Theo em thì tùy xe bác ợ. Em học C, mỗi thầy 1 kiểu dạy. Nhưng em thấy chuẩn nhất vẫn là: lúc bắt đầu đạp thì nhấc cả chân, đặt mũi chân vào côn rồi ép xuống sau đó kê gót lên sàn, sau đó bắt đầu nhả từ từ đến lúc bám. Đấy là ý kiến của em thôi nhé!
Vừa lái xe vừa nghe đt là ko an toàn nhưng nhiều lúc e cứ nghe như thế, đi at thì e ko nói chứ MT e vưỡn nghe đt như thường, cho dù đường có tắc hay ko? Nên cái suy đoán của cụ chỉ đúng được 50% thôiNgoài đường thấy các bác vừa lái vừa nghe điện thoại bằng tay phải chắc chỉ lái AT!
Chắc bác chưa đọc kỹ: "Nghe điện thoại bằng tay phải". Dù rất ghét nghe điện thoại khi lái xe, thỉnh thoảng em vẫn phải nghe, có khi cả ở những quãng đường không được an toàn lắm!Vừa lái xe vừa nghe đt là ko an toàn nhưng nhiều lúc e cứ nghe như thế, đi at thì e ko nói chứ MT e vưỡn nghe đt như thường, cho dù đường có tắc hay ko? Nên cái suy đoán của cụ chỉ đúng được 50% thôi
KHÀ KHÀ ,ĐÙA tý cho vui mà bác,em nói thật là chưa bao giờ em giữ được gót chân 1 chỗ dưới sàn xe.Có lẽ 1 phần tại em nhỏ con quá mà lại đi xe hơi to thì phải.Có gì không phải bác cho em xin lỗi nhé.Bác có máy khâu bảy con bươm bướm không bán lại cho em đi. E thề sẽ trả giá cao đấy
Em nghĩ khác cụ. Ga thì mới để gót chân vì tránh đạp "lút cán" còn côn và phanh cần nhấc cả bàn chân lên đạp để đảm bảo cắt hết côn và phanh được dứt khoát. Khi xe chạy ổn định và không phải chuyển số thì cần bỏ hẳn chân ra khỏi pedal côn để không bị bám côn nhằm tránh mòn.Cả 3 thầy đều chưa chuẩn.
Khi đạp côn,gót phải tỳ lên sàn để làm điểm tựa.
Khi xe đã ổn định tốc độ,bàn chân trái ở trạng thái nghỉ(nếu xe có thiết kế chỗ để nghỉ chân thì ok).
Tuyệt đối không được thường xuyên để mũi chân lên pê-đan côn vì dễ làm mòn côn.
Thế theo bác thì không cần giữ gót một chỗ đúng không ạ?nếu giữ gót 1 chỗ thì khi đạp bàn côn sẽ trượt theo đế giầy của mình, nhà ra thì nó lại trượt ngược lại, như thế không phải là khó kiểm soát hay sao.
Đúng là nhiều khi em cứ cố tỳ gót xuống sàn. Cơ mà nó cứ bị nổi lên do côn nặng quá. Hóa ra không chỉ các thầy em mới có mỗi người một ý mà cả các bác nhà ta cũng vậy. Tuy nhiên sau khi tham khảo ý kiến các bác, em đã đỡ lo lắng về cái côn của em rồi.:41:với xe côn dài và nặng thì e đố các bác đạp mà gót chân giữ nguyên ở vị trí được đấy, e đi xe gần như nhấc cả bàn chân luôn, với những xe côn ngắn và nhẹ thì tì gót chân giữ nguyên được, như thế đi cũng rất dẻo, nhưng với những xe côn dài và nặng e vưỡn nhấc cả bàn chân, đường đông mấy với em cũgn chả vấn đề j
Em nghĩ phần đầu bác Theph nói đúng. Thực ra em cũng không để ý mình vẫn đạp côn thế nào. Hôm nay từ Thái Nguyên về và qua cả đoạn tắc cầu Thăng Long (em vừa về được 1 lúc) em nhận thấy: gót chân thực sự chỉ tỳ trên sàn ở 2 vị trí: lúc chạy bình thường (mũi chân - không phải các ngón vẫn tỳ nhẹ trên bàn côn, gót chân đặt hẳn trên sàn xe) và lúc đạp lút hết côn, giữ để côn không "bắt" số. Còn khi đạp và nhả côn gót chân em hầu như không chạm sàn. Còn động tác bỏ hẳn chân trái ra khỏi bàn đạp côn em chỉ thực hiện khi chạy được rất lâu ở một tốc độ, thường số đã chuyển lên 5 và ở trên đường cao tốc. Khi lên xe chưa nổ máy, em thường chỉnh để đạp hết côn thì chân trái duỗi gần thẳng. Để như vậy sẽ không mỏi khi chạy trong thành phố, nhưng chỗ đường đông, đường tắc... Chắc em cũng bị mắc cái bệnh của các bác lái xe cũ là rất hay đạp côn, để xe trôi, phanh mớm, nhiều guốc... Khi sang bên kia, do đổi bằng chậm, quá hạn, em phải học và thi lại bằng và lúc đó vẫn bị thầy mắng vì hay đạp côn, mặc dù ngay từ hồi đó đã được khen về sang số và nhả côn làm người bên cạnh hầu như không cảm thấy...CADIVI nói:Cả 3 thầy đều chưa chuẩn.
