Kinh nghiệm khi đi đường trơn, trời mưa phùn

Dynamat

Xe buýt
Biển số
OF-179003
Ngày cấp bằng
28/1/13
Số km
686
Động cơ
345,298 Mã lực
Đi chậm, bình tĩnh xử lý là những chú ý quan trọng nhất để tránh mất lái, lật xe khi đi trên đường trơn trong tiết trời mưa phùn hiện nay. Sau đây là một số kinh nghiệm hay cho bạn tham khảo.
Trên một cung đường quen thuộc, nhưng nếu trời mưa, bạn nên giảm tốc độ xuống ít nhất 10% so với tốc độ ngày nắng trên đường thẳng; giảm 20% nếu ôm cua. Ở đường lạ nên giảm tốc độ hết mức có thể để luôn kiểm soát được tay lái.

Quan sát bề mặt đường từ xa để chọn tốc độ phù hợp. Giảm tốc ngay khi trời mù và tầm quan sát bị hạn chế.


Khi qua giao lộ, bạn cần giảm tốc hết mức có thể để quan sát 2 bên do tất cả các xe chỉ có thể gạt nước kính lái, góc chữ A hoàn toàn là điểm mù do nước, bụi mưa ngăn cản tầm nhìn.

Bạn nên đi hết phần đường của mình để đề phòng đường trơn, xe có thể quăng đuôi sang làn ngược chiều khi xe chuyển hướng lái (khi tránh xe ngược chiều).

Cần tránh không phanh gấp, phanh tay khi xe bị trượt. Kiểu đường nhựa bị xe tải để rơi đất sau đó gặp mưa trở nên cực kỳ nguy hiểm (kể cả cho dòng AWD hai cầu toàn thời gian) do bề mặt đất nhão gây trơn trượt mà đường Láng Hòa Lạc là một ví dụ. Ở kiểu mặt đường này nên giảm tốc độ và đi lệch hết mức có thể về phần đường của mình; tránh phanh gấp, kể cả xe có ABS, không dùng phanh tay; cố gắng dùng lái để điều chỉnh hướng đi của xe nếu lốp có dấu hiệu trượt.

Nên xử lý non khi trời mưa nghĩa là xử lý tình huống sớm hơn so với điều kiện đường tốt. Tăng khoảng cách với xe trước so với điều kiện bình thường khoảng 40% - ngày thường cách xe trước khoảng 40m, nay nên tăng lên 55 - 60m - phòng khi xe trước phanh đột ngột.

Khi ôm cua trong điều kiện mưa phùn, chém cua hết mức có thể để giảm góc cua (với điều kiện tầm quan sát cho phép và đường kẻ phân làn cách quãng cho phép xe chèn vạch).

Khi đi đường miền núi, cua tay áo nhiều, cần luôn bám bên núi (kể cả khi phía đường đó xấu hơn); giảm tốc khi vào cua có bề mặt đường nghiêng về ta-luy âm (vực).

Chú ý: Khi xe mất lái do đường trơn, nếu bình tĩnh, bạn vẫn có thể điều chỉnh hướng đi của xe. Các loại xe SUV, CUV gầm cao như Land Cruiser, Pajero, Toyota RAV4, Honda CRV, càng dễ bị lật trong điều kiện đường trơn và tốc độ cao.
Bản quyền: K.A.R


Còn đây là bí quyết CỦA GYEAR:
Thường xuyên kiểm tra lốp xe

Luôn kiểm tra bánh lốp trước khi lên đường. Phải đảm bảo lốp xe bơm hơi đúng tiêu chuẩn. Áp suất thích hợp cho lốp xe được quy định bởi nhà sản xuất, dễ nhìn thấy trên cạnh cửa, hộc hay cốp xe, hay trên nắp xăng. Nó cũng được ghi trong Sách Hướng dẫn Sử dụng Xe. Lưu ý rằng áp lực ghi trên hông lốp xe không phải là áp suất khuyến nghị cho xe của bạn, mà chỉ là áp suất tối đa mà lốp xe có thể chịu. Cần kiểm tra áp suất lốp xe tối thiểu một tháng một lần. Đồng thời cũng kiểm tra độ sâu gai trên mặt lốp. Độ sâu gai đúng giúp ngăn ngừa trượt và hiện tượng chêm nước (aquaplaning).

http://www.goodyear.com.vn/labs/safety_wetdriving.asp# Chậm lại !

Lái chậm hơn trên đường ướt. Khi mưa rơi xuống, nước mưa hoà lẫn bụi bẩn và dầu trên đường, tạo nên một lớp trơn nhầy là điều kiện lý tưởng cho trượt trôi. Cách tốt nhất để tránh trượt là chạy xe chậm, lái xe chậm hơn cho phép nhiều gai lốp tiếp xúc tốt với mặt đường và tạo sức kéo tốt hơn.

