- Biển số
- OF-727286
- Ngày cấp bằng
- 28/4/20
- Số km
- 6,723
- Động cơ
- 819,299 Mã lực
Nước nào em không biết, chứ ở Mỹ thì Chính phủ hầu như không nắm các DN SX, KD.Cháu nghĩ bác có thể tự tin viết là nguyên lý trên thế giới này làm gì có quốc gia phát triển nào (trừ mấy cái đảo quốc hoặc vùng lãnh thổ thiên đường thuế, không đáng gọi là quốc gia phát triển dù GDP cao ngất) mà kinh tế tư nhân chi phối hết, kể cả Mỹ và châu Âu nơi tự hào có nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Nếu chi phối hết, sao nhà nước nhiều nước lại độc quyền lưới điện (grid, tức hệ thống truyền tải như NPT ở ta) (nhớ không nhầm kể cả Anh), độc quyền bưu chính (cái này chắc hầu hết các nước, Nhật tư nhân hoá rồi lại phải độc quyền lại), lập kho dự trữ lương thực (Nhật đang xả kho để giảm giá), hay chi phối thị trường nhà đất thế chấp - thị trường chính của Mỹ (qua Fannie Mae, Freddy Mac, nên lúc sập toàn vốn liên bang lại phải cứu trợ).
Các chính phủ vẫn nắm các doanh nghiệp chủ chốt trong các lĩnh vực liên quan tài nguyên thiên nhiên, hạ tầng giao thông, viễn thông, bưu chính, lưới điện, các thứ liên quan đến an ninh lương thực cả thôi.
P/S: Nói đâu xa, vụ này: Tòa tuyên bố ông Lee (53 tuổi) đã hối lộ bà Park và người bạn lâu năm của cựu tổng thống là bà Choi Soon-sil, nhằm được chính phủ hỗ trợ việc chuyển giao quyền quản lý từ cha sang con diễn ra êm thấm
>> Báo VN ai cũng viết, nhưng chẳng báo nào viết tại sao lại là chính phủ hỗ trợ bằng cách nào. Cơ bản vì nhà báo ta không đủ giỏi để đọc, hiểu bản chất.
Lý do cháu biên thêm: Samsung Electronics là pháp nhân core, nó được sở hữu qua Samsung Life Insurance và Samsung C&T. Cần đủ lượng cổ phần để chi phối cả 2 công ty này, thì mới chi phối được SS Electronic.
Samsung Insurance là cái nhà chủ SS nắm và phân bổ lại qua mỗi thế hệ.
Samsung C&T thì là nguồn gốc gây scandal. Để chủ tịch SS nắm đc tập đoàn sau khi bố mất thì ông ta phải đổi được cổ phần hiện tại khác lấy 1 phần samsung C&T. Nhưng cổ đông lớn nhất của C&T nắm quyền phủ quyết là National Pension Services (Quỹ lương hưu quốc gia HQ). Đó là lý do phải có "chính phủ hỗ trợ". Thực tế sau đó, Samsung C&T đã hoán đổi cổ phần với Cheil (1 cty con khác của nhà Sam) với giá không hợp lý lắm, để tăng tỷ lệ của Jay Lee lên, có sự đồng thuận của NPS. Chuyện chỉ bung bét khi cổ đông lớn thứ 3 của C&T (sau quỹ lương hưu và nhà Lee) là 1 quỹ của Mỹ khởi kiện nhà Lee ra toà.
Còn Samsung Insurance đã từng được chính phủ Mỹ và buffet gạ bán cổ phần cho Berskshire của Buffet năm 2015, nhưng of course, bằng 1 cách nào đó, chính phủ Hàn và nhà Lee đã không bán để đóng thuế thừa kế trong tương lai mà xử lý bằng cách trên.
Chính phủ Mỹ chỉ nắm giữ CP trong 1 số rất ít Cty như : Amtrak - Cty ĐS, TVA - Cty điện vùng thung lũng Tennessee, USPS- Bưu điện Mỹ, FDIC-Cty bảo hiểm tiền gửi Ngân hàng. Toàn những Cty nhỏ và không có vai trò quan trọng.
CP Mỹ đôi khi cũng mua CP 1 số Tập đoàn như GM và AIG lúc 2 tập đoàn này bị khủng hoảng tài chính, mục đích để hỗ trợ ....nhưng sau đó CP Mỹ lại bán các CP này ra công chúng, chứ không nắm giữ.
Nói chung, CP Mỹ thường không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp (ở Mỹ chủ yếu là DN tư nhân), nếu không có lý do đặc biệt.
Nền kinh tế Mỹ chủ yếu do khu vực kinh tế tư nhân chi phối, nhưng chính phủ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết, hỗ trợ.
Khoảng 80-85% GDP của Mỹ đến từ khu vực tư nhân, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, và tổ chức phi chính phủ.
Các tập đoàn như Apple, Amazon, Google, Microsoft, Tesla... đều là doanh nghiệp tư nhân (dù niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán).
Khoảng 85% người lao động Mỹ làm việc cho khu vực tư nhân, còn lại là khu vực công (chính phủ liên bang, tiểu bang, địa phương).
Mỹ không có doanh nghiệp Nhà nước, theo cách hiểu của người VN. (Trừ 2 Cty : Fannie Mae và Freddie Mac là các công ty tài chính liên quan đến thị trường vay thế chấp. Về mặt pháp lý, chúng là công ty cổ phần, nhưng được chính phủ “bảo lãnh ngầm” và sau khủng hoảng 2008, đã bị đặt dưới “quản lý đặc biệt” của chính phủ ).
Mỹ là mô hình kinh tế thị trường tự do (free-market economy), trong đó cạnh tranh và lợi nhuận là động lực chính cho sản xuất và đổi mới
Chỉnh sửa cuối: