[Funland] Kỷ niệm thời bao cấp

Ớt xanh

Xe container
Biển số
OF-170242
Ngày cấp bằng
6/12/12
Số km
5,025
Động cơ
668,749 Mã lực
Quần cộc, ngồi bệt, kẹp quấn giấy báo to hơn cái ống bơ vào bẹn, thuốc pháo xám lấp lánh đổ vào, rồi lấy que, mắm môi mắm lợi giữ chặt vào háng, nhồi, nhấn .....

IS thánh chiến mà nhìn thấy cũng vái đá.i ra quần mà lạy bằng sư phụ

Khụ
ngày ấy chỗ em năm nào cũng vài vụ bùm
 

Ớt xanh

Xe container
Biển số
OF-170242
Ngày cấp bằng
6/12/12
Số km
5,025
Động cơ
668,749 Mã lực
Gỗ mít chứ. Gỗ mít mềm xốp dễ khắc.
Gỗ bồ đề cũng ok Lão nhá.
Đố Lão bít gỗ thị làm gì tốt nhất?
Em chỉ thấy mỗi lần bị đầy bụng là bố em hay nướng lá thị rồi cho em ngồi lên, chút xíu là xì hơi ngay
 

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
12,211
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Những năm 84-85 em với thằng bạn đạp xe tăng bo vào Bình Đà mua thuốc, ngày làm 2 chuyến. Thi thoảng lại phải đạp xe trối chết vì bị thanh niên làng gần đấy nó trấn.
 

Ớt xanh

Xe container
Biển số
OF-170242
Ngày cấp bằng
6/12/12
Số km
5,025
Động cơ
668,749 Mã lực
À đó là lá ghị. Bọn cháu mỗi khi có giờ kiểm tra lại kiếm nắm lá thị chà xát vào mặt ghế của giáo viên... ngồi 1 lúc là thầy cô nhấp nhổm đi ra ngoài xả hơi liên tục.. và quay phim nhanh như chớp
:D:D:D
vui bác nhỉ
 
Biển số
OF-527155
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,787
Động cơ
667,317 Mã lực
Thời xưa TV có mỗi 1 kênh, mà lại chỉ có cách nhật. Em còn nhớ thứ 4 và Chủ nhật là có phim truyện, háo hức lắm. Chương trình tv buổi tối thì phải xem trên báo. Ngày xưa đọc báo em xem mỗi mục này, góc cuối cùng trang 4.

Đài phát thanh cũng không phát cả ngày, mà chỉ phát theo khung giờ sáng, chiều, tối. 8 giờ sáng là hết các loại đài, không mở sách ra học bài thì cũng chẳng còn trò gì khác.