Phải biết cách xử lý tình huống xe bị trượt

Trượt trôi có thể xảy ra ngay cả đối với những tài xế cẩn thận nhất. Nếu bị trượt bánh, trước nhất nhớ là không được đạp thắng gấp, đừng nhồi thắng khi xe bạn đã có hệ thống ABS (chống bó kẹt). Thay vì vậy, đạp thắng vừa phải, giữ áp lực đều và bẻ lái về hướng trượt.

Giữ khoảng cách với xe chạy trước

Lái xe trong điều kiện trời mưa ướt đòi hỏi vận dụng vừa phải các điều khiển chính (tay lái, embraya, thắng và chân ga) và luôn phải tăng thêm các khoảng cách an toàn, dự trù các sai lệch, để sẵn sàng khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
Nếu bạn bắt đầu chuyến đi khi trời đã đổ mua, giày bạn cũng ướt và dễ trượt khi đạp chân thắng hoặc ga. Bạn nên gạt chân lên thảm cao su của sàn xe trước khi khởi động máy. Những người lái xe cẩn thận luôn kiểm tra đèn trước, sau, đèn thắng, các đèn hiệu xin đường để bảo đảm tất cả hoạt động tốt. Thời gian phải giữ thắng trên đường ướt thường lâu hơn 2 đến 3 lần so với đường khô, vì xe phải cần đoạn đường dài hơn để hãm lại. Đặc biệt không được chạy bám đuôi xe khác. Để an toàn, hãy giữ khoảng cách giữa bạn với xe đi trước hơn 2 lần chiều dài thân xe.

Lái theo vết của xe chạy trước

Lái theo vết bánh xe khác khi chạy trên đường ướt có thể giảm được lượng nước giữa mặt đường và lốp xe của bạn. Tránh dùng thắng nhiều. Khi nào được nên giảm tốc độ bằng cách nhả ga. Bật đèn pha lên, dù chỉ mưa nhẹ. Đèn không những giúp bạn quan sát tốt mà còn để các tài xế khác thấy xe của bạn.

Đề phòng và xử lý tình huống bị chêm nước (aquaplaning)

Hiện tượng chêm nước xảy ra khi nước ở phía trước lốp xe tích tụ nhiều hơn mức mà sức nặng của xe kịp đẩy chúng ra. Áp lực nước lúc này đủ sức để nâng xe lên và làm nó trượt trên một màng nước mỏng giữa lốp xe và mặt đường. Tại thời điểm này xe của bạn có thể mất tiếp xúc hoàn toàn với mặt đường, và bạn có nguy cơ bị trượt trôi lệch tuyến, thậm chí văng khỏi làn đường.
Để tránh hiện tượng chêm nước này bạn phải giữ áp suất lốp tiêu chuẩn, sử dụng lốp gai lốp mòn quá giới hạn và thay thế ngay khi cần; hãy chạy xe chậm trên đường ướt và tránh các vũng nước. Cố lái xe theo vết nước của xe chạy trước. Nếu xảy ra tình huống xe bị chêm nước, đừng đạp thắng vội hay ngoặc gấp, vì như vậy có thể khiến xe trượt trôi nguy hiểm. Hãy bình tĩnh nhả chân ga, cho đến khi xe chậm lại và bạn có thể cảm giác được mặt đường. Nếu cần phải thắng, thì phải thắng từ từ kết hợp nhồi thắng nhẹ liên tiếp. Nếu xe có hệ thống ABS bạn cứ thắng theo bình thường; hệ thống computer của thắng sẽ mô phỏng tác động nhồi thắng tự động khi cần thiết.

Khi trời mưa to, nên dừng xe!

Mưa to có thể làm các lưỡi gạt nước quá tải, làm cho nước liên tục tràn ngập mặt kính. Khi mà tầm nhìn bị hạn chế đến mức không thể nhìn thấy rìa đường cũng như các xe khác trong khoảng cách an toàn thì nên dừng xe ở nơi thích hợp và chờ cho mưa dịu bớt. Chỗ dừng tạm lý tưởng là đất trống hay chỗ có che chắn, trường hợp không có chỗ trống thì cố đưa xe ra khỏi làn đường càng xa càng tốt và chờ cho mưa gió qua đi. Hãy giữ đèn pha và các đèn cảnh báo đề các tài xế khác có thể nhìn thấy xe của bạn.

Cơn mưa đầu thường làm đường trơn trợt

Cơn mưa đầu thường làm đường rất khó đi, khi mà bụi cùng với dầu nhớt trên đường trộn lẫn với nước tạo nên một lớp bùn trơn trợt. Người lái xe dễ thấy một cảm giác hơi mất điều khiển và cần hết sức cẩn trọng trong khoảng nửa giờ đầu tiên sau khi mưa.

