Kinh tế tư nhân hay nhà nước thì cuối cùng vẫn là động lực lao động. Tây nó xác định bản chất con người vốn nhân chi sơ ,tính bản" ác "( tham , tư lợi), nên nó dẫn hướng mô hình xã hội tư nhân hóa, sở hữu "riêng" . , nhà nc bảo đảm cho cá nhân quyền sở hữu, sử dụng tài sản nhưng đồng thời cá nhân cũng phải sử dụng hiệu quả tài sản ấy. Thế nó mới đẻ ra môn kinh tế thị trường, nơi con người ta thoải mái bán giá tùy ý, bao nhiêu cũng được miễn là có người đồng ý mua. Nhưng Lợi nhuận ,thặng dư kếch xù ấy ( giờ là tài sản riêng), sau khi trừ các loại thuế, Phải được quay đầu tái đầu tư, làm gia tăng sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, họ điều chỉnh hành vi sử dụng bằng nhiều công cụ: thuế bđs thứ 2, không cho cầm tiền mặt, thuế thừa kế vv. Cá nhân sở hữu tài sản, nguồn vốn nếu để không thì bị thuế vv bào mòn, và do đó, họ phải liên tụctái đầu tư, sản xuất, vòng quay liên tục như thế, sản phẩm dịch vụ tăng trưởng, nhiều hơn, rẻ hơn.
Đằng này, có ông ở đâu đó cũng học theo môn kttt, bản chất cũng giống nhau, lấy " tham, tư lợi" làm động lực, nhưng ô ấy sáng tạo hơn, khúc đầu bán giá thoải mái để có thặng dư,ok, khúc sau tái đầu tư: thặng dư ấy ( vốn là nguồn lực hiện tại+ vốn vay tiềm năng từ tương lai ) ném mịa vào một tài sản được đảm bảo, bảo kê tuyệt đối đó là BDS. Thế là vốn liếng không hoặc ít quay lại sản xuất dịch vụ, neo chặt vào bđs, thứ được bảo kê, bơm thổi để chỉ có tăng, để không cũng tăng cao,thậm chí phi mã . Nền kinh tế loay hoay, chìm vào vòng xoay ấy.