1- Em cứ vào xong số là nhấc chân côn ra (trừ khi đi từ số 1 lên số 2). Đỡ đi một thói quen xấu là tì vào côn dễ bị hỏng bi T và mòn bàn ép.
2- Nếu là tay phải thì dễ là AT. Còn em thì tay trái nghe điện thoại (có lúc hút thuốc), tay phải điều khiển vô lăng và số, kể cả lúc đường đông, côn vẫn nuột như thường.
Chốt lại là trăm hay không bằng tay quen. Cứ thực hành và luyện tập nhiều khắc ngon. Các cụ nhể!!??
Bác đi được như thế chủ yếu chắc là đưởng vắng, hai là nhiều lúc phải ép ga!
Ngày xưa (em lấy bằng năm 1989, vẫn cái trường đào tạo lái xe ven Hồ Tây - thi ở Bến Phà Đen), khi đường còn vắng hơn bây giờ rất nhiều thì các thầy đã dạy, trong thành phố chủ yếu lái 1 tay (tay trái), còn tay kia dành cho số. Quen như vậy chỉ với số AT, còn MT dùng tay trái nghe ĐT chắc lúc cần thay đổi số khó hơn, phải đổi tay và chắc cứ phải đi rốn, chịu khó nghe tiếng máy gầm hay máy gõ. Người chạy xe MT nhiều thường có thói quen lái chính bằng tay trái!
Cách dạy của các thầy ngày xưa chắc sẽ nhiều thứ không còn hợp với xe mới bây giờ như mớm-nháy phanh (ABS), dùng số thay phanh... nhưng vẫn chưa sai khi phải đi trên đường trơn!
Có người viết đạp côn khi đề là thói quen xấu. Đúng là ngày xưa vẫn được dạy như vậy và bây giờ lên xe đầu tiên em lắc cần số, khi vặn khóa đề thì tự nhiên chân côn em đã lút sàn. Nghĩ mãi vẫn chưa thấy thế thì nó hại xe ở phần nào, nhưng về mặt an toàn thì nó đạt được. Chống được xe chồm, vì khi đề bao giờ cũng phải hơi ga, mà xe chồm rồi với những người chưa quen do quán tính thường chân ga còn bị đạp lú thêm->càng nguy hiểm. Ngay các xe AT nếu số không để ở vị trí P (Packing) sẽ không khởi động máy được. Các xe máy tay ga, họ không ó chế độ cắt côn tay thì phải đạp phanh đề mới nổi!
(Em viêt chồm khi đi là do quên không về more khi dừng xe-nhưng thực ra với xe tải không đỗ ở nơi đất bằng phải để ở số 1 khi đỗ-ngày xưa em hay cho mấy thằng bạn lấy bằng Đức mượn xe, khi nhận lại chìa khóa bao giờ cũng thấy chúng đang để xe ở số 1 đúng bài chúng được học!).