Trời có mây che, tầm nhìn bị giảm đi

Cần tăng sự cảnh giác khi vượt qua các xe khác. Bật đèn trước để các tài xế khác dễ thấy được xe của bạn.

Hãy làm khô thắng nếu xe đi qua chỗ ngập nước

Nếu bạn lái xe qua vũng nước đọng đủ sâu để làm ướt các bố thắng, bạn nên rà thắng nhẹ để ma sát làm nóng và khô nước.

Đừng điều khiển xe trong trạng thái mệt mỏi

Sau khi lái liên tục vài ba giờ hoặc gần 200 km bạn nên dừng lại để nghỉ ngơi. Tranh thủ giãn gân cốt hay đi lại chút ít để thư thái và tỉnh táo hơn.
 

Dynamat

Xe buýt
Biển số
OF-179003
Ngày cấp bằng
28/1/13
Số km
686
Động cơ
345,298 Mã lực
Một số lời khuyên của các chuyên gia Michelin
- Luôn kiểm tra tình trạng của lốp và đảm bảo lốp xe của bạn được bơm căng đến mức áp suất chuẩn.
- Tránh các vũng nước, rất có thể chúng đang ngụy trang cho những hố sâu.
- Nếu xe bắt đầu trượt nước dẫn đến mất lái đừng đạp phanh ngay, cũng không đánh lái. Hãy thả chân ga để giảm tốc cho đến khi bạn cảm thấy bánh xe bám mặt đường trở lại.
- Khi lái xe trong điều kiện thời tiết xấu (sương mù, mưa…), hãy bật đèn sương mù hoặc đèn chiếu gần. Giảm tốc độ trước khi bạn tiến vào một đám sương mù hay màn mưa. Lưu ý đèn chức năng sưởi ấm kính và gạt nước.
- Tăng khoảng cách an toàn trong điều kiện thời tiết xấu như trời mưa, sương mù…
- Lau khô giày trước khi vào xe vì giày ướt có thể khiến chân trượt khỏi các bàn đạp.
- Đối với các chị em, giày cao gót luôn là "vật bất ly thân", nhưng cũng nên chuẩn bị một đôi giày bệt hoặc giày gót thấp để sử dụng cho trường hợp mưa ướt, dễ trượt bàn đạp.
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
3,087
Động cơ
437,821 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Em thấy quan trọng nhất là đi chậm, đúng phần đường của mình
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,437
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Nhớ phải bật điều hòa cho trong kính, dễ quan sát !
 

memory1991

Xe hơi
Biển số
OF-107352
Ngày cấp bằng
1/8/11
Số km
151
Động cơ
394,500 Mã lực
Cảm ơn bài viết bổ ích của bác
 

Hằng Lê

Xe tăng
Biển số
OF-47365
Ngày cấp bằng
25/9/09
Số km
1,501
Động cơ
475,485 Mã lực
Chưa thấy cụ dynamic - mad cài thêm mấy câu nhể, hay thay đổi chiến lược sang trang 2
 

cucho

Xe tăng
Biển số
OF-76328
Ngày cấp bằng
26/10/10
Số km
1,249
Động cơ
433,240 Mã lực
Bác chủ cũng lắm thời giờ thật đấy
 

