Hôm nay em bàn với các cụ về vấn đề đánh lái sống (đánh lái khi xe còn lăn bánh) và đánh lái chết (xe dừng mà vẫn đánh lái). Thú thực là hồi em học lái, cũng bỏ một số buổi thực hành (do đã tập tọe lái trước đó) nhưng em nhớ chắc là thầy toàn đậy đánh lái chết. Ví dụ bài lùi vào chuồng: lùi xe tới ngang vai, đánh hết lái, thấy xe thẳng, phanh và đánh thẳng lái. Đương nhiên là phải đánh lái chết, và đứa nào trong nhóm cũng vậy hết. Nhìn thực tế ở ta các xe đi vào chỗ đỗ hoặc xuất phát hầu như là vậy : đánh lái chết.
Cách đây quãng chục năm, một đứa em họ em từ Đức về, em thuê xe chở nó đi chơi. Lúc đầu ko dám lái, nhưng sau 1 ngày là nó tự tin cầm lái. Thực sự em thán phục cách đánh lái của cậu ta, nhất là lúc cua vào chỗ đỗ, kể cả ghép // và lùi chuồng: tuyệt nhiên ko đánh lái chết. Xe dừng là đã đánh lái xong. Tay vần volang dẻo và nhanh thoăn thoắt, trông phê lắm. Sau đó em mới để ý có 1 anh lái xe của cty, cũng có cách đánh lái tương tự. Em hỏi, anh ta nói: hồi xưa học thầy dậy thế (quãng năm 91-92), vả lại học bằng xe Gatz tay lái cực nặng, muốn đánh lái chết cũng khó. Giờ thành quen.
Hầu hết các cụ học lái quãng 10 năm trở lại đây toàn đánh lái chết, về mặt nào đó thì : hại rotuyn, hại lốp. Ta thấy nhẹ, nhưng thực tế lực rất lớn, và lực đó là do rotuyn và hệ thống lái đảm nhiệm. Tại sao tụi tây toàn xe trợ lực từ lâu rồi nhưng họ vẫn đào tạo bài bản, trong khi ta thì không ?