Khắp nơi trên thế giới, xe điện đang được đón nhận như một giải pháp bảo vệ môi trường tối ưu. Tuy nhiên, đằng sau những lời tán dương là câu chuyện sẽ khiến những người ủng hộ xe điện phải thất vọng.
Quá trình sản xuất độc hại
Xe điện sử dụng năng lượng tái tạo, được phát minh ra với kỳ vọng sẽ thay thế được xe chạy bằng nhiên liệu hoá thạch thông thường. Từ đó, lượng phát thải khí nhà kính sẽ giảm, góp phần kiểm soát biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, các biện pháp bảo vệ môi trường cần được đồng bộ. Nếu xe điện sử dụng điện năng đến từ các nhà máy nhiệt điện than, chúng vẫn góp phần xả thải ra môi trường khí carbon. Bên cạnh đó, các loại động cơ điện đều cần nam châm vĩnh cửu, được làm từ các kim loại đất hiếm, gồm neodymium, lanthanium, praeseodimium… Trong tự nhiên, các chất này thường xuất hiện cùng nhau và cùng các nguyên tố phóng xạ như thorium và uranium. Hàm lượng của chúng trong đất là rất ít. Vì vậy, để thu và tách được các chất này cần sử dụng hàng trăm chất hoá học như acid, sulfate, ammoniac… Sau khi khai thác, tất cả các chất độc hại sẽ thoát ra
ngoài theo nước.
Các đường ống khổng lồ dẫn chất thải của quá trình khai thác đất hiếm. Ảnh: Reuters.
Nếu không có cách thức xử lý phù hợp, thiên nhiên xung quanh khu vực khai thác đất hiếm sẽ bị tàn phá nặng nề. Việc trồng trọt, tưới tiêu,… tại những nơi này là không tưởng. Cuộc sống của con người cũng bị đe doạ.
Ông Laurentino Gutiérrez - một kỹ sư ôtô cho biết, lượng khí nhà kính sinh ra trong quá trình chế tạo một chiếc xe điện tương đương với lượng phát thải khi sản xuất hai chiếc xe chạy xăng thông thường. Như vậy, chúng phải chạy được 30.000 đến 40.000 km mới “huề vốn”! Hiện cũng có dòng xe điện thân thiện với môi trường do nhà sản xuất ôtô Renault (Pháp) sản xuất, nhưng chúng chỉ đạt 90-110 mã lực, trong khi các loại xe sử dụng nam châm vĩnh cửu từ đất hiếm có công suất tới hơn 1.000 mã lực.
Tại Mountain Pass (California) – mỏ khai thác đất hiếm lớn nhất nước Mỹ, năm 1990, chính quyền liên bang đo được tới 2.300 lít nước chứa hoá chất độc hại và phóng xạ được xả thẳng ra môi trường. Công ty chịu trách nhiệm cho sự việc này đã phải nhận án phạt 1,4 triệu USD và lệnh cấm khai thác trong vòng 30 năm. Kể từ khi đó, các mỏ khai thác đất hiếm tại Mỹ cũng được hạn chế hoạt động tối đa.
Hiện nay, 70% sản lượng kim loại đất hiếm của thế giới đến từ Trung Quốc. Theo Hiệp hội Đất hiếm Trung Quốc, quá trình chiết xuất 1 tấn nguyên tố kim loại đất hiếm thải ra 75m3 nước thải chưa chất hoá học, 1 tấn chất phóng xạ và khoảng 9.600 đến 12.000 m3 khí thải hoá học cô đặc, chứa hydrofluoric acid, sulphur dioxide, sulphuric acid…
Dùng nguyên liệu "bẩn" sản xuất năng lượng "sạch"
Tuy độc hại như vậy, nhưng đáng buồn là cuộc sống của con người ngày nay không thể thiếu các loại nguyên tố kim loại đất hiếm này. Nhờ vào các tính chất vật lý và hoá học đặc biệt, chúng đã gắn bó với quá trình phát triển công nghệ và kỹ thuật của con người trong suốt 4 thập kỷ qua. Chúng xuất hiện trong mọi đồ điện tử, các loại động cơ xe điện, pin xe điện, điện thoại, máy tính, xe điện, bóng đèn led tiết kiệm năng lượng, ô cứng máy tính, cáp quang viễn thông, màn hình tivi