ngocdung6011

Xe tải
Biển số
OF-126276
Ngày cấp bằng
2/1/12
Số km
255
Động cơ
380,183 Mã lực
Nơi ở
Bà Triệu, Hé hé
Em đi từ Điện Biên về Hà Nội, qua Pha đin, Mộc châu, kinh nghiệm cho thấy là đường đấy các cụ đi tầm 50 - 60km/h, bật đèn cảnh báo sương mù, rất hạn chế hoặc không lấn vạch liền, qua cua vẫn phải còi và đến đoạn có đèn vàng nhấp nháy thì các cụ đi chậm hẳn lại 40km/h, cẩn thận các đồng chí đi phượt bằng xe máy... đấy là kinh nghiệm nhỏ mà em tích cóp được thôi các cụ ạ. Còn gặp xe khách tầm 40 - 50 chỗ đi ngược đường ở đoạn cua thì cụ dừng lại cho nó đi qua không các cụ ăn đuôi xe nó vào đầu mình, bọn nó toàn đi cắt đường thôi các cụ ạ!
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
30,872
Động cơ
900,086 Mã lực
Một số lời khuyên của các chuyên gia Michelin
- Luôn kiểm tra tình trạng của lốp và đảm bảo lốp xe của bạn được bơm căng đến mức áp suất chuẩn.
- Tránh các vũng nước, rất có thể chúng đang ngụy trang cho những hố sâu.
- Nếu xe bắt đầu trượt nước dẫn đến mất lái đừng đạp phanh ngay, cũng không đánh lái. Hãy thả chân ga để giảm tốc cho đến khi bạn cảm thấy bánh xe bám mặt đường trở lại.
...
Bài của ông Mitchenlin cũng hay, nhưng chưa thực tế với đường VN,
Em tạm đưa 3 cái gạch đầu dòng đầu tiên:
- Lốp xe đi đường trượt và trơn, nếu có thể thì nên đi non hơn bình thường thì lốp sẽ bám đường hơn (nếu định xì hơi cho non bớt thì cũng nên tính khả năng bơm lại sau đó). Nhất là khi đi vào đường nhiều bùn đất sét đỏ, rất trơn. Nếu thường xuyên đi loại đường này thì loại lốp gai to sẽ phù hợp hơn loại gai mịn. Nhưng lốp gai to đi đường nhựa khô ráo sẽ ồn hơn rất nhiều!
- Tất nhiên với 1 vùng nước đục thì khó có thể biết cái gì nằm bên dưới vì không thể nhìn xuyên qua được. Khi chỉ mỗi một mình một đường thì tất nhiên nên tránh, nhưng đường đông xe, nếu trời lại mưa tầm quan sát hạn chế mà cứ chăm chăm tránh các vũng nước có khi lại rất nguy hiểm (đi đường em sợ nhất mấy bác 2B với mấy cái vũng nước). 1 cách rất dễ để biết dưới lớp nước bùn là cái gì là quan sát các xe phía trước, nhất là những cái xe có cỡ bánh gần giống xe mình. Hố sâu hay nông, có đá hay không và gờ hố ra sao thì những cái xe trước cho mình thấy hết để biết trước có cần tránh hay không!
- "Trượt nước" chắc là mô tả hiện tượng bánh xe thia lia trên mặt nước. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi xe chạy rất nhanh. Ở VN chỉ gặp trên đường cao tốc, đường QL khá rộng và vắng... nhưng mặt đường lại không đều (ví dụ do bị lún) làm khi trời mưa (to) trên mặt đường để lại những vũng nước lớn.
Không nên chờ xe lao vào vũng nước, cảm giác xe như hơi lạng đi mới xử lý, mà khi chạy nhanh, nếu không phát hiện được vũng nước từ xa, mà chỉ khi đến gần mới bất ngờ nhận ra thì tốt nhất cứ giữ thẳng vô lăng, không những không được phanh mà cũng không nên giảm ga (có khi nên hơi ga lên một chút khi bánh trước chạm vào cai vũng sẽ tốt hơn-nếu phía trước không có vật cản khác). Chỉ nới chân ga sau khi đã qua cái vũng nước ấy và kể cả xe có ABS+VSC (hay ESP...) thì cũng chỉ nên giảm tốc độ sau đó bằng giảm ga! Khi bánh xe bị thia lia thì VSC hầu như không hỗ trợ được, bánh xe bị lớp nước đẩy trở lại - sẽ thia lia trên bề mặt mà không tiếp xúc với nền đường. Nếu bánh xe được hướng thẳng và có lực quay sẽ giúp cho nó tiếp xúc và bám lại với mặt đường ngay khi vượt qua vũng nước.
Nhưng tốt nhất trong các trường hợp này là đi chậm. Ở tốc độ chậm không bao giờ có hiện tượng này và cần đề phòng trong quá trình xảy ra mà có chướng ngại cần phải tránh (gần như bó tay)...!
 
Chỉnh sửa cuối:

Hằng Lê

Xe tăng
Biển số
OF-47365
Ngày cấp bằng
25/9/09
Số km
1,501
Động cơ
475,485 Mã lực
Chốt lại là mưa thì tìm quán gội đàu thư giãn mà nghỉ các cụ nhẩy :D
 

ToyotaAltis9063

Xe điện
Biển số
OF-156066
Ngày cấp bằng
9/9/12
Số km
2,413
Động cơ
-3,806 Mã lực
Bác chủ lại có bài mới rồi à? Em đọc thử phát.
 