Báo giấy xưa có tờ Thiếu niên là mang tính giải trí, nên người lớn cũng hay đọc. Mà chủ yếu là đọc cái truyện tranh ở trang cuối cùng.
Alo!!! Thiếu Niên Tiền Phong đây....!!!
Cụ nhớ Truyện: Phan Doãn, Vẽ tranh: Mạnh Quỳnh ko? :))
Còn "câu chuyện tối thứ 7", "Từ nhà, ra trường, đến lớp" ...nữa !
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,595
Động cơ
587,999 Mã lực
Có thể cụ hơi nhầm về mốc thời gian 1 chút. Nên nhớ karaoke từ hải ngoại du nhập về và Sài gòn đi tiên phong về món này sau đó mới lan truyền ra Bắc.
Nói đến băng video karaoke là gắn liền với hệ màu NTSC và thuộc dòng băng Hi-Fi (âm thanh nổi stereo) thì mới ra đc âm thanh chuẩn để hát cùng nó. Thời những năm 90-91 nhà mình hầu hết sử dụng băng video hệ màu Pal. Thị trường rất hiếm đầu video multi sytems( đa hệ) vì nó cực kỳ đắt,ví dụ như đầu Sharp 780 và 790. Trong thời gian này dân đi Đức cũng tha về 1 số đầu video của Nhật nhưng 100% cũng là hệ pal và âm thanh mono. Các hàng cho thuê băng video lúc đó cũng toàn hệ pal,từ phim bộ cho đến phim lẻ (nhà cháu cho thuê băng video từ năm 89).
Chỉ đến khi hàng bãi nhập về ồ ạt (lúc đó ta bắt đầu mở cửa thị trường) đầu nội địa Hi-Fi xuất hiện. Chất lượng của loại đầu video này hơn hẳn dòng đầu cỏ hệ pal đang dùng trong nước,từ hình ảnh cho đến âm thanh nổi stereo xập xình bên kèn bên trong ở giữa ngâm thơ. :)) Dân chơi ở HN nhanh chóng tiếp thụ hàng công nghệ mới này,nhưng nguồn băng hệ NTSC khá hiếm,tất cả nguồn gốc đều từ hải ngoại tuồn về SG và chuyển ra Bắc thì đã vào loại F2-F3 nhưng vẫn rất tuyệt vời. Bác Thắng "ngớ" con cố CT Trần duy Hưng là 1 trong những tiền nhân làm dịch vụ in sao băng hệ ntsc này,giá của bác này khá chát,lúc đầu tiền công in là 30k/băng.
Đầu năm 1992 nhà cháu khởi nghiệp mở ch kinh doanh đồ điện tử,lúc đầu kd hàng mới tinh sau đó trào lưu dùng hàng bãi nhiều nên chuyển sang đồ này vào cuối năm 1992-đầu 1993 khi đầu Hi-Fi bán cho dân mở karaoke nhiều,bắt buộc phải có chiếc đầu này.
Hệ màu NTSC nhanh chóng thuyết phục dân chơi và dần dần triệt tiêu hệ Pal. Từ các băng ca nhạc đến băng cho thuê,muốn giữ hình ảnh đẹp âm thanh hay là phải hệ NTSC. Lúc này muốn xem đc những bộ phim hay buộc phải sắm đầu cùng hệ và phong trào đi cấy chuyển hệ từ pal sang Ntsc dấy lên khắp HN như 1 cuộc CM điện tử,đó là năm 1993 cùng với thời điểm nở rộ Karaoke.
Băng số 30 nếu nhà cháu ko lầm thì đó là chương trình Using along 2 có bài mở đầu là bài Quỳnh Hương. Chương trình của hãng này hình ảnh đẹp,âm thanh hay dễ hát vì nó phối nhạc dẫn dắt người hát theo giai điệu. Nhà cháu hồi đó có khoảng 300 băng,thèng e ruột nhà cháu đc giao cho làm mảng in thu này. Nó thu chọn bài cho khứa,tiền công in cứ 3k/bài,1 băng có từ 25-28 bài. Ngày nào nó cũng phải thu 2 băng kiểu chọn lọc này cho khứa mở Karaoke.
Tv lúc đầu cũng phát hệ màu SECAM, sau mới chuyển sang hệ PAL. Giờ chẳng biết hệ màu là gì nữa.
 
Biển số
OF-527155
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,787
Động cơ
667,317 Mã lực
Tv lúc đầu cũng phát hệ màu SECAM, sau mới chuyển sang hệ PAL. Giờ chẳng biết hệ màu là gì nữa.
Hồi ý XHCN là SeCam, Châu Âu xài PAL còn Mỹ-Nhật là NTSC...TV mình hồi đó đa phần là Pal/SeCam...đợt hàng nội địa Nhật bãi về chả có trò chuyển hệ là nghề làm ăn chính của thợ điện tử tầm 86-89 :D
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,595
Động cơ
587,999 Mã lực
Có 1 lần trên vtv chiếu 1 bộ phim tàu, nói về bọn trẻ trong một khu tập thể cơ quan thời bao cấp. Cuối phim, một đứa phải chuyển đi theo gia đình về thành phố. Em xem thấy nó giống việt nam thế. Thời đó nghịch nhưng nhiều tình cảm.
 
