, không bị trượt... Rất cảm ơn các thầy hồi ấy. Nhưng chắc cách lái của các cụ thì bây giờ không hợp lắm dùng côn - chuyển số hơi nhiều!
 
Chỉnh sửa cuối:

tu-bong

Xe buýt
Biển số
OF-15394
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
540
Động cơ
517,430 Mã lực
Nơi ở
tương giáp bát hoàng mai hà nội
Bác có máy khâu bảy con bươm bướm không bán lại cho em đi. E thề sẽ trả giá cao đấy
KHÀ KHÀ ,ĐÙA tý cho vui mà bác,em nói thật là chưa bao giờ em giữ được gót chân 1 chỗ dưới sàn xe.Có lẽ 1 phần tại em nhỏ con quá mà lại đi xe hơi to thì phải.Có gì không phải bác cho em xin lỗi nhé.
 

tqt77

Xe điện
Biển số
OF-7609
Ngày cấp bằng
31/7/07
Số km
2,203
Động cơ
553,233 Mã lực
ôi phức tạp nhỉ, có một cách rất dễ là mua xe số tự động :)) khỏi lo côn :)) - đùa tí cho vui thôi chứ em cũng đi xe MT nên vẫn phải đạp côn, bác chủ thớt cứ mua xe hoặc thuê xe đi nhiều vào tự nhiên cái chân trái nó ngon lành thôi mà - trở thành bản năng.
 

theph

Xe điện
Biển số
OF-27389
Ngày cấp bằng
13/1/09
Số km
2,088
Động cơ
505,951 Mã lực
Nơi ở
Vô gia cư
Cả 3 thầy đều chưa chuẩn.
Khi đạp côn,gót phải tỳ lên sàn để làm điểm tựa.
Khi xe đã ổn định tốc độ,bàn chân trái ở trạng thái nghỉ(nếu xe có thiết kế chỗ để nghỉ chân thì ok).
Tuyệt đối không được thường xuyên để mũi chân lên pê-đan côn vì dễ làm mòn côn.
Em nghĩ khác cụ. Ga thì mới để gót chân vì tránh đạp "lút cán" còn côn và phanh cần nhấc cả bàn chân lên đạp để đảm bảo cắt hết côn và phanh được dứt khoát. Khi xe chạy ổn định và không phải chuyển số thì cần bỏ hẳn chân ra khỏi pedal côn để không bị bám côn nhằm tránh mòn.
 

4500EFI

Xe buýt
Biển số
OF-10547
Ngày cấp bằng
3/10/07
Số km
520
Động cơ
538,029 Mã lực
Nơi ở
Chặt đầu, lột da....Khương Thượng
Các cụ cứ ôm vô lăng đi, lúc nào đánh lái gấp rồi hối không kịp :77::77::77: Nhìn chung theo em, trong cả quãng đường bác đi sẽ áp dụng cả 2 cách, lúc nào ra cao tốc thì MT=AT :))
 

tayhogarage

Xe tải
Biển số
OF-35687
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
387
Động cơ
477,130 Mã lực
Em cũng mới lái nên toàn phải thế này:

- Khi đạp hết côn thì phải nhấc cả chân lên khỏi sàn và đạp bằng nửa bàn chân trên

- Khi đỡ côn ra thì mới tì gót chân xuống sàn

- Khi không dùng côn thì nhấc hẳn chân ra để chỗ nghỉ chân cho khỏi có thói quen

- Khoảng cách ngồi thì quan trọng nhất là tư thế lái phải thoải mái, đánh vòng tay lái không bị vướng, không bị hạn chế tầm nhìn vì chưa quen căn đường, lưng phải được dựa vào ghế, chân đạp được côn sát xuống sàn và vẫn hạ được gót xuống sau khi đạp là OK
 

xà ích

Xe hơi
Biển số
OF-34384
Ngày cấp bằng
30/4/09
Số km
191
Động cơ
477,200 Mã lực
nếu giữ gót 1 chỗ thì khi đạp bàn côn sẽ trượt theo đế giầy của mình, nhà ra thì nó lại trượt ngược lại, như thế không phải là khó kiểm soát hay sao.
Thế theo bác thì không cần giữ gót một chỗ đúng không ạ?
 

xà ích

Xe hơi
Biển số
OF-34384
Ngày cấp bằng
30/4/09
Số km
191
Động cơ
477,200 Mã lực
với xe côn dài và nặng thì e đố các bác đạp mà gót chân giữ nguyên ở vị trí được đấy, e đi xe gần như nhấc cả bàn chân luôn, với những xe côn ngắn và nhẹ thì tì gót chân giữ nguyên được, như thế đi cũng rất dẻo, nhưng với những xe côn dài và nặng e vưỡn nhấc cả bàn chân, đường đông mấy với em cũgn chả vấn đề j
Đúng là nhiều khi em cứ cố tỳ gót xuống sàn. Cơ mà nó cứ bị nổi lên do côn nặng quá. Hóa ra không chỉ các thầy em mới có mỗi người một ý mà cả các bác nhà ta cũng vậy. Tuy nhiên sau khi tham khảo ý kiến các bác, em đã đỡ lo lắng về cái côn của em rồi.:41:
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
CADIVI nói:
Cả 3 thầy đều chưa chuẩn.
Khi đạp côn,gót phải tỳ lên sàn để làm điểm tựa.
Khi xe đã ổn định tốc độ,bàn chân trái ở trạng thái nghỉ(nếu xe có thiết kế chỗ để nghỉ chân thì ok).
Tuyệt đối không được thường xuyên để mũi chân lên pê-đan côn vì dễ làm mòn côn.

Em nghĩ khác cụ. Ga thì mới để gót chân vì tránh đạp "lút cán" còn côn và phanh cần nhấc cả bàn chân lên đạp để đảm bảo cắt hết côn và phanh được dứt khoát. Khi xe chạy ổn định và không phải chuyển số thì cần bỏ hẳn chân ra khỏi pedal côn để không bị bám côn nhằm tránh mòn.
Em nghĩ phần đầu bác Theph nói đúng. Thực ra em cũng không để ý mình vẫn đạp côn thế nào. Hôm nay từ Thái Nguyên về và qua cả đoạn tắc cầu Thăng Long (em vừa về được 1 lúc) em nhận thấy: gót chân thực sự chỉ tỳ trên sàn ở 2 vị trí: lúc chạy bình thường (mũi chân - không phải các ngón vẫn tỳ nhẹ trên bàn côn, gót chân đặt hẳn trên sàn xe) và lúc đạp lút hết côn, giữ để côn không "bắt" số. Còn khi đạp và nhả côn gót chân em hầu như không chạm sàn. Còn động tác bỏ hẳn chân trái ra khỏi bàn đạp côn em chỉ thực hiện khi chạy được rất lâu ở một tốc độ, thường số đã chuyển lên 5 và ở trên đường cao tốc. Khi lên xe chưa nổ máy, em thường chỉnh để đạp hết côn thì chân trái duỗi gần thẳng. Để như vậy sẽ không mỏi khi chạy trong thành phố, nhưng chỗ đường đông, đường tắc... Chắc em cũng bị mắc cái bệnh của các bác lái xe cũ là rất hay đạp côn, để xe trôi, phanh mớm, nhiều guốc... Khi sang bên kia, do đổi bằng chậm, quá hạn, em phải học và thi lại bằng và lúc đó vẫn bị thầy mắng vì hay đạp côn, mặc dù ngay từ hồi đó đã được khen về sang số và nhả côn làm người bên cạnh hầu như không cảm thấy...
 

t_rex

Xe buýt
Biển số
OF-49938
Ngày cấp bằng
2/11/09
Số km
609
Động cơ
350,564 Mã lực
Bệnh côn có vẻ giống nhau nhỉ. Em cũng hay bị côn tuột đến giữa bàn chân. Chỉnh mãi chưa được, nên giờ cứ đường đông, tắc là em ra mo ngay khi có thể, đi chậm thì để số 2 hơi ga một tí.
Nhiều guốc quá đâm giờ tay phải to hơn tay trái.
Bù lại chân trái ko to lắm :)):)):))
 

bum

Xe buýt
Biển số
OF-15515
Ngày cấp bằng
28/4/08
Số km
973
Động cơ
520,723 Mã lực
Mỗi loại xe thiết kế chân côn một kiểu, có xe thì côn nhẹ tênh, có xe thì chổng đít lên mới đạp côn được, các cụ máy móc quá.
 

