Giờ đâu đâu cũng tìm cách làm mặt bằng mà bán đất. Mấy ông chóp bu từ xã, huyện, tỉnh... mà ko bán đc đất thì chỉ có ngồi mút tay và thu ngân sách địa phương đó = móm!
cày thôi cụnghiên cứu xem bọn Hàn Quắc nó làm thế nào, mấy chục năm trước nghe nói nó nghèo hơn cả VN ta
Thế cụ có kiếm được ít nào không ? E hỏi thật.Cái này là kiến thức kinh tế cơ bản chứ đâu phải luận đề sau 6h30 hả cụ?
Cụ có thấy ở nước nào mà nhà đất ở các thành phố đông dân nó rẻ ko? Đơn giản là ko thể rẻ dù áp dụng bất cứ chính sách gì khi nhu cầu thực lớn. Đất ở SG và HN mà đánh thuế BĐS lũy tiến thì sẽ còn đắt kinh khủng nữa vì nhu cầu ở mấy thành phố này chỉ tăng chứ giảm làm sao được trong khi quỹ đất có hạn.
Đánh thuế chỉ có tác động tới đất quê, vùng sâu xa khỉ ho cò gáy tránh bị thổi thôi. Trong khi cái các cụ đang nhắm đến là làm sao BĐS ở HN, SG rẻ đi cho các cụ múc đúng ko? Xin thưa là KHÔNG THỂ.
Logic đơn giản này sao nhiều cụ ko chịu hiểu nhỉ?
Em đồng ý với cụ, thuế tăng thì chi phí sẽ cộng vào giá đất cho người mua sau. Khi nhu cầu còn quá cao thì dân ta vẫn đổ xô mua đất thôi. Muốn chuyển dịch dòng tiền sang sản xuất hay kinh doanh thì cần có nền giáo dục đủ tốt, chính sách nhà nước đủ mạnh để thúc đẩy chuyển dịch. Chứ ngành đầu tư nào cũng đều bị ông lớn úp bô thì cá bé ai dám nhảy vào nữaE k nghĩ đánh thuế là giải pháp hay, các nước EU Mỹ Nhật Hàn thuế bds thì VN gọi là cụ luôn, và giá thì có giảm k? Và người nghèo ng có thu nhập trung bình có mua dc nhà k?
E tư duy đơn giản thôi, 1 lít xăng nhập về 12k, chả hiểu thuế má vat, môi trg, tiêu thụ đb vv ntn lên 22k 1 lít.
E chạy taxi đáng ra e chỉ thu 10k 1 km nhưng do xăng 22k nên e phải thu 18k 1 km e mới có lãi, và tất cả hh dv đều tăng theo như vậy
Bds nó cug thế, tăng thuế thì giá thuê giá bán sẽ tăng đập vào chi phí cuối cùng cả xã hội cùng gánh.
vâng, cả nhà nước và nhân dân cùng cày, chứ thằng cày thằng phá, tiến 3 bước lùi 2 bước rưỡi thì chậm lắmcày thôi cụ
cày từ trẻ đến già, chỉ có vậy thôi
nhưng mà cụ chạy theo bọn hàn về mức độ cày thì cụ cũng tẩu hỏa nhập ma thôi
Đánh thuế lũy tiến chỉ hạn chế được đầu cơ đất khỉ ho cò gáy ở quê, trên núi.Thế cụ có kiếm được ít nào không ? E hỏi thật.
Còn BĐS trung tâm chỉ là một loại hình BĐS cá biệt và nó không phản ánh thị trường BDS nói chung vì những BĐS này nguồn cung có giới hạn so với nhu cầu.
Còn việc đánh thuế để tránh đầu cơ trong BDS thì các nước pt họ đều áp dụng cả, mục đích đưa nó về đúng giá trị của nó là để ở chứ không phải để mua đi bán lại.
Nhưng cũng là thay đổi khá nhiều ở phụ huynh rồi. Thế hệ 7X, 8X hay 9X đời đầu đa số vẫn hướng con vào NN. Nay thì cũng đỡ nhiều rồi.độc giả nói thì hay lắm
nhưng gốc rễ của vấn đề để có sản xuất mạnh thì phải đầu tư cho giáo dục, hướng nghiệp cho con trẻ từ nhỏ đam mê học tập các ngành liên quan đến khoa học tự nhiên, các doanh nghiệp mạnh thì đổ tiền vào r&d, mua bản quyền ...
