Kinh nghiệm của người chuyên lái đường đèo

htaduc

Xe tải
Biển số
OF-66697
Ngày cấp bằng
19/6/10
Số km
239
Động cơ
434,962 Mã lực
Cám ơn cụ vì những thông tin bổ ích
 

dapvocaydan

Xe điện
Biển số
OF-54223
Ngày cấp bằng
4/1/10
Số km
3,424
Động cơ
483,260 Mã lực
Em thì em chỉ nghĩ trăm hay không bằng tay quen, mỗi người 1 kiểu đi nhưng làm sao làm chủ tay lái là được. Trước em mới chạy Hà Nội - Điện Biên cũng thấy run lắm, bây giờ chạy nhiều quen rồi chạy đường đèo cứ gọi là ngọt xớt :P
Đồng ý với cụ là trăm hay không bằng tay quen, cơ mà lái xe thì chẳng ai nói hay được đâu ạ :D
 

toanco_k32

Xe tăng
Biển số
OF-3024
Ngày cấp bằng
8/1/07
Số km
1,225
Động cơ
571,625 Mã lực
Tôi không phải là lái xe chuyên nghiệp nhưng đã cầm vô-lăng được vài năm và đi qua chủ yếu đường Hà Nội- Cao Bằng và Hà Nội- Sơn La, Hà Nội-Lạng Sơn và các tỉnh miền núi phía bắc.

.... thứ nhất giảm ga. Thứ nhì bóp còi. Thứ ba mở cua. Thứ tư nhấp phanh (Tùy). Thứ 5 cắt cua.

5/ Cắt cua: Đi đường đèo cua nhiều mà không cắt cua thì xe rất lắc và dễ bị trượt, nhất là cua trái. Bạn mở cua rộng ra, đi đúng phần đường của mình. Khi quan sát phía trước nếu không có chướng ngại vật thì nên cắt cua, chiếm đường một chút sẽ đi dễ hơn, xe đỡ lắc. Tôi đã bị một lần vào cua không đạp phanh. Khi vào cua rộng quá gặp đường nhiều sỏi và cát đã bị xuống rãnh nước.
Cua càng gấp càng phải ôm cua nhanh. Nhưng phải quan sát được không có là bạn ăn đủ đấy. Đi đường đèo thì xuống đèo bao giờ cũng nguy hiểm hơn. Nên bạn đi từ số 2 đến số 4, tùy theo tình trạng mặt đường và tầm quan sát. Nếu mới học lái xe đi đường đèo thì nên đi số 2 thôi. Số 3 và số 4 chỉ những người đã thạo lái và vào cua chuẩn.
6/ Khi xảy ra mất phanh nên chủ động cho bánh xe rơi xuống rãnh nước bên ta-luy đường. Trước đó bạn nên về số 4321 nếu có thể về số được. Xe chở hàng không nên đậu xe ở ta-luy âm vì có thể xảy ra lở đất, xe rơi xuống vực.
Em ngứa mồn nhận xét phát
1. Nhấp phanh: cẩn thận nhé. Đang vào cua mà nhấp thêm tí phanh, đường có tí cát/nước mưa nữa là được quả driff tuyệt hảo đấy. Thêm nữa, còn tùy xe truyền động cầu trước hay cầu sau. Xe chạy cầu sau, vào cua mà muốn bám đường thì lại phải ... tiếp thêm tí ga nhé
2. Cắt cua: nguyên tắc số 1 đi đường đèo là đi đúng phần đường của mình. Khuyên người khác cắt cua, dù có quan sát trước cũng là điều không nên - hình thành một thói quen xấu. Một ngày đẹp trời, theo thói quen cắt cua ở một góc cua khuất tầm nhìn, ngược chiều cũng có 1 bạn cắt cua, hai bạn gặp nhau giữa đường - ai cũng hiểu chuyện gì xảy ra
3. Cua càng gấp càng phải ôm cua nhanh: quá khó hiểu. Ôm cua với tốc độ nhanh? Bác này chạy rally cho đội Subaru hay sao? Trình driff chắc phải cực khủng. Ôm cua với viêc đánh lái thật nhanh: muốn xuống rãnh thoát nước à?
Cua càng gấp thì càng phải giảm tốc độ. Cua đường đèo đôi khi gấp đến mức nhìn đường qua kính cửa lên xuống chứ không phải qua kính lái thì ôm cua nhanh để xuống vực à?
Em thấy kiểu phổ biến kinh nghiệm này nguy hiểm quá. Vài dòng để các bác tự kết luận cho riêng mình khi đọc những bài kiểu này
 
Chỉnh sửa cuối:

w&w

Xe máy
Biển số
OF-39888
Ngày cấp bằng
4/7/09
Số km
70
Động cơ
469,570 Mã lực
Em thì thấy ông này ko biết lái xe hoặc chưa đi đường đèo dốc bao giờ.
 

