Giờ có một nhánh riêng là cà phê đặc sản rồi cụ (gọi là làn sóng thứ 3). Những người dùng loại cafe này họ mua hạt tiêu chuẩn cao 80+(đã rang, hoặc nhân xanh) về xay và uống theo nhu cầu. Có rất nhiều nguồn từ Ethopia, Colombia, Panama, Costa Rica.... Cùng rất nhiều phương pháp chiết xuất.
Người uống dễ tính, chưa thực sự có "gu" thì cà phê như thế nào cũng được hoặc chỉ gần giống thì cũng xong, nhưng những người khó tính sẽ nhận biết ngay mọi thay đổi nhỏ của mùi, vị,...
Cà phê hạt từ nguồn nào cũng sẽ bị ảnh hưởng của thời tiết. Năm mưa nhiều, năm hạn, năm được mùa, năm mất mùa không chỉ do mưa mà còn rất nhiều yếu tố khác. Ngay 2 bao hạt cà phê của cùng 1 người trồng cũng không giống nhau do hái, bảo quản ở 2 thời điểm khác nhau.
Những nhà sản xuất cà phê nối tiếng, đã tạo được gu vững chắc trong các nhóm khách hàng lớn của họ thì sẽ cố để giữ cho sản phẩm họ làm ra thay đổi rất ít theo năm tháng. Đó không chỉ giúp họ củng cố thương hiệu, mà là cách rất tốt để tạo ra các nhóm khách hàng trung thành. Cà phê là 1 sản phẩm gây nghiện, nên tạo được gu sẽ giữ được khách hàng.
Cách họ làm là tạo ra hệ thống kho chứa nguyên liệu đa dạng đủ không chỉ cho 1 hay 2 năm. Từ chỗ nguyên liệu rất đa dạng này họ phối trội để sản phẩm tạo ra có được các tính chất đặc trưng của họ và giữ được không đổi theo năm tháng.
Có nhiều thứ người ta có thể phản bác xã hội phương tây, nhưng cách họ giữ ổn định chất lượng hàng hóa thì cực kỳ xứng đáng để học tập. Các cụ nói "xấu đều hơn tốt lỏi", nhưng cho đến bây giờ chẳng những các cụ không để lại, mà con cháu các cụ cũng chưa nghĩ được cách giữ cho hàng hóa của mình làm ra luôn "xấu đều", không có sản phẩm "lỏi"!