ấy nhưng phụ huynh có tí tiền thì đội tiếng anh, kỹ năng mềm lên đầu, phụ huynh ít tiền thì cứ ngành nào lương cao cho con vào học, mấy cháu học olympic thì chê là gà chọi, luyện gà....
thế thì móc đâu ra sản xuất, công nghệ cao
Công nhận là nguồn lực chôn vào Bđs quá lớn, em cũng thấy lãng phíMột góc nhìn của độc giả trên tầu nhanh, chắc nhiều cụ mợ ọp phơ không thích điều này.
"Kinh doanh của chúng ta còn nhiều nhỏ lẻ, manh mún: hết quán cơm, bún, phở, lại tới cà phê, quán nhậu... nhiều người cứ chăm chăm vào đất.
---
Thị trường nhà đất ở nước ta hiện nay có tính đầu cơ quá cao, không như các nước khác, người ta dồn nguồn lực vào phát triển sản xuất, khoa học công nghệ, làm ra những thứ hay ho và đem lại nhiều giá trị.
Tôi đọc những bài viết chia sẻ câu chuyện buôn đất thành công mà tâm trạng thấy chùng xuống hẳn. Vì thứ nhất, tôi chưa có mảnh đất cắm dùi nào cả. Thứ đến là những người sở hữu nhiều đất đai thường lấy lý do rằng "phải mua nhiều đất để sau này làm của để dành cho con cái". Điều này cũng tốt thôi, nhưng nếu cả xã hội cứ chăm chăm vào đất như vậy thì các lĩnh vực khác sẽ không có nguồn lực để phát triển.
Hôm qua, lúc đang đi trên một con đường kẹt xe tại vùng ven của Sài Gòn, quan sát nhân tình thế thái, tôi mới chợt nhận ra rằng nền kinh tế của chúng ta còn nhiều thứ nhỏ lẻ, manh mún: hết quán cơm, bún, phở, lại tới cà phê, nước ép, rồi ốp lưng điện thoại, quần áo nhập từ Trung Quốc, rồi nhà hàng, quán nhậu... Giống như ông anh của tôi từng nói: "Thực tế là cô bán cà phê ăn phở của bà bán phở; bà bán phở lại uống cà phê của anh bán cà phê...'.
Tôi tự hỏi, làm thế nào để chúng ta được như Đài Loan - ngưng bán chip là thế giới mất ăn mất ngủ? Nhưng nghĩ lại, cũng thật khó để được như vậy, vì giờ có bao nhiêu bạn trẻ muốn sản xuất đinh, ốc, vít để bán cho thế giới đâu? Nguyên cái việc trả tiền thuê đất làm nhà xưởng hàng tháng cũng đủ mệt rồi, chắc không còn sức lo sản xuất nữa. Thế nên họ lại về bán cóc, ổi, mía, thuê mặt bằng vỉa hè cho lành.
Bản thân tôi là một người chậm chân trong chuyện đất đai nên đến giờ vẫn chưa có nơi "an cư lạc nghiệp". Thế nên, tôi xin đại diện cho những người chưa có nhà đất, xin đề nghị cơ quan chức năng làm hai việc:
Thứ nhất, các nhà đầu tư kinh doanh nhà đất cũng như các công ty nhà máy kinh doanh hàng hóa (hàng hóa ở đây là đất, thay vì là bánh kẹo, quần áo). Vậy, với mỗi lô đất được chốt lời, mong cơ quan chức năng hãy xác định đúng giá bán ra là bao nhiêu (không được kê giá ảo), rồi thu đủ thuế thu nhập trên đúng phần lời đó (đánh thuế thật cao). Điều này cũng như các công ty kinh doanh sản xuất có lời thì phải đóng thuế cho nhà nước. Có như vậy mới tạo sự công bằng cho thị trường.
Thứ hai, ai có tiền nhàn rỗi thì cứ việc mua đất, đầu tư bất động sản nếu muốn. Vì xét trên góc độ luật pháp, điều đó chẳng có gì sai. Nhưng nếu dùng đòn bẩy tài chính (đi vay ngân hàng) để buôn đất, thì cơ quan chức năng phải siết chặt tín dụng cho vay bất động sản. Chính sách hiện nay đã có, tôi chỉ mong sao cơ quan chức năng sớm thực hiện và thực hiện hiệu quả.
Độc giả gửi tới Vnexpress.net"
Note: Miệt mài lội còm 5 trang của cccm thông thái mà em hoang mang quá, không hiểu cccm đã đọc bài chưa mà 90% tổ lái sang vấn đề giá BDS.