Relaxtech

Xe buýt
Biển số
OF-30049
Ngày cấp bằng
26/2/09
Số km
566
Động cơ
487,250 Mã lực
Khổ thân em quá các cụ ạ. E chưa có bằng nhưng đã qua một vài tay thầy dạy. Mỗi thầy dạy một kiểu làm em lúng túng quá. Thầy đầu tiên bảo khi đạp côn phải nâng hẳn chân lên, gót không chạm sàn làm em phải mất khá nhiều thời gian để luyện nhấc chân lên. Không có điểm tựa hay cữ nào nên em đã rất khó khăn nhưng rồiem cũng luyện được. Đến thầy thứ hai thì bào phải luôn tỳ gót xuống sàn làm điểm tựa, đi đến hàng nghìn KM mà gót chân không rời vị trí.. Lần này em lại luyện theo cách này và cũng dần quen. Chỉ mỗi tội gót vẫn hay bị trượt lên phía trước do pedal trượt đi trượt lại trên mặt dưới giày. Đến thày thứ ba thì em được đi trên một em Gentra mới cóng. Côn của em này nhẹ như không vậy. Tuy nhiên pedal mơi nên masat rất cao, nó không thể trượt đi trượt lại trên mặt dưới giày em được. Cũng chính điều này làm em không thể nào giữ gót ở yên một vị trí được. Chân em liên tục trôi về phía trước mỗi khi đỡ côn (đường đông) và pedal dĩ nhiên là nằm dưới lòng bàn chân và nếu không điều chỉnh thì nó trôi về tận gót. Em thấy mông lung quá. Các bác cho em xin tý kinh nghiệm về kỹ thuật này với. Em đã mua sẵn Votka để trong tủ lạnh rồi đấy(k)
Các thày nói lý thuyết thì có bao giờ sai, còn áp dụng phải tùy vào từng trường hợp cụ thể chứ không có tư thế đạp côn chuẩn. Bác đi quen xe của mình sẽ tự tìm ra một cách áp dụng hợp lý từ 3 lý thuyết của thày (về sau thành bản năng và chẳng nhớ làm như thế nào), nhưng khi bác nhảy lên xe lạ lại phải mất ít thời gian làm quen để có tư thế côn phù hợp vì vậy theo tôi là khó góp ý cụ thể lắm. Chỉ có vấn đề nhiều bác đã nói đúng về tạo đồng tốc và không để chân lên bàn côn khi đã chuyển động đều tránh mòn côn là chính xác.
 

son_ktt

Xe hơi
Biển số
OF-40296
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
160
Động cơ
469,810 Mã lực
Em thì luôn tì gót xuống sàn khi đạp côn, gót chân hơi dịch một chút khi vào - ra côn. Theo em nghĩ, cách ngồi, tư thế ngồi, chỉnh ghế ngồi là quan trọng. Hồi mới lái, em cũng toàn bị tình trạng như bác chủ thớt, nhưng sau nghe 1 bác tài già hướng dẫn cách chỉnh ghế lái (mà ở đây có 1 kụ đã nói ở trên theo cách của hội Tây rồi đó) thì chân côn đi ngon hẳn, ngồi thoải mái, xe đi không bị giật, đánh lái cũng nhanh. Em đi đường thấy nhiều cụ ôm vô lăng, nhưng em thấy chẳng hay tí nào cả, trông cứ khổ hạnh thế nào ấy, đánh lái lúc gấp lại vướng víu tay chân. Cụ chủ thớt thử điều chỉnh ghế ngồi xem sao.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
Cho mọi người:
http://www.cars24.in/car-magazine-sittingproperly.aspx

Dành cho các bác làm nghề lái xe chuyên nghiệp: http://www.carpages.co.uk/news/repetitive-driving-injury-23-05-06.asp


The correct driving position is important for safe and fatigue-free driving.
For your own safety, and to reduce the risk of injury in the event of an accident, we recommend the following driving position.

Adjust the steering wheel so there is a distance of at least 25 cm between the steering wheel and your breastbone (xương mỏ ác).
Move the driver's seat forwards or backwards so that you can press the accelerator and brake pedals all the way to the floor with your knee slightly bent (đoạn này họ giới thiệu cho AT, em chú ý nhiều hơn với bàn đạp côn và phanh ở xe MT).
Make sure that you can comfortably reach the top of the steering wheel.
Adjust the head restraint so that the top of the head restraint is level with the top of your head.
Adjust the backrest to an upright position so that your back remains in contact with the upholstery.
Fasten your seat belt correctly "Why is it so important to use seat belts?".
Keep both feet in the footwell so that you are in full control of the vehicle at all times.
 

