[VHGT & ATGT] Kinh nghiệm lái xe để động cơ luôn tròn và căng

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,255
Động cơ
896,962 Mã lực
Nhưng ko có chế độ ngắt hẳn côn, và đương nhiên ko có bài vê côn tăng tốc. Ly hợp của F1 là lá côn chứ ko dùng thủy lực (biến mô).
Ly hợp của dual clutch là biến mô khô!
Còn Formula 1 là xe đua, có nhiều thứ tự động dùng trong xe thương mại không được phép sử dụng với Formula 1!
Nhưng do bị giới hạn về dung tích xi lanh, như tên của topic "máy căng", người ta đã nâng số vòng tua máy lên rất cao để nâng công suất máy -> tức là khả năng tăng tốc của xe. Từ 2013 về trước vòng tua máy cho phép tới 20.000 rpm, nhưng từ năm 2014 do yêu cầu về môi trường (hiệu quả sử dụng nhiên liệu) nên bị giới hạn ở 15.000 rpm!
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ly hợp của dual clutch là biến mô khô!
Còn Formula 1 là xe đua, có nhiều thứ tự động dùng trong xe thương mại không được phép sử dụng với Formula 1!
Nhưng do bị giới hạn về dung tích xi lanh, như tên của topic "máy căng", người ta đã nâng số vòng tua máy lên rất cao để nâng công suất máy -> tức là khả năng tăng tốc của xe. Từ 2013 về trước vòng tua máy cho phép tới 20.000 rpm, nhưng từ năm 2014 do yêu cầu về môi trường (hiệu quả sử dụng nhiên liệu) nên bị giới hạn ở 15.000 rpm!
Không thể gọi là biến mô khô được cụ. Biến mô sử dụng áp lực dầu, còn ly hợp kép vẫn là ly hợp gồm các lá ma sát tương tự như mô tô (hoặc ô tô nếu chỉ gồm 1 lá).
Còn các xe đua tận dụng vòng tua cao thì đương nhiên, họ muốn có tỷ lệ công suất/khối lượng ở mức cao nhất mà.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,255
Động cơ
896,962 Mã lực
Không thể gọi là biến mô khô được cụ. Biến mô sử dụng áp lực dầu, còn ly hợp kép vẫn là ly hợp gồm các lá ma sát tương tự như mô tô (hoặc ô tô nếu chỉ gồm 1 lá).
Ướt hay lỏng là chuyển động được truyền qua chất lỏng (dầu), còn khô là dùng ma sát giữa các lá ba ke lít và bánh gang như xe số sàn,...

Còn các xe đua tận dụng vòng tua cao thì đương nhiên, họ muốn có tỷ lệ công suất/khối lượng ở mức cao nhất mà.
Vòng tua cao để khắc phục tổng dung tích xi lanh bị hạn chế và truớc 2013 thì tăng áp bị cấm, để tăng công suất còn mỗi cách tăng vòng tua máy!
Trong cái topic về "máy căng" này thì vòng tua cao cũng có tác dụng in hệt như vậy: số lần sinh công trong 1 đơn vị thời gian nhiều hơn thì nhiều công/đv thời gian công suất sẽ lớn hơn.
Trong 1 cái xe khi chạy ở 1 tốc độ thì chạy số nhỏ sẽ yêu cầu vòng tua máy cao, không chỉ máy phải kéo nhẹ hơn, mà cả khi vòng tua máy cao không chỉ công suất cao hơn, cả mô men xoắn cũng nhanh đạt giá trị cực đại->máy dễ tăng vòng tua->công suất lại tăng nhanh->xe sẽ vọt lên nhanh hơn!
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ướt hay lỏng là chuyển động được truyền qua chất lỏng (dầu), còn khô là dùng ma sát giữa các lá ba ke lít và bánh gang như xe số sàn,...