Biển số
OF-527155
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,787
Động cơ
667,317 Mã lực
Ông anh em còn chế ra thuốc phóng , thành phần có bột than cây xoan . Lúc đầu thành phần không chuẩn , cuốn pháo sai cách nên pháo bay xiên xẹo . Nổ ngang tầm nóc nhà , sợ vãi nhái .
Thời đó liều thật , thuốc pháo mua theo cân như mua xi măng lẻ bây giờ . Ông anh ngồi cắt ngòi pháo , lười chơi bài cầm cả bó cắt , cháy đen xì bàn tay
Thuốc phóng em dùng chính thuốc pháo loại đen đấu thêm bột than củi và tí mùn cưa để giảm tốc độ cháy không nó nổ ngay tầng phóng
Bọn em trộn tro bếp cho nhanh :))
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,093
Động cơ
1,486,604 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Alo!!! Thiếu Niên Tiền Phong đây....!!!
Cụ nhớ Truyện: Phan Doãn, Vẽ tranh: Mạnh Quỳnh ko? :))
Còn "câu chuyện tối thứ 7", "Từ nhà, ra trường, đến lớp" ...nữa !
Nhà cháu ấn tượng hoạ sỹ Mạnh Quỳnh bởi chữ ký (thực ra như 1 logo ký hiệu riêng của mình),chữ M nằm trên chữ Q tạo thành 2 cái tai,còn cái gạch phía dưới chữ Q như 1 dấu ngã. Tổng thể của chữ MQ là hình đằng sau con mèo.
Ngoài ra nhà cháu cũng thích nét vẽ của Nguyễn Nghiêm,Văn Thanh....ở những biếm hoạ thời đó.
 
Biển số
OF-527155
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,787
Động cơ
667,317 Mã lực
Có 1 lần trên vtv chiếu 1 bộ phim tàu, nói về bọn trẻ trong một khu tập thể cơ quan thời bao cấp. Cuối phim, một đứa phải chuyển đi theo gia đình về thành phố. Em xem thấy nó giống việt nam thế. Thời đó nghịch nhưng nhiều tình cảm.
Em thì lại nhớ 1 cuốn truyện tên là "Nơi Xa", đại ý như sau:
Có 1 cô bé người thành phố, hè bố mẹ cho về nghỉ hè nhà cô chú ở miền quê trên cao nguyên trồng cafe (Hình như là Lâm đồng, BMT hay Pleiku gì đó...) trên đó cô bạn chơi với 1 đám bạn trai tương đối nghịch và hiếu động...các chú này toàn có biệt danh lấy trong Truyện Thủy Hử như "Tống giang" (thực tế chú này người gầy tong teo nên lũ ban gọi chệch là "ống giang" :)) ) , "Hắc toàn phong" (thưch tế chú này rất nhát gan, hay sợ ma ...:)) ) ....Hết 3 tháng hè chia tay bịn rịn lắm :(
Giờ em tìm quyển này mà ko ai nhớ /:)
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,093
Động cơ
1,486,604 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ối! Cái bộ này chính nhà máy cháu làm việc sản xuất .Tên thật của nó là " Schmalkalden" mà tụi cháu thường hay nói là " Sờ mãi cái lờ đen":)).
Vậy mà đã gần 40 năm rồi,thời gian trôi nhanh thật!
Cái logo đó nhà cháu nhìn thấy quen quen ở các chi tiết phụ tùng xe máy ô tô. Có lẽ đây là 1 nhà máy chuyên sản xuất thiết bị phụ tùng 2b,4b.
 
Biển số
OF-527155
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,787
Động cơ
667,317 Mã lực
Nhà cháu ấn tượng hoạ sỹ Mạnh Quỳnh bởi chữ ký (thực ra như 1 logo ký hiệu riêng của mình),chữ M nằm trên chữ Q tạo thành 2 cái tai,còn cái gạch phía dưới chữ Q như 1 dấu ngã. Tổng thể của chữ MQ là hình đằng sau con mèo.
Ngoài ra nhà cháu cũng thích nét vẽ của Nguyễn Nghiêm,Văn Thanh....ở những biếm hoạ thời đó.
Thời đó truyện tranh về KH viễn tưởng thì ko HS nào vẽ đạt như bác Mạnh Quỳnh cụ nhỉ? Em vẫn nhớ truyện dài kỳ "Con bọ Dừa khổng lồ" :))
 

