- Biển số
- OF-52644
- Ngày cấp bằng
- 11/12/09
- Số km
- 14,463
- Động cơ
- 523,681 Mã lực
Em lai mạnh cái... NỒI ĐỒNGnhà cháu có cái nồi
Em lai mạnh cái... NỒI ĐỒNGnhà cháu có cái nồi
Hồi em học lớp 1, chả hiểu sao cô giáo lại bắt cả lớp gom lọ mực vào 1 thùng rồi gửi 1 bạn xách mang về nhà cất. nhà em gần trường, nhưng khoảng cách cũng phải gần 1km. Em thì còi cọc, lớp 1 chắc đc mười mấy cân, ngày nào cũng 2 lượt khứ hồi khệ nệ xách cái thùng bằng gỗ đựng hơn 40 lọ mực, chao ôi là nặngCấp I, lon ton đi bộ từ nhà đến trường, lưng đeo cặp (nhà nào có bố, mẹ, họ hàng đi nước ngoài thì có cái cặp đeo của học sinh Liên Xô, thơm thơm là, đẹp đẹp là ...) còn lại là cặp của bố, mẹ, ông bà cải tạo lại, may thêm quai, có đứa còn đeo cái xắc cốt của người lớn ...
Tay xách lọ mực, lọ mực thì bé tí, nhét vào cái ống bơ, xung quanh nhồi giấy, vải vụn cho chặt, rồi làm cái dây đồng/thép làm quai, xách tòn ten
Đến những năm 84,85 thì bắt đầu có lọ mực dạng như cái loa, hàng CCCP, có dốc ngược cũng không đổ, quý như vàng
Bút chấm mực thì quản bằng gỗ, sau mới có quản bằng nhựa. Thời quản gỗ, làm bài cứ có thói quen cắn bút, dần dần nó cụt còn 1 mẩu
Ngòi bút thì được ưa dùng nhất là ngòi bụng chửa, nó có thêm 1 miếng thép vồng lên trên để dính thêm chút mực, viết được lâu hơn mỗi lần chấm mực
Mực thì chuẩn là mực tím như Kụ trên đã tả. Khổ nhất là lúc pha mực, nhà có đứa cấp 2, có đứa cấp 1, thế là đứa dùng mực xanh, đứa dùng mực tím, luýnh quýnh choành chọe, dành nhau hay thế nào đó nó dính vào với nhau, thành cái mực chết, bỏ cả 2, khóc tu tu .....
7x đời đầu cụ ơiNgan già đầu 8x vưỡn chửa nhàu lắm
Đứng trên Cầu Cất xin thềNgày í, hố xí 100 cái thì 99 là 2 ngăn.
Đổ thùng là 1 nghề cao quý nhá nhá
Ơ.Hồi em học lớp 1, chả hiểu sao cô giáo lại bắt cả lớp gom lọ mực vào 1 thùng rồi gửi 1 bạn xách mang về nhà cất. nhà em gần trường, nhưng khoảng cách cũng phải gần 1km. Em thì còi cọc, lớp 1 chắc đc mười mấy cân, ngày nào cũng 2 lượt khứ hồi khệ nệ xách cái thùng bằng gỗ đựng hơn 40 lọ mực, chao ôi là nặng
Đúng cùng thời bao cấp rồi, đồ của tư bản thì không được bao cấp
Đồ này không biết có được tính là thời bao cấp không nhể các cụ
Cái làng Hà lội em lại có vè:Đứng trên Cầu Cất xin thề
Ko lấy đc mứt ko về làng Hui.
HD quê em ấy.
Cũng nhờ cái nghề 2 Sọt í đấyKhu đó giờ ngon rùi Cụ hềy...
Tuyền khu đô thị to
Hồi nhỏ ở các trường cấp 2 khu Hai bà Trưng HN, vẫn nhớ mỗi lớp làm 1 cái khay gỗ chữ nhật vừa phải, có các lỗ để đặt lọ mực vào đó, hết giờ học bạn trực nhât mang lên phòng nghỉ của thày cô gửi, đầu giờ học lên lấy về lớp cho các bạn, chế độ trực nhật ngoài quét lớp, lau bảng, lấy phấn còn có thêm việc thu dọn lọ mực không đổ, xếp vào khay gửi ở phòng hội đồng trường.Hồi em học lớp 1, chả hiểu sao cô giáo lại bắt cả lớp gom lọ mực vào 1 thùng rồi gửi 1 bạn xách mang về nhà cất. nhà em gần trường, nhưng khoảng cách cũng phải gần 1km. Em thì còi cọc, lớp 1 chắc đc mười mấy cân, ngày nào cũng 2 lượt khứ hồi khệ nệ xách cái thùng bằng gỗ đựng hơn 40 lọ mực, chao ôi là nặng
Em thấy thời đấy chả phải làm bài về nhà mấy, học có nửa ngày còn nửa ngày đánh võng hè phố mà kiến thức vẫn phong phú. Trẻ con bây giờ cày nguyên ngày ở trường, tối về núi bài ở nhà nhưng kiến thức thì hụt đủ đường!Ơ.