Khi đạp côn,gót phải tỳ lên sàn để làm điểm tựa.
Khi xe đã ổn định tốc độ,bàn chân trái ở trạng thái nghỉ(nếu xe có thiết kế chỗ để nghỉ chân thì ok).
Tuyệt đối không được thường xuyên để mũi chân lên pê-đan côn vì dễ làm mòn côn.
Em nghĩ khác cụ. Ga thì mới để gót chân vì tránh đạp "lút cán" còn côn và phanh cần nhấc cả bàn chân lên đạp để đảm bảo cắt hết côn và phanh được dứt khoát. Khi xe chạy ổn định và không phải chuyển số thì cần bỏ hẳn chân ra khỏi pedal côn để không bị bám côn nhằm tránh mòn.
Các thày nói lý thuyết thì có bao giờ sai, còn áp dụng phải tùy vào từng trường hợp cụ thể chứ không có tư thế đạp côn chuẩn. Bác đi quen xe của mình sẽ tự tìm ra một cách áp dụng hợp lý từ 3 lý thuyết của thày (về sau thành bản năng và chẳng nhớ làm như thế nào), nhưng khi bác nhảy lên xe lạ lại phải mất ít thời gian làm quen để có tư thế côn phù hợp vì vậy theo tôi là khó góp ý cụ thể lắm. Chỉ có vấn đề nhiều bác đã nói đúng về tạo đồng tốc và không để chân lên bàn côn khi đã chuyển động đều tránh mòn côn là chính xác.Khổ thân em quá các cụ ạ. E chưa có bằng nhưng đã qua một vài tay thầy dạy. Mỗi thầy dạy một kiểu làm em lúng túng quá. Thầy đầu tiên bảo khi đạp côn phải nâng hẳn chân lên, gót không chạm sàn làm em phải mất khá nhiều thời gian để luyện nhấc chân lên. Không có điểm tựa hay cữ nào nên em đã rất khó khăn nhưng rồiem cũng luyện được. Đến thầy thứ hai thì bào phải luôn tỳ gót xuống sàn làm điểm tựa, đi đến hàng nghìn KM mà gót chân không rời vị trí.. Lần này em lại luyện theo cách này và cũng dần quen. Chỉ mỗi tội gót vẫn hay bị trượt lên phía trước do pedal trượt đi trượt lại trên mặt dưới giày. Đến thày thứ ba thì em được đi trên một em Gentra mới cóng. Côn của em này nhẹ như không vậy. Tuy nhiên pedal mơi nên masat rất cao, nó không thể trượt đi trượt lại trên mặt dưới giày em được. Cũng chính điều này làm em không thể nào giữ gót ở yên một vị trí được. Chân em liên tục trôi về phía trước mỗi khi đỡ côn (đường đông) và pedal dĩ nhiên là nằm dưới lòng bàn chân và nếu không điều chỉnh thì nó trôi về tận gót. Em thấy mông lung quá. Các bác cho em xin tý kinh nghiệm về kỹ thuật này với. Em đã mua sẵn Votka để trong tủ lạnh rồi đấy(k)
Em nghĩ những người mới lái thường rất hay quan tâm và thắc mắc đến các vấn đề này. Nhưng đừng quá lo lắng, sau 1 thời gian cụ sẽ quen. Đến lúc đó có ai hỏi cụ, cụ cũng không còn nhớ là thao tác chuẩn là thế nào và sẽ không bị mỏi chân như lúc mới lái. Chúc may mắn!Em cũng thấy nếu giữ được gót chân dính sàn và làm nó như cái bản lề thì dễ điều khiển hơn nhiều. Nhưng em cứ hay bị trượt gót theo khi đạp côn sát sàn. Sau đó khi nhả côn một nửa thì pedal nó trôi về giữa gan bàn chân, khi đạp tiếp thì pedal dĩ nhiên là không còn ở mũi chân nữa. Như vậy ở lần đạp sau nếu muốn đạp sát sàn thì gót lại phải dời đi. Với các bác tài già thì giải quyết vấn đề này thế nào ạ??
Bác nói đúng. Nếu không có cái topic này và hôm qua từ Thái Nguyên về để ý lại thì em cũng không mô tả được cụ thể vẫn để chân trên bàn đạp côn như thế nào, vì các thầy chỉ bảo em rất lâu rồi, còn hàng ngày thì lại đi theo thói quen!Em nghĩ những người mới lái thường rất hay quan tâm và thắc mắc đến các vấn đề này. Nhưng đừng quá lo lắng, sau 1 thời gian cụ sẽ quen. Đến lúc đó có ai hỏi cụ, cụ cũng không còn nhớ là thao tác chuẩn là thế nào và sẽ không bị mỏi chân như lúc mới lái. Chúc may mắn!
còn quả này thì chuẩn rồi :21::21::21:Muốn làm thế nào thì làm. Cứ lút cán là được