Em xin nói lại cho rõ ý của tác giả là nguồn lực dồn cho việc đầu cơ BDS lớn quá, gây ảnh hưởng/làm giảm nguồn lực đưa vào sản xuất tạo ra sản phẩm thực tế, có giá trị, có sức cạnh tranh bền vững, là thế mạnh của nước nhà. Mong muốn và giải pháp đưa ra là làm chặt về phần quản lý, thuế khóa, vốn vay để tạo sự công bằng giữa kinh doanh BDS và các loại hình sản xuất khác.
Qua đó sẽ giúp nền kinh tế nước nhà phát triển lành mạnh, tránh vế xe đổ bong bóng BDS như các nước khác, ý nghĩa của tiêu tiêu đề nó là như vậy ah.
BĐS ở HN, SG cũng có thể giảm nhiệt nếu thực hiện việc xây dựng các thành phố vệ tinh cùng cơ sở hạ tầng đường xá thuận lợi.Đánh thuế lũy tiến chỉ hạn chế được đầu cơ đất khỉ ho cò gáy ở quê, trên núi.
Chứ thuế này sẽ khiến BĐS HN, SG...tăng phi mã.
Trong khi hiện nay cái các cụ bức xúc là đất ở HN, SG đắt đúng ko? Chứ đất ở quê thì cụ nào chả có nhà, có đất rồi
Cụ thấy mong muốn của các ofer trái khoáy chưa
Thực tế các cụ đang sở hữu nhiều BĐS ở HN, SG còn mong nó ra thuế này đi. Ra là có cớ tăng giá.
Ví dụ nhà em đang cho thuê mấy căn cc mà ra thuế này là em cộng ngay vào giá cho thuê, tranh thủ tăng thêm tí ...Hê hê.
Cụ nhìn cái giá 2015 rồi mở to mắt mà nhìn giá hôm nay xem thế nào rồi hãy mở mồm vẫn chưa muộn mà.2011-2015 Bài học còn sờ sờ ra đấy mà cụ chưa học được gì ah.
Đất thì ko thiếu cụ ạ. Ngay cả Sing hay Hongkomg nó cũng chả thiếu. Mà quan trọng là nhóm chóp bu ko tạo điều kiện để tăng trưởng quỹ đất mà bó hẹp nó lại để đẩy giá lên. Mấy năm vừa rồi mới siết có tí mà giá đã lên ầm ầm đấy. Sau này thì chưa biết lên đến đâu nữa.Cái lý luận đó nhằm reo rắc vào đầu ng dân để phục vụ thổi giá BĐS.
Chứ e tin là chả bao h thiếu đất nhất là với trình độ phát triển về khoa học công nghệ như hiện tại.
Các cụ chưa có thì cũng kiên trì với tư tưởng đất nó giảm, đợi sau này hãy mua.Các cụ ôm đất cứ yên tâm, giá vẫn còn lên, phải kiên trì, tư tưởng vững vàng...
Nếu đánh thuế thu được thêm tiền mà chỉ ảnh hưởng đến một nhóm người nhỏ, không ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả nền kinh tế thì chẳng dại gì Nhà nước lại bỏ qua.Sao nhà nước không đánh thuế nặng vào BDS thứ 2, đất không ở (bao gồm cả không xây để hoang) đánh lũy tién
Một trong những điểm vô cùng yếu của người Việt là đọc hiểu đúng nội dung 1 vấn đề trước khi phản hồi.Miệt mài lội còm 5 trang của cccm thông thái mà em hoang mang quá, không hiểu cccm đã đọc bài chưa mà 90% tổ lái sang vấn đề giá BDS.
Em xin nói lại cho rõ ý của tác giả là nguồn lực dồn cho việc đầu cơ BDS lớn quá, gây ảnh hưởng/làm giảm nguồn lực đưa vào sản xuất tạo ra sản phẩm thực tế, có giá trị, có sức cạnh tranh bền vững, là thế mạnh của nước nhà. Mong muốn và giải pháp đưa ra là làm chặt về phần quản lý, thuế khóa, vốn vay để tạo sự công bằng giữa kinh doanh BDS và các loại hình sản xuất khác.
Qua đó sẽ giúp nền kinh tế nước nhà phát triển lành mạnh, tránh vế xe đổ bong bóng BDS như các nước khác, ý nghĩa của tiêu tiêu đề nó là như vậy ah.