Dynamat

Xe buýt
Biển số
OF-179003
Ngày cấp bằng
28/1/13
Số km
686
Động cơ
345,298 Mã lực
Bài của ông Mitchenlin cũng hay, nhưng chưa thực tế với đường VN,
Em tạm đưa 3 cái gạch đầu dòng đầu tiên:
- Lốp xe đi đường trượt và trơn, nếu có thể thì nên đi non hơn bình thường thì lốp sẽ bám đường hơn (nếu định xì hơi cho non bớt thì cũng nên tính khả năng bơm lại sau đó). Nhất là khi đi vào đường nhiều bùn đất sét đỏ, rất trơn. Nếu thường xuyên đi loại đường này thì loại lốp gai to sẽ phù hợp hơn loại gai mịn. Nhưng lốp gai to đi đường nhựa khô ráo sẽ ồn hơn rất nhiều!
- Tất nhiên với 1 vùng nước đục thì khó có thể biết cái gì nằm bên dưới vì không thể nhìn xuyên qua được. Khi chỉ mỗi một mình một đường thì tất nhiên nên tránh, nhưng đường đông xe, nếu trời lại mưa tầm quan sát hạn chế mà cứ chăm chăm tránh các vũng nước có khi lại rất nguy hiểm (đi đường em sợ nhất mấy bác 2B với mấy cái vũng nước). 1 cách rất dễ để biết dưới lớp nước bùn là cái gì là quan sát các xe phía trước, nhất là những cái xe có cỡ bánh gần giống xe mình. Hố sâu hay nông, có đá hay không và gờ hố ra sao thì những cái xe trước cho mình thấy hết để biết trước có cần tránh hay không!
- "Trượt nước" chắc là mô tả hiện tượng bánh xe thia lia trên mặt nước. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi xe chạy rất nhanh. Ở VN chỉ gặp trên đường cao tốc, đường QL khá rộng và vắng... nhưng mặt đường lại không đều (ví dụ do bị lún) làm khi trời mưa (to) trên mặt đường để lại những vũng nước lớn.
Không nên chờ xe lao vào vũng nước, cảm giác xe như hơi lạng đi mới xử lý, mà khi chạy nhanh, nếu không phát hiện được vũng nước từ xa, mà chỉ khi đến gần mới bất ngờ nhận ra thì tốt nhất cứ giữ thẳng vô lăng, không những không được phanh mà cũng không nên giảm ga (có khi nên hơi ga lên một chút khi bánh trước chạm vào cai vũng sẽ tốt hơn-nếu phía trước không có vật cản khác). Chỉ nới chân ga sau khi đã qua cái vũng nước ấy và kể cả xe có ABS+VSC (hay ESP...) thì cũng chỉ nên giảm tốc độ sau đó bằng giảm ga! Khi bánh xe bị thia lia thì VSC hầu như không hỗ trợ được, bánh xe bị lớp nước đẩy trở lại - sẽ thia lia trên bề mặt mà không tiếp xúc với nền đường. Nếu bánh xe được hướng thẳng và có lực quay sẽ giúp cho nó tiếp xúc và bám lại với mặt đường ngay khi vượt qua vũng nước.
Nhưng tốt nhất trong các trường hợp này là đi chậm. Ở tốc độ chậm không bao giờ có hiện tượng này và cần đề phòng trong quá trình xảy ra mà có chướng ngại cần phải tránh (gần như bó tay)...!
Trượt nước chỉ có thể là trường hợp trời mới mưa
Các giọt nước li ti quện với bụi, bùn thành các hạt nhỏ, trường hợp này đường cực trơn
Nhưng mưa to thì lại hết, chỉ xuất hiện lúc mới mưa.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
30,872
Động cơ
900,086 Mã lực
Trượt nước chỉ có thể là trường hợp trời mới mưa
Các giọt nước li ti quện với bụi, bùn thành các hạt nhỏ, trường hợp này đường cực trơn
Nhưng mưa to thì lại hết, chỉ xuất hiện lúc mới mưa.
Mưa to thì đường được rửa, nhưng mưa bụi chưa đủ lượng nước để rửa mặt đường đầy đất do xe công trình từ các bãi xây dựng chạy ra tạo thành lớp bùn trên mặt nên đường mới trơn. Khi mới mưa cũng vậy, mặt đường vẫn chưa được rửa!
Còn ở VN mình phần lớn đường xá không cho phép chạy với tốc độ nhanh cho nên hiện tượng aquaplane ít xảy ra, nhưng ở những đường cao tốc, đường quốc lộ thoáng và vắng nhưng mặt đường có nhiều vũng nước đọng thì cũng có thể gặp.
Nếu xe chạy rất nhanh mà trời mưa rất to, thì cũng có thể, nhưng hiện tượng lại hơi khác thêm 1 chút. Xe chạy khi tăng ga, tốc độ sẽ tăng đều, nhưng đến 1 tốc độ nào đó nếu xe không được trang bị chế độ chống trượt (ATRAC, TCS...) ga tăng tiếp lên xe sẽ chạy chậm hẳn lại như hụt hơi. Cũng là lớp nước ngăn cản bánh xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường làm bánh xe quay tít, nhưng trên mặt lớp nước rất mỏng trên mặt đường. Càng ga mạnh, xe càng chạy chậm lại, chỉ giảm ga đến 1 lúc nào đó bánh xe lại bám lại được mặt đường và có thể lại tăng tốc lại được. Người chưa biết hiện tượng này sẽ mắc đi mắc lại cho đến lúc hiểu ra và không chạy quá tốc độ có thể nữa. Nhưng cái xe có chế độ chống trượt thì máy xe sẽ tự khống chế không tăng để bánh xe phải quay tít được!
 
