[Funland] Kỳ thi TS vào lớp 10 (2025 - 2026) lứa đầu của chương trình CCGD

phuongmit

Xe ba gác
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
20,214
Động cơ
2,446,252 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Con trc em thảnh thơi mà bạn sau này hơi xoắn hơn tí, ko ôn cái mà thi Archimedes lớp chuyên Toán Lý tạch hết. Bảo con đọc đề chả hiểu ntn.
Nên em đang tính nghỉ hè xong châc cho học Toán với TA dần đây.TA thì là bạn em con học giỏi lắm nhưng ko học thêm TA nên lên C3 ko có thời gian học thành ra điểm ko cao.
Túm lại C2 em đang tính học TA, học thêm 1 buổi toán và tham gia clb tin học.
Con lớn chả ôn gì thi Arch phát vào đc chuyên Anh luôn nên thằng sau em kệ hóa ra giờ chắc khó hơn rồi 😂
chủ động dc thì e thấy cứ từ sớm từ xa cho thong thả và kịp thích ứng, điều chỉnh nếu cần chứ sát đít cũng ít lựa chọn hơn
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,872
Động cơ
180,719 Mã lực
chủ động dc thì e thấy cứ từ sớm từ xa cho thong thả và kịp thích ứng, điều chỉnh nếu cần chứ sát đít cũng ít lựa chọn hơn
Vầng, bạn nhà em đc chơi mấy năm cấp 1 gần như ko học thêm gì.
Giờ bắt đầu hành trình này thấy mông lung ghê.
Mẹ cháu định cho nghỉ hết T6 rồi tính mà cuối cùng lại thấy mọi ng đã đky clbo test rồi xếp lớp cả rồi hiuhiu.
 
Biển số
OF-846623
Ngày cấp bằng
13/1/24
Số km
1,188
Động cơ
52,493 Mã lực
Vầng, bạn nhà em đc chơi mấy năm cấp 1 gần như ko học thêm gì.
Giờ bắt đầu hành trình này thấy mông lung ghê.
Mẹ cháu định cho nghỉ hết T6 rồi tính mà cuối cùng lại thấy mọi ng đã đky clbo test rồi xếp lớp cả rồi hiuhiu.
F1 nhà cụ mục tiêu C3 ở đâu vậ?
 