!
Em ko đồng ý gọi bộ ly hợp lá ma sát là biến mô khô, và em cũng chưa đọc tài liệu nào gọi như thế. Nếu thế thì xe số sàn cũng là biến mô sao ?
Gọi chung là ly hợp thì được, còn biến mô (torch converter) khác hẳn bản chất với bộ côn. Bộ côn lá ma sát cũng có loại côn ướt và côn khô cụ ạ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,255
Động cơ
896,962 Mã lực
Em ko đồng ý gọi bộ ly hợp lá ma sát là biến mô khô, và em cũng chưa đọc tài liệu nào gọi như thế. Nếu thế thì xe số sàn cũng là biến mô sao?
Cùng 1 nhiệm vụ khi cái AT classig dùng chất lỏng để truyền chuyển động nên gọi là torque conveter (biến mô) thì hộp số sàn dùng ma sát của các lá và bánh côn họ gọi là clutch (côn). Do chất lỏng 2 phần truyền và nhận có thể trượt nên không cần ngắt chuyển động khi chuyển số!
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Họ gọi là clutch, cùng 1 nhiệm vụ, cái AT classig dùng chất lỏng để truyền chuyển động thì hộp số sàn dùng ma sát của các lá và bánh côn!
Nói chung biến mô là biến mô, lá côn là lá côn, cụ không dùng lẫn được ạ.
Còn mục đích là bộ ly hợp nói chung thì em đồng ý, còn chẳng ai gọi bộ côn là biến mô khô đâu.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,255
Động cơ
896,962 Mã lực
Thực ra người ta nói côn khô và côn ướt (wet and dry clutch)!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thực ra người ta nói côn khô và côn ướt (wet and dry clutch)!
Côn ướt là côn ngâm dầu, 2b thường là loại này, còn côn khô là khô đúng nghĩa. 4b thường là côn khô, bởi vậy cụ nào vê côn là có thể ngửi mùi khét mù trong cabin (bakelit cháy), còn côn ướt mà vê thì có mùi dầu cháy và thường ngửi thấy qua ống xả.
2b cũng có loại côn khô, ví dụ các xe ga và một số xe PKL.
 

laovietlao

Xe tải
Biển số
OF-317198
Ngày cấp bằng
24/4/14
Số km
425
Động cơ
297,650 Mã lực
Nơi ở
ສາລະວັນ,ສປປລາວ
Kính thưa các cụ với kinh nghiệm > 10 năm phía sau là sự sống của người nước ngoài ( châu âu ) , em học được cách lái xe của họ giúp động cơ của xe luôn căng khoẻ , chạy rất thoát máy mặc dù cách này có vẻ không phù hợp lắm với rất nhiều xế và đặc biệt là taxi ở Việt Nam ,em xin chia sẻ như sau :
Em là lái xe cho công ty Liên doanh của Pháp , được phân công lái cho sếp người Pháp mà anh này lại rất thích lái xe ở Hà Nội , anh ta bảo lái xe ở Việt Nam như chơi game cảm giác mạnh nên em cũng thường xuyên được ngồi ghế phụ. Lúc đầu em cũng thấy hay hay nhưng sau đó nhìn vào số km anh ta lái và số lít xăng em phải đổ thì ôi thôi em chửi thề " mất mẹ nó nguồn thu nhập phụ rồi " sorry các cụ, sếp em chạy lúc nào cũng căng ga, khởi động xe vào số 1 thì anh í kéo ít nhất 10 m , vòng tua thường xuyên > 2000.hic em xót lắm nhưng biết sao bay giờ ,ổng bắt em cũng phải chạy như vậy ( đại ca đó nói xăng đối với tao no problem ) thôi cũng đành ! Nhưng thú thật chạy vậy cũng sướng thật các cụ a , máy lúc nào cũng khỏe , anh em xế khác đi đều tấm tắc chạy rất thoát xe , 6 năm sau xe em chạy đã về với chủ mới kèm theo một lời cảm ơn pha chút ngạc nhiên : " xe cũ 6 năm mà vẫn còn ngon thật " .em ngậm ngùi chia tay em nó âu cũng đã hết duyên. Chúc em nó luon luon khỏe mạnh như lúc được em phục vụ . Em mới gia nhập đội quân hùng hậu của OTO FUN , có chút kinh nghiệm nho nhỏ kính các cụ , xin sự chia sẻ và góp ý chân thành . Chúc các cụ luôn vững vàng , an toàn trên mọi nẻo đường.


"động cơ luôn tròn và căng" ko áp dụng khi đi trong phố đông đúc được....còn khi chạy đường dài ,thưa xe thì tài nào mà chẳng "căng ga"
 