Chỉnh sửa cuối:

Dynamat

Xe buýt
Biển số
OF-179003
Ngày cấp bằng
28/1/13
Số km
686
Động cơ
345,298 Mã lực
Mưa to thì đường được rửa, nhưng mưa bụi chưa đủ lượng nước để rửa mặt đường đầy đất do xe công trình từ các bãi xây dựng chạy ra tạo thành lớp bùn trên mặt nên đường mới trơn. Khi mới mưa cũng vậy, mặt đường vẫn chưa được rửa!
Còn ở VN mình phần lớn đường xá không cho phép chạy với tốc độ nhanh cho nên hiện tượng aquaplane ít xảy ra, nhưng ở những đường cao tốc, đường quốc lộ thoáng và vắng nhưng mặt đường có nhiều vũng nước đọng thì cũng có thể gặp.
Nếu xe chạy rất nhanh mà trời mưa rất to, thì cũng có thể, nhưng hiện tượng lại hơi khác thêm 1 chút. Xe chạy khi tăng ga, tốc độ sẽ tăng đều, nhưng đến 1 tốc độ nào đó nếu xe không được trang bị chế độ chống trượt (ATRAC, TCS...) ga tăng tiếp lên xe sẽ chạy chậm hẳn lại như hụt hơi. Cũng là lớp nước ngăn cản bánh xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường làm bánh xe quay tít, nhưng trên mặt lớp nước rất mỏng trên mặt đường. Càng ga mạnh, xe càng chạy chậm lại, chỉ giảm ga đến 1 lúc nào đó bánh xe lại bám lại được mặt đường và có thể lại tăng tốc lại được. Người chưa biết hiện tượng này sẽ mắc đi mắc lại cho đến lúc hiểu ra và không chạy quá tốc độ có thể nữa. Nhưng cái xe có chế độ chống trượt thì máy xe sẽ tự khống chế không tăng để bánh xe phải quay tít được!
Không cần phải nhiều đất từ xe công trình ra
Chỉ cần một ít bụi + nước mua nhỏ kết hợp với nhau làm cho đường rất trơn
bác cứ thử đi, khi trời vừa mưa (mưa nhỏ)thì đường lại rất trơn và trơn hơn sau mưa lớn
 

Dynamat

Xe buýt
Biển số
OF-179003
Ngày cấp bằng
28/1/13
Số km
686
Động cơ
345,298 Mã lực
Đây cũng là một ý kiến hay
Mã:
[FONT=Times New Roman][COLOR=#00FF00]Các bạn gần như đã đi hết những nguyên nhân dẫn đến trường hợp này. Mình chỉ xin nói sâu về tác hại khi đi trên đường ướt thôi.
Hiện tượng chêm nước (nước nói chung)  xảy ra khi nước ở phía trước lốp  xe tích tụ nhiều hơn mức mà sức nặng của xe kịp đẩy chúng ra. Áp lực  nước lúc này đủ sức để nâng xe lên và làm nó trượt trên một màng nước  mỏng giữa lốp xe và mặt đường. Tại thời điểm này xe của bạn có thể mất  tiếp xúc hoàn toàn với mặt đường, và bạn có nguy cơ bị trượt trôi lệch  tuyến, thậm chí văng khỏi làn đường.