herotran8

Xe tăng
Biển số
OF-120240
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
1,140
Động cơ
598,539 Mã lực
Thời bao cấp em đang còn nhỏ. Nhưng vẫn nhớ phải xếp hàng bằng gạch mua hàng thực phẩm. Ấn tượng với em đó là có các đợt mua được cả bao cá thập cẩm gồm đủ các loại cá nhỏ trong đó thỉnh thoảng có con mực con nhặt riêng ra ăn tuyệt cú mèo. Nhiều nhất là cá đuối. Có những con rất to, có cái đuôi đầy gai rất dài. Bố em thường cất cái đuôi lên gác nhà. Nghe nói đuôi đấy độc lắm, quất vào là thối thịt. Đến giờ em cũng ko biết điều đó có thật không hay bố chỉ dọa thế cho bọn em khỏi hư:D
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
thời đó chưa có Panasonic đâu bác
Em biếu cụ cái này để ngâm cứu nha :D :D :D
"
Panasonic
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



Matsushita Electric Industrial Co., Ltd. (松下電器産業株式会社 Matsushita Denki Sangyō Kabushiki-gaisha?)(TYO: 6752, NYSE: MC) là một công ty chế tạo điện tử Nhật Bản đóng trụ sở ở Kadoma, tỉnh Osaka, Nhật Bản. Sản phẩm của hãng này đa dạng với thương hiệu PanasonicTechnics.

Công ty được Konosuke Matsushita lập năm 1918 để bán phích cắm điện và đui đèn 2 bóng (duplex lamp sockets). Năm 1923, công ty này sản xuất một chiếc đèn xe đạp. Năm 1926, sản phẩm đầu tiên hàng đưa ra thị trường dưới nhãn hiệu National. là đèn pin với pha đèn hình vuông. Kể từ đó, hãng đã thành nhà sản xuất điện tử lớn nhất Nhật Bản. Ngoài sản phẩm điện tử tổng hợp, Matsushita còn sản xuất các sản phẩm không phải là điện tử khác như các home renovation services. Từ năm 1955, công ty mở rộng mạng lưới bán hàng ra nước ngoài và khiến nhãn hiệu Panasonic nổi tiếng khắp thế giới..."
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,093
Động cơ
1,486,604 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thời đó truyện tranh về KH viễn tưởng thì ko HS nào vẽ đạt như bác Mạnh Quỳnh cụ nhỉ? Em vẫn nhớ truyện dài kỳ "Con bọ Dừa khổng lồ" :))
Sau giải phóng 75 ô cụ nhà cháu vào SG công tác,vốn làm ở ngành văn hoá nên chuyến đi công tác đó là làm việc với các ty thuộc ngành văn hoá trong đó và chả hiểu ô cụ nhà cháu được ai cho hay tặng gì đấy 1 quyển.....,nói là quyển thì ko chính xác mấy vì đây bộ sưu tập 1 đặc san của chế độ CH,thời gian sưu tập trải dài 3-4 năm (những năm thập niên 6x),khổ same same loại A3 bây giờ,dày cỡ 5 cm,màu đã ngả vàng theo bụi thời gian. Đặc san này phát hành tuần 1 lần,chủ đề về đủ lĩnh vực văn hoá xã hội. Hồi đó nhà cháu đầu tiên là xem truyện tranh,sau dần dần mới xem sang truyện khác. Phải công nhận là chất lượng in ấn,font chữ lạ mắt,trình bày của báo chí trong đó hơn hẳn báo chí CM hồi đó. Đến giờ nhà cháu chỉ còn nhớ câu truyện tranh dài kỳ có tên "Cậu ấm,cô chiêu". Tiếc là "quyển" sưu tập đó bị thất lạc,nếu còn thì chắc chắn nó sẽ như 1 tư liệu lịch sử quý báu về lối sống,nét văn hoá ở trỏng mà ko phải tài liệu nào cũng chính xác.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top