Mr_DTD

Xe đạp
Biển số
OF-847306
Ngày cấp bằng
26/1/24
Số km
39
Động cơ
1,100 Mã lực
Đôi điều chia sẻ với cccm.
Đầu tiên về chương trình gdpt 2018 mới.
1. Chương trình nặng.
2. Lãnh đạo nói rằng chương trình dạy theo hướng xoắn trôn ốc. Nhưng bị xé quá nhỏ, chưa hình thành được kiến thức kỹ năng cần cho hs. Mỗi lớp lại động và đá vào 1 tí nên năm sau quên tiệt kiến thức năm trước.
3. Nhiều bộ sách khác nhau nên có nhiều chương trình, nội dung khác nhau. Việc lựa chọn sách lại giao quyền cho các nhà trường. Các trường lại có chương trình giáo dục riêng. Nên hs chuyển trường trong cùng khối cấp có thể ko cùng sách, ko cùng nội dung học tập hoặc đã được học hoặc chưa được học. Hs chuyển cấp ở cấp dưới học 1 bộ sách, 1 chủ đề hay chuyên đề khác, lên cấp học tiếp theo lại học 1 chủ đề hay chuyên đề khác. Vậy có đảm bảo được ý thứ 2?
Thứ 2 đó là việc học của hs, mong mỏi của phụ huynh, nhà trường và xã hội.
1. Đối với tư tưởng cải cách giáo dục và phương thức Bộ đề ra em ko bàn.
2. Đối với phụ huynh, dư luận xã hội, nhà trường và các đơn vị quản lý giáo dục.
Hiện nay vẫn còn theo tư duy thi gì học nấy nên đối với hs cấp thcs chỉ học những môn thi vào 10, học sinh thpt chỉ học môn thi đại học và tốt nghiệp. Vì bệnh thành tích nên các đơn vị giáo dục cơ bản chú trọng vào việc dạy các môn thi cho hs, các môn ko thi thì gần như bỏ ngỏ. Điều này là 1 tai hại khủng khiếp. Từ "PHỔ THÔNG" có nghĩa là gì khi dạy và học như thế kia.
Nhiều Sở Giáo dục muốn thi nhiều môn, nhiều tổ hợp môn để phân hóa học sinh, phân loại học sinh và qua đó giúp cho việc dạy và học ở cấp thcs đều hơn, tránh cho việc hs học lệch hay thiếu kiến thức phổ thông nhưng vấp phải dư luận. Đó là áp lực thi nhiều môn. Nếu chỉ tập trung vào cơ bản 3 môn thi là Toán, Văn, Ngoại ngữ thì hs có đủ kiến thức phổ thông hay ko? Hs bây giờ như gà công nghiệp.
3. Định hướng thi tốt nghiệp 2+2
Theo tư duy của các nhà làm giáo dục thì 2+2 cũng đủ. Nhưng trên thực tế hs sinh chỉ biết 2+2 đó chứ các kiến thức ngoài đó gần như mù tịt.
THCS chỉ học Toán, Văn, Ngoại ngữ. Lên THPT học Toán, Văn và 2 môn nữa.
Chốt lại chương trình ko sai nhưng học sinh, phụ huynh, cơ sở giáo dục, dư luận đang biến học sinh thế hệ mới thành những con người lệch lạc nếu cứ theo hướng này.
bài viết thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân. Các đối tượng nhắc đến ở đây không phải là tất cả nhưng là phần lớn. Kính mong cccm nhẹ tay!
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,271
Động cơ
8,843 Mã lực
Đôi điều chia sẻ với cccm.
Đầu tiên về chương trình gdpt 2018 mới.
1. Chương trình nặng.
2. Lãnh đạo nói rằng chương trình dạy theo hướng xoắn trôn ốc. Nhưng bị xé quá nhỏ, chưa hình thành được kiến thức kỹ năng cần cho hs. Mỗi lớp lại động và đá vào 1 tí nên năm sau quên tiệt kiến thức năm trước.
3. Nhiều bộ sách khác nhau nên có nhiều chương trình, nội dung khác nhau. Việc lựa chọn sách lại giao quyền cho các nhà trường. Các trường lại có chương trình giáo dục riêng. Nên hs chuyển trường trong cùng khối cấp có thể ko cùng sách, ko cùng nội dung học tập hoặc đã được học hoặc chưa được học. Hs chuyển cấp ở cấp dưới học 1 bộ sách, 1 chủ đề hay chuyên đề khác, lên cấp học tiếp theo lại học 1 chủ đề hay chuyên đề khác. Vậy có đảm bảo được ý thứ 2?
Thứ 2 đó là việc học của hs, mong mỏi của phụ huynh, nhà trường và xã hội.
1. Đối với tư tưởng cải cách giáo dục và phương thức Bộ đề ra em ko bàn.
2. Đối với phụ huynh, dư luận xã hội, nhà trường và các đơn vị quản lý giáo dục.
Hiện nay vẫn còn theo tư duy thi gì học nấy nên đối với hs cấp thcs chỉ học những môn thi vào 10, học sinh thpt chỉ học môn thi đại học và tốt nghiệp. Vì bệnh thành tích nên các đơn vị giáo dục cơ bản chú trọng vào việc dạy các môn thi cho hs, các môn ko thi thì gần như bỏ ngỏ. Điều này là 1 tai hại khủng khiếp. Từ "PHỔ THÔNG" có nghĩa là gì khi dạy và học như thế kia.
Nhiều Sở Giáo dục muốn thi nhiều môn, nhiều tổ hợp môn để phân hóa học sinh, phân loại học sinh và qua đó giúp cho việc dạy và học ở cấp thcs đều hơn, tránh cho việc hs học lệch hay thiếu kiến thức phổ thông nhưng vấp phải dư luận. Đó là áp lực thi nhiều môn. Nếu chỉ tập trung vào cơ bản 3 môn thi là Toán, Văn, Ngoại ngữ thì hs có đủ kiến thức phổ thông hay ko? Hs bây giờ như gà công nghiệp.
3. Định hướng thi tốt nghiệp 2+2
Theo tư duy của các nhà làm giáo dục thì 2+2 cũng đủ. Nhưng trên thực tế hs sinh chỉ biết 2+2 đó chứ các kiến thức ngoài đó gần như mù tịt.
THCS chỉ học Toán, Văn, Ngoại ngữ. Lên THPT học Toán, Văn và 2 môn nữa.
Chốt lại chương trình ko sai nhưng học sinh, phụ huynh, cơ sở giáo dục, dư luận đang biến học sinh thế hệ mới thành những con người lệch lạc nếu cứ theo hướng này.
bài viết thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân. Các đối tượng nhắc đến ở đây không phải là tất cả nhưng là phần lớn. Kính mong cccm nhẹ tay!
Em tranh thủ tham gia vào cái đầu tiên của cụ.
1. Chương trình nặng: cụ đã tự xem chương trình tổng thể hay 1 môn nào đó chưa? Em là người dạy trực tiếp môn Vật lí (và Toán) thì thấy chương trình đã giảm nhẹ đi rất nhiều. Tính đầu mục thì có thể tổng không đổi nhưng độ khó đã giảm đi rất nhiều, phù hợp với đa số hs.

2. Quên một tí thì nhắc lại là nhớ thôi. Nếu học dồn dập, có khi còn chả hiểu gì. VD môn Hoá 8 chương trình cũ, mới vào đã chất này nọ, hoá trị nọ kia, hs cúi xuống nhặt bút là rơi mất môn Hoá.

3. Nhiều bộ sgk nhưng cùng một chương trình. Cụ lấy đâu ra thông tin các trường dạy chương trình khác nhau? SGK chỉ là tham khảo, gv còn lấy tư liệu ở ngoài khá nhiều chứ đâu chỉ dựa vào SGK như hồi trước. Cùng một bài, các sách có thể trình bày khác nhau nhưng yêu cầu kiến thức đạt được là như nhau. Cả nước, không biết có bao nhiêu bạn chuyển trường? Chuyển trường thì rõ là phải xáo trộn, khó mà thoả mãn được yêu cầu. Có nơi nhanh, nơi chậm thì chuyển trường phải học bù thôi, ngược lại có những phần đã học thì lại nhàn. Nếu xáo trộn thì cũng chỉ là trong 1 HK.

Thôi, em lại xin vào lớp.
 

LinhNam123

Xe máy
Biển số
OF-847296
Ngày cấp bằng
25/1/24
Số km
61
Động cơ
607 Mã lực
Nơi ở
Hoang Mai- Hà Nội
E thấy các cháu năm nay thi áp lực phết . Thi đề văn lại ko có trong sgk e cũng ko hiểu thi kiểu gì ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top