Để tránh hiện tượng chêm nước này bạn phải giữ áp suất lốp tiêu chuẩn,  sử dụng lốp gai lốp mòn quá giới hạn và thay thế ngay khi cần; hãy chạy  xe chậm trên đường ướt và tránh các vũng nước. Cố lái xe theo vết nước  của xe chạy trước. Nếu xảy ra tình huống xe bị chêm nước, đừng đạp thắng  vội hay ngoặc gấp, vì như vậy có thể khiến xe trượt trôi nguy hiểm. Hãy  bình tĩnh nhả chân ga, cho đến khi xe chậm lại và bạn có thể cảm giác  được mặt đường. Nếu cần phải thắng, thì phải thắng từ từ kết hợp nhồi  thắng nhẹ liên tiếp. Nếu xe có hệ thống ABS bạn cứ thắng theo bình  thường; hệ thống computer của thắng sẽ mô phỏng tác động nhồi thắng tự  động khi cần thiết.[/COLOR][/FONT]
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
30,872
Động cơ
900,086 Mã lực
Không cần phải nhiều đất từ xe công trình ra
Chỉ cần một ít bụi + nước mua nhỏ kết hợp với nhau làm cho đường rất trơn
bác cứ thử đi, khi trời vừa mưa (mưa nhỏ)thì đường lại rất trơn và trơn hơn sau mưa lớn
Phần lớn các giải thích của bác đều không vào được bản chất của vấn đề!
Nếu nói "trượt nước" chỉ khi bắt đầu mưa như bác: lúc bắt đầu mưa làm gì đủ lớp nước mặt để cản bánh xe tiếp xúc với mặt đường. Bác mới đọc chứ chưa hoàn toàn hiểu cái ông ở Mitchenlin.
Nếu xe chạy chậm, không khác bác thả 1 viên đá dẹt nhẹ xuống nước, nó sẽ chìm, nhưng khi ném thật mạnh, hơi nghiêng thì nó sẽ nảy lên, thia lia vài lần đến lúc tốc độ chậm hẳn nó mới chìm được xuống nước (trò thia lia đá trẻ con rất hay chơi). Ô tô chạy qua 1 vũng nước cũng vậy, chạy từ từ bánh sẽ chạm đáy bò qua, nhưng nếu nó chạy thật nhanh, rất nhiều nước bị bắn ra xung quanh nhưng vẫn có 1 lớp nước ngăn bánh tiếp xúc với mặt đường!
Chạy rất nhanh nữa thì lớp nước mưa dù rất mỏng cũng đủ để ngăn bánh xe tiếp xúc trực tiếp xuống mặt đường (hiện tượng này không phải chỉ đọc, mà em gặp trước khi đọc được về nó).

Tại sao người ta nói không phanh trong trường hợp này: bánh xe quay được thì hiện tượng giảm đi, nếu không cả phần diện tích bánh xe tiếp xúc với mặt nước như một tấm ván lướt, trượt trên bề mặt vũng nước. Khi qua hết nước nó tiếp xức với mặt đường nhưng sẽ bị trượt thêm 1 đoạn, dài bao nhiêu lâu phụ thuộc vào ma sát có được để làm bánh xe quay được trở lại với tốc độ xe đang lao. Còn bánh xe đang quay (do vậy mới nên giữ ga), tối ưu nhất tốc độ quay phù hợp với tốc độ xe, lốp sẽ tiếp xúc và bám nhanh được với mặt đường!
 
Chỉnh sửa cuối:

Dynamat

Xe buýt
Biển số
OF-179003
Ngày cấp bằng
28/1/13
Số km
686
Động cơ
345,298 Mã lực
Phần lớn các giải thích của bác đều không vào được bản chất của vấn đề!
Nếu nói "trượt nước" chỉ khi bắt đầu mưa như bác: lúc bắt đầu mưa làm gì đủ lớp nước mặt để cản bánh xe tiếp xúc với mặt đường. Bác mới đọc chứ chưa hoàn toàn hiểu cái ông ở Mitchenlin.
Nếu xe chạy chậm, không khác bác thả 1 viên đá dẹt nhẹ xuống nước, nó sẽ chìm, nhưng khi ném thật mạnh, hơi nghiêng thì nó sẽ nảy lên, thia lia vài lần đến lúc tốc độ chậm hẳn nó mới chìm được xuống nước (trò thia lia đá trẻ con rất hay chơi). Ô tô chạy qua 1 vũng nước cũng vậy, chạy từ từ bánh sẽ chạm đáy bò qua, nhưng nếu nó chạy thật nhanh, rất nhiều nước bị bắn ra xung quanh nhưng vẫn có 1 lớp nước ngăn bánh tiếp xúc với mặt đường!
Chạy rất nhanh nữa thì lớp nước mưa dù rất mỏng cũng đủ để ngăn bánh xe tiếp xúc trực tiếp xuống mặt đường (hiện tượng này không phải chỉ đọc, mà em gặp trước khi đọc được về nó).

Tại sao người ta nói không phanh trong trường hợp này: bánh xe quay được thì hiện tượng giảm đi, nếu không cả phần diện tích bánh xe tiếp xúc với mặt nước như một tấm ván lướt, trượt trên bề mặt vũng nước. Khi qua hết nước nó tiếp xức với mặt đường nhưng sẽ bị trượt thêm 1 đoạn, dài bao nhiêu lâu phụ thuộc vào ma sát có được để làm bánh xe quay được trở lại với tốc độ xe đang lao. Còn bánh xe đang quay (do vậy mới nên giữ ga), tối ưu nhất tốc độ quay phù hợp với tốc độ xe, lốp sẽ tiếp xúc và bám nhanh được với mặt đường!
Bác nhầm lẫn giữa 2 hiện tượng
Hiện tượng nảy sinh từ ném lia thia giải thích như sau
Nó cũng tương tự bộ môn lướt ván bằng ca nô kéo
Khi vận động viên lướt ván, sẽ có canô phía trước kéo đi, lúc này người vận động viên sẽ chịu tác động của lực kéo theo phương nằm ngang. Khi đứng trên vát lướt, anh ta sẽ tác động một lực xiên xuống mặt nước. Theo nguyên lý lực tác động và lực tương tác, mặt nước cũng tác động một lực xiên trở lại vào ván lướt, nâng đỡ người vận động viên không bị chìm.
Lực kéo càng lớn thì lực xiên xuống mặ nước càng lớn, và phản lực cũng càng lớn nên ván có thể nổi
Do đó khi ném đá (có bề mặt tiếp xúc phải đủ lớn và phẳng lỳ, đá tròn thì nó không lia thia trên mặt nước) với lực đủ lớn (thể hiện ở tốc độ viên đá càng nhanh) thì đá mới lia thia được, do lực ma sát của nước làm viên đá chậm lại nên chìm.
Lốp xe nó cấu tạo không phẳng như cục đá trong khi tiếp xúc với mặt đường nó lại quay, do đó nếu bác lấy một cái viên đá có hình tròn như lốp xe và ném mạnh trên mặt hồ thì không bao giờ nó lia thia được. Vả lại mức nước ở đường khá thấp.