Trung Khai

Xe tải
Biển số
OF-20371
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
473
Động cơ
504,780 Mã lực
Em cũng thấy nếu giữ được gót chân dính sàn và làm nó như cái bản lề thì dễ điều khiển hơn nhiều. Nhưng em cứ hay bị trượt gót theo khi đạp côn sát sàn. Sau đó khi nhả côn một nửa thì pedal nó trôi về giữa gan bàn chân, khi đạp tiếp thì pedal dĩ nhiên là không còn ở mũi chân nữa. Như vậy ở lần đạp sau nếu muốn đạp sát sàn thì gót lại phải dời đi. Với các bác tài già thì giải quyết vấn đề này thế nào ạ??
Em nghĩ những người mới lái thường rất hay quan tâm và thắc mắc đến các vấn đề này. Nhưng đừng quá lo lắng, sau 1 thời gian cụ sẽ quen. Đến lúc đó có ai hỏi cụ, cụ cũng không còn nhớ là thao tác chuẩn là thế nào và sẽ không bị mỏi chân như lúc mới lái. Chúc may mắn!
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
Em nghĩ những người mới lái thường rất hay quan tâm và thắc mắc đến các vấn đề này. Nhưng đừng quá lo lắng, sau 1 thời gian cụ sẽ quen. Đến lúc đó có ai hỏi cụ, cụ cũng không còn nhớ là thao tác chuẩn là thế nào và sẽ không bị mỏi chân như lúc mới lái. Chúc may mắn!
Bác nói đúng. Nếu không có cái topic này và hôm qua từ Thái Nguyên về để ý lại thì em cũng không mô tả được cụ thể vẫn để chân trên bàn đạp côn như thế nào, vì các thầy chỉ bảo em rất lâu rồi, còn hàng ngày thì lại đi theo thói quen!
Nhưng khi ngồi lên 1 cái xe lạ (chắc là sẽ đúng cho các bác tập xe, nhất là chuẩn bị cho hôm đi thi) em phải chỉnh lại ghế ngồi. Như cái đoạn trích ở phía trên bằng tiếng Anh, em tóm tắt lại sơ sơ: tầm xa của vị trí ngồi sao cho chân trái đạp lút côn (hết đến tận cùng) đầu gối vẫn hơi gập một chút (để đảm bảo mình lúc nào cũng với được). Với xe AT cũng như vậy với chân phanh và ga. Tay lái có thể điều chỉnh như họ khuyến cáo, khoảng cách với xương mỏ ác không ngắn hơn 25cm nhưng khi tay vuốt lên vị trí cao nhất khủy tay vẫn phải hơi gập một chút (cũng để lúc nào cũng với tới được). Độ cao của ghế đặt làm sao đủ để quan sát 2 cạnh bên của mũi xe, nhưng vẫn phải đủ tầm quan sát xa không bị mui xe chắn nhiều quá. Còn mấy cái gương chiếu hậu nếu chỉ đi trong thành phố thì nên nhìn được hai thành xe, và hơi nhìn xuống đuờng một chút, nếu ra đường QL, đặc biệt đường cao tốc thì thành xe chỉ nên để một chút và hơi ngẩng lên để nhìn được xa hơn về phía sau...
Lên xe lạ, em cũng thử độ rơ của côn, ga và phanh vì không cái xe nào giống cái xe nào. Có hôm em phải chạy 1 cái Camry vừa độ lại xong. Chắc thợ làm ẩu để bán mà cả phanh và côn đều rất "dính". Chạy dọc hết Phó Đức Chính, lên cầu Chương Dương đến tận cầu Chui mới cảm giác xe hết giật. Nhưng đến lúc trả xe vẫn khó chịu vì lốp hay la răng "độ" sai, vặn vô lăng hơi quá là chạm thành xe ghe "rột rột..." cho nên vòng cua rất rộng. Nhưng em vẫn đi được cả ngày!
 
Chỉnh sửa cuối:

DuongDr

Xe tăng
Biển số
OF-15526
Ngày cấp bằng
28/4/08
Số km
1,332
Động cơ
524,900 Mã lực
Nơi ở
quê !
Website
www.facebook.com
Hóa ra đạp côn chân để thế nào cũng phức tạp phết nhể, em cũng chả để ý mình hay đạp côn thế nào nữa, nhưng chạy vẫn ổn phết, đỡ côn để xe đứng và nhích từng đoạn ngang dốc cũng khá ổn ( không bị chết máy và trôi xe ), giờ các bác bàn luận thế này đâm lăn tăn, có khi mình toàn đạp côn sai kỹ thuật mà ko biết :P
Muốn làm thế nào thì làm. Cứ lút cán là được:))
còn quả này thì chuẩn rồi :21::21::21:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top