Thế về nhà viết bằng bút chì ah ???
Xưa, khi đi học, em có 1 cái thú kỳ quái là được cầm lọ mực tím ném vào cái áo trắng đồng phục của đứa khác
Vớ vẩn.Em thấy thời đấy chả phải làm bài về nhà mấy, học có nửa ngày còn nửa ngày đánh võng hè phố mà kiến thức vẫn phong phú. Trẻ con bây giờ cày nguyên ngày ở trường, tối về
bài ở nhà nhưng kiến thức thì hụt đủ đường!
Đúng là thời đó toàn dân nghèo như nhau nhưng tình cảm thì dạt dào và chân thành cụ nhỉ. Nhà em thì nghèo nhất phố, nên việc vác rá đi vay gạo hàng xóm là việc của em. Ngoài ra còn trò đi mua chịu, mua rồi ghi sổ, tới lúc có tiền thì trả, mà mãi chẳng có tiền để trả, bà hàng xóm bán hàng xém tuy đòi tiền ko đc thì có buông vài lời nhiếc móc nhưng vẫn cứ cho mua chịu đều. Thề với các cụ là hồi í em mới 9-10t nhưng mà con gái nên em hay xấu hổ, hay tủi thân. Nên cứ bị bố sai đi vay gạo với đi mua chịu mắm muối là em vùng vằng khóc lóc. Tới đận đi học thì nợ tiền học, cô giáo cứ xướng tên em trước lớp, có bữa em xấu hổ trốn học luôn, cứ ngồi ở chỗ bưu điện thành phố Nam Định (gần trường em) đợi tới khi nghe thấy trống tan trường thì em đi về nhà. Rồi thì những buổi ngồi bơm xe, vá xe giúp bố, đợt khác thì bán xổ số ở cổng chùa Vọng Cung (ai ở Nam Định chắc biết mấy địa điểm này) bạn bè cùng trường đi qua lêu lêu, em xấu hổ lắm í.
Ngoảnh đi ngoảnh lại, 1 nửa đời người đã trôi qua. Khi đọc thớt này, rất nhiều kỷ niệm ùa về trong em. Những tháng năm quá thiếu thốn nhưng lại tràn đầy tình thương, sự đùm bọc đúng kiểu lá rách ít đùm lá rách nhiều. Xin được nói lời tạ ơn cuộc đời, tạ ơn những con người tử tế đã đến và tạo cho em những may mắn trong cuộc sống ngày hôm nay.
Em bị nhốt từ khoảng 4-10t cụ ạ. Em hiểu là tía má em nhốt để em khỏi phi ra đường nghịch ngu chứ nhà em vườn không nhà trống làm gì có thứ gì có giá trị mà sợ mất
Lão quên vụ ... LÁI qua chấn song ahEm và lũ bạn cùng khu TT chơi cờ vua, ca ngựa với nhau quá song sắt cửa sổ
Chỗ góc HQ Việt với Ph V Đồng năm 98, 99 còn tuyền ruộng màu. Lúc HVKTQS mới chuyển về HQV em ra còn vắng lắm. Có mảnh đất 50 M2 họ bán khoảng 30 triệu.Cũng nhờ cái nghề 2 Sọt í đấy
Năm 9 mấy, em đi xe 82-89 lên trả 400 USD cho 1 bà ở tập thể Nghĩa tân giữa ban ngày ban mặt mà vẫn sợ bị cướpChỗ góc HQ Việt với Ph V Đồng năm 98, 99 còn tuyền ruộng màu. Lúc HVKTQS mới chuyển về HQV em ra còn vắng lắm. Có mảnh đất 50 M2 họ bán khoảng 30
.
Hui có thịt chó ngonĐứng trên Cầu Cất xin thề
Ko lấy đc mứt ko về làng Hui.
HD quê em ấy.
Lão cũng quê HD ạ?Hui có thịt chó ngon
Mắm môi mắm lợi đạp xe qua dàn kho thóc A34 (hồi đó quê em cứ nói đùa là vứt 1 con chuột vào kho thóc, sau 10 ngày mở ra xem thấy chuột chết, pháp y kiểm tra, kết luận chết vì đói ) là lên đến Hui
Em Gia Lộc, ngã 3 đường đất rẽ trái, qua Cuối là đến ạLão cũng quê HD ạ?
Họ nhà em có ông Bác dính vụ A34, bán hết cả nhà cửa đi để đền.
Bây giờ bọn nó bị nhồi nhét quá nhiều, nếp nhăn trong não cũng chỉ có hạn thôi. Học nhiều quên lắm, ích gì.Em thấy thời đấy chả phải làm bài về nhà mấy, học có nửa ngày còn nửa ngày đánh võng hè phố mà kiến thức vẫn phong phú. Trẻ con bây giờ cày nguyên ngày ở trường, tối về núi bài ở nhà nhưng kiến thức thì hụt đủ đường!