Còn bác cho rằng phải có đất như từ xe công trình đổ ra thì mới có bùn trơn là sai
KHi trời mới mưa, đường đã có sẵn các hạt bụi, mưa chưa đủ lớn (lượng nước chưa đủ nhiều) để cuốn trôi bụi đi, do đó các hạt nước sẽ quện vào bụi , tạo ra các hạt bùn li ti và nó như các hòn bi giữa mặt lốp và đường, do đó đường trơn nhất (chỉ áp dụng đường nhựa và bê tông) chỉ khi trời mới mưa, còn sau khi mưa to thì độ trơn giảm xuống.
Hiện tượng như bác nói chỉ xảy ra khi lốp xe bó cứng phanh và không quay nhưng phản lực cũng không lớn lắm.

Bác cũng không kinh nghiệm lắm, Việc lao xe trúng hố nước ở tốc độ cao thì cái đầu tiên xảy ra và cực nguy hiểm là nước trong hố sẽ văng lên kính (dù bác có mở chế độ gạt mưa nhanh nhất cũng không gạt hết) và che mất hoàn toàn tầm nhìn tài xế (nước văng lên thường rất nhiều và đục). Do đó dễ làm tài xế mất phương hướng.
Còn lốp xe không bám đường là do lốp quá phẳng và gai nhỏ, ma sát thấp, kèm thêm nước làm giảm ma sát giữa lốp và đường.
KHi hiện tượng này xảy ra thì lốp xe sẽ bị trược, trong điều kiện thông thường cũng có thể làm cho bánh xe trược nếu độ bám của lốp thấp (có nghĩa là ma sát thấp) gọi là trượt có chủ ý hay còn gọi là drift, chỉ những xe có cân bằng điện tử mới hạn chế được xe trượt nhưng các lái xe lại không biểu diễn đờ ríp.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
30,872
Động cơ
900,086 Mã lực
Bác nhầm lẫn giữa 2 hiện tượng...

Bác cũng không kinh nghiệm lắm, Việc lao xe trúng hố nước ở tốc độ cao thì cái đầu tiên xảy ra và cực nguy hiểm là nước trong hố sẽ văng lên kính (dù bác có mở chế độ gạt mưa nhanh nhất cũng không gạt hết) và che mất hoàn toàn tầm nhìn tài xế (nước văng lên thường rất nhiều và đục). Do đó dễ làm tài xế mất phương hướng.
Thôi chắc nên bỏ tranh luận với bác,
Cái gì em viết, thì cũng như bác là em đã đọc được, nhưng đọc xong thì em khác bác là tìm thấy cái của mình để hiểu hiện tượng,

Chắc việc nước bắn lên kính thì bác đã đọc được ở topic về PS. Nếu thích em post lên cái ảnh chụp nước bắn lên cực đẹp, mà lái xe không phải bật gạt nước. Không phải cái xe nào chạy qua cũng bắn như vậy đâu, nếu nó không cắm xuống vũng nước!
(trong này họ không chỉ giải thích mà có cả ảnh-nhưng cái ảnh tụi em chụp thì nước sâu và bắn lên đẹp hơn rất nhiều và có khi kính trước còn khô hơn)
http://www.smartmotorist.com/driving-guideline/hydroplaning-aquaplaning.html


Nhưng cũng cảm ơn bác nhắc thêm, nếu lúc nào phải lái cái PS thì em sẽ chú ý, chứ mấy cái xe em đi thì không bị, chỉ sợ nhất là mấy cái xe tải ở hướng đối diện thôi!
Bác khoe làm nghề lái xe, chạy được nhiều loại xe nhưng hình như bác ít nói chuyện vói các bác lái xe khác?
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top