Cụ lại chưa đọc kỹ đã còm
Vụ phát nổ chiếc Mitsubishi Xpander khiến 2 người tử vong tại Quảng Nam ngày 6/2 vừa qua đã làm dấy lên lo ngại về độ an toàn của những chiếc “xế hộp”. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu bình xăng ô tô có thể tự phát nổ hay không?
<p><img class='logo-small' title='' src='https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/logo.gif' alt='' />Vụ phát nổ chiếc Mitsubishi Xpander khiến 2 người tử vong tại Quảng Nam ngày 6/2 vừa qua đã làm dấy lên lo ngại về độ an toàn của những chiếc “xế hộp”. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu bình xăng ô tô có thể tự...
vietnamnet.vn
Hiện tượng ô tô đang đỗ hoặc đang vận hành bỗng dưng bốc cháy đã không còn là chuyện hiếm gặp ở Việt Nam trong thời gian qua. Rất nhiều vụ cháy xe xảy ra với những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau như: Đỗ dưới trời nắng nóng, chập điện, sử dụng nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn hoặc do va chạm…
Thế nhưng, việc mẫu ô tô còn khá mới trên thị trường, đang vận hành trên đường bỗng dưng phát nổ thì có lẽ chiếc
Mitsubishi Xpander xấu số nói trên lại là trường hợp hy hữu đầu tiên.
Như VietNamNet đã đưa tin, vào khoảng 6h30 sáng 6/2, trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa bàn thôn Rô (xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam), chiếc xe hiệu Mitsubishi Xpander mang BKS 81A-192.15 đang lưu thông thì đột nhiên
phát nổ rồi cháy rụi khiến 2 người trên xe tử vong. Theo hình ảnh do người dân cung cấp, chiếc xe nằm giữa đường đã bị cháy gần như hoàn toàn, chỉ còn trơ lại khung sắt.
Sau vụ tai nạn trên, không ít người lái xe lo ngại về độ an toàn thực sự của một chiếc ô tô nói chung. Nhất là khi trong tháng 10/2019 vừa qua, hãng Mitsubishi đã phải triệu hồi hơn 14.000 chiếc Xpander tại thị trường Việt Nam do lỗi bơm xăng.
Nhìn nhận vụ việc này, kỹ sư Lê Văn Tạch – nguyên cán bộ kỹ thuật của Toyota Việt Nam đã chia sẻ trên trang facebook cá nhân: “Qua ảnh hiện trường vụ chiếc xe Xpander bị cháy ở Quảng Nam, có vẻ ngọn lửa bắt đầu từ phần bình xăng ở dưới gầm phía sau. Có thể cụm bơm bị chập cháy khi bình nhiên liệu đã vơi khiến hơi xăng trong bình cháy làm tăng áp suất đột ngột trong bình gây nổ bình sau đó tạo ra đám cháy bao trùm xe khiến những người trong xe không thể thoát ra được rồi đám cháy lan dần lên khoang động cơ”.
Chia sẻ này đã gây ra một cuộc tranh luận về nguyên nhân thực sự về độ an toàn của cụm bơm và bình nhiên liệu ô tô.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, kỹ sư ô tô Lê Hồng Đại, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển thương mại Ô tô Đại Linh (trụ sở tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) lại cho rằng, bình xăng ô tô vốn là một bộ phận cực kỳ an toàn, kín khít, không hề dễ để bắt lửa, không thể nổ được khi đang di chuyển.
Ông Đại phân tích: “Về mặt kỹ thuật, bình xăng ô tô được thiết kế khá xa động cơ của xe, gần như không chịu tác động từ sự toả nhiệt của máy. Hệ thống bơm xăng cũng nằm ngập hoàn toàn trong bình xăng, không thể có tia lửa điện hay sự toả nhiệt nào ở đây. Mặt khác, bình xăng luôn kín khít, không có không khí lọt vào, việc nổ bình xăng nhất là khi đang chạy là điều không thể xảy ra”.
Đồng tình và bổ sung thêm với ý kiến trên của kỹ sư ô tô Lê Hồng Đại, ông Trần Văn Mạnh, giảng viên bộ môn Cơ khí Ô tô – Trường Đại học Giao thông vận tải cho biết : “Về cấu tạo nguyên lý hoạt động, bơm xăng luôn được ngâm trong xăng. Mục đích của nhà sản xuất khi đặt bơm xăng ở trong bình nhiên liệu là để hạn chế tiếng ồn khi nó hoạt động, nhiên liệu sẽ giúp làm mát và bôi trơn chi tiết bên trong bơm, làm giảm nguy cơ bị thiếu nhiên liệu khi xe quay vòng nhanh, phanh hoặc tăng tốc khiến xăng dồn về một phía. Do đó, bơm xăng giúp xe được vận hành liên tục”.
Một số người có kinh nghiệm lái xe cho rằng, việc chiếc xe tự phát nổ đến mức cháy rụi trơ khung khi đang đi trên đường là vô cùng hy hữu. Tuy nhiên,
các vụ tai nạn cháy nổ xe vẫn có thể xảy ra không loại trừ nguyên nhân tác động từ bên ngoài.