Hieubigc

Xe hơi
Biển số
OF-386887
Ngày cấp bằng
13/10/15
Số km
120
Động cơ
240,800 Mã lực
Tuổi
41
thực ra một số tài không hiểu hết ý, động cơ tròn và căng nghĩa là luôn thua ga, chỉ đơn giản vậy thôi.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
"động cơ luôn tròn và căng" ko áp dụng khi đi trong phố đông đúc được....còn khi chạy đường dài ,thưa xe thì tài nào mà chẳng "căng ga"
Cái này thì chưa chắc. Đi trong phố hay tốc độ chậm, nhiều chú taxi cứ tiếc xăng, hơi gia tốc cái là xe gõ lọc cọc đến xót hết cả ruột. Đơn giản họ không về số phù hợp, ga nhẹ, khẽ..
Trong phố tắc đường thì ko nói, nhưng di chuyển bình thường em vẫn hay đi dư ga, thoát nhanh, an toàn và xe ko bao giờ gõ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,255
Động cơ
896,962 Mã lực
"động cơ luôn tròn và căng" ko áp dụng khi đi trong phố đông đúc được....còn khi chạy đường dài ,thưa xe thì tài nào mà chẳng "căng ga"
Em ngán nhất đi sau mấy cái xe nhỏ trên cao tốc HN-TN!
Đg cho chạy 100, đường bằng các bác ấy chạy đủ vô tư, nhưng khi leo lên mấy cái cầu là tốc độ các bác ấy tụt rất nhanh, nhưng lại luôn luôn bám làn ngoài cùng!
Thực ra lúc đó lùi lại một số "thì tài nào mà chẳng "căng ga"" và tốc độ vẫn đạt vì đường rất thoáng!
 

DAMEFA

Xe buýt
Biển số
OF-7647
Ngày cấp bằng
1/8/07
Số km
532
Động cơ
544,357 Mã lực
Xe số MT, AT, xe máy cũng vậy, em thấy chạy đều ga trong phố và ngoài đường trường là hiệu quả nhất về mọi mặt. (em chỉ nói trong trường hợp ko chênh lệch nhiều về dung tích xe thôi nhé)
 

help

Xe đạp
Biển số
OF-46988
Ngày cấp bằng
20/9/09
Số km
10
Động cơ
461,200 Mã lực
Bài của cụ thật hay!
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,024
Động cơ
727,952 Mã lực
Cái này thì chưa chắc. Đi trong phố hay tốc độ chậm, nhiều chú taxi cứ tiếc xăng, hơi gia tốc cái là xe gõ lọc cọc đến xót hết cả ruột. Đơn giản họ không về số phù hợp, ga nhẹ, khẽ..
Trong phố tắc đường thì ko nói, nhưng di chuyển bình thường em vẫn hay đi dư ga, thoát nhanh, an toàn và xe ko bao giờ gõ.
Xin bổ sung cùng bác là: Căng ga mới vượt tốt được.
Nhiều bác (nhất là taxi, tất nhiên) vượt trên đường 80 mà cứ rề rề số 5, bao giờ mới qua. Trong khi tốc độ lúc bắt đầu vượt mới độ 50.
Tôi toàn vượt với số 3 ở tốc độ này, có thể hơi giật xe một chút, nhưng an toàn hơn.
 

Oracle_vietnam

Xe hơi
Biển số
OF-156021
Ngày cấp bằng
9/9/12
Số km
167
Động cơ
355,257 Mã lực
em cũng thích đi căng ga kiểu này nhưng phải ở số 2 đổ lên ,số 1 căng ga lên số 2 giật khó chịu lắm, tầm 2000 là ổn,còn đề pa nếu trên xe tải nhẹ ,nhả 2/3 côn ở số 1 đệm chút ga rồi dậm côn vào luôn số 2 vút ga cho êm :))
 
Biển số
OF-404402
Ngày cấp bằng
13/2/16
Số km
165
Động cơ
228,606 Mã lực
Nơi ở
Long Biên
có vẻ hay, khéo hôm nào e phải thử xem thế nào, tròn máy :3
 

kd_pcmax

Xe tải
Biển số
OF-93307
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
296
Động cơ
405,510 Mã lực
Cụ nhầm,khi già ga máy ít rung ồn,người say xe đầu tiên dễ bị nhất là trong phố bởi đi chậm lại ga vừa đủ tới hoặc ép số làm xe rung ồn.Chứ ngay như em trong phố mà 40km/h em vẫn chạy số 3
Đúng thế! Em chạy số sàn bao giờ cũng để già ga! Chả bao giờ ép số, đi rất khó chịu.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,267
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Em chán nhất là việc chạy xe không chịu về số,xe rùng máy.Hôm rồi ngồi hàng ghế thứ 3 xe fortuner,bác tài đi kiểu đó làm em ong hết cả đầu.Em mà chạy xe MT thì cứ chạy căng ga không bao giờ để máy bị đuối nhất là đường đèo em cứ đạp mạnh ga,về số đúng lúc để tua máy lúc nào cũng trên dưới 2000v/ph nên lúc nào xe cũng có độ vọt

Riêng đèo như kiểu sapa em để số 2 chạy kịch vòng tua máy để vượt đầu kéo.Nên trên đèo nhìn ông nào vượt dứt khoát hay không là biết có chạy đèo nhiều hay không
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top