Lão Hột

Đi bộ
Biển số
OF-114458
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
3
Động cơ
387,330 Mã lực
Kinh nghiệm của em:
1. Luôn chạy đúng phần đường của mình.
2. tốc độ 40 - 50 km/h đối với đoạn thẳng
3. Trước khi vào khúc cua tốc độ giảm còn 20 - 30km/h. bóp kèn hoặc nháy đèn (chạy ban đêm)
4. Vượt xe trước ở những đoạn thẳng, và không vượt khi chuẩn bị vào cua
5. Không nối đuôi khi vượt 1 xe phía trước.
6. Nếu có 2 xe chạy ngược chiều đang vượt nhau thì tấp sát vào lề phải và dừng hẳn, để rộng đường cho 2 xe đi ngược vượt nhau.
7. Trường hợp bị vượt thì giảm tốc độ để cho họ qua
 

FujiS5200

Xe điện
Biển số
OF-33063
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
4,968
Động cơ
526,175 Mã lực
Xe số tự động thì chấp làm gì , cụ muốn ôm kiểu gì chả được, có mấy khi tay phải sờ xuống cần đâu.
Cầm thế nào cho phù hợp với mỗi người (có người thuận tay trái chẳng hạn) thì cầm, nhưng vấn đề là vần vô lăng làm sao cho cua tròn đều và liên tục, không lắc, không non, không già là ok. Với số tay, vì hay phải rờ cần số, nếu tay trái để trong thì em thấy quá khó để xoa 1 tay !
Phần vào cua thì em đảm bảo được tiết mục tròn, đều, không lắc... nhưng khi trả cua thì em lại hay dính vụ này. Trừ khi lúc quay đầu xe, em dùng 1 tay xoa vô lăng thì êm, còn lại thường thấy xe hơi lúc lắc, tức là trả cua hơi giật cục tẹo. Bác nào có cao kiến giúp em vụ này không?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,772
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phần vào cua thì em đảm bảo được tiết mục tròn, đều, không lắc... nhưng khi trả cua thì em lại hay dính vụ này. Trừ khi lúc quay đầu xe, em dùng 1 tay xoa vô lăng thì êm, còn lại thường thấy xe hơi lúc lắc, tức là trả cua hơi giật cục tẹo. Bác nào có cao kiến giúp em vụ này không?
Cụ nói đúng, vào cua tròn, êm dễ hơn trả cua. Cái này theo em cụ cứ luyện thêm vào, mà nó cũng phụ thuộc vào xe cụ trả lái có ngon không.
 

NDT78

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-83720
Ngày cấp bằng
25/1/11
Số km
1,028
Động cơ
420,802 Mã lực
Mấy đứa bạn hay chạy tuyến Lai Châu- Điện Biên còn kể: 2 xe công khi vào cua gặp nhau 1 bên núi 1 bên vực còn phải đi ngược chiều nhau để mít xe không văng và chạm vào nhau. Có nghĩa là ông đi bên phải đánh sang hướng bên trái, còn ông kia ngược lại. Khi 2 cabin song song với nhau ra hiệu lệnh thì cả 2 xe mới đi không thì chạm. Cụ nào gặp chưa ạ.?
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,024
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Phần vào cua thì em đảm bảo được tiết mục tròn, đều, không lắc... nhưng khi trả cua thì em lại hay dính vụ này. Trừ khi lúc quay đầu xe, em dùng 1 tay xoa vô lăng thì êm, còn lại thường thấy xe hơi lúc lắc, tức là trả cua hơi giật cục tẹo. Bác nào có cao kiến giúp em vụ này không?
Xoa vô lăng chỉ dùng cho lúc đi thật chậm hoặc quay đầu xe. Dùng 2 tay đánh lái thì sẽ hạn chế được giật cục.
 

Xú công tử

Đi bộ
Biển số
OF-114814
Ngày cấp bằng
29/9/11
Số km
1
Động cơ
387,110 Mã lực
Tôi không phải là lái xe chuyên nghiệp nhưng đã cầm vô-lăng được vài năm và đi qua chủ yếu đường Hà Nội- Cao Bằng và Hà Nội- Sơn La, Hà Nội-Lạng Sơn và các tỉnh miền núi phía bắc
=> đường lạng sơn em chạy 1 tuần trung bình 4 lần, em xin lỗi cụ chứ nếu áp dụng 6 điều như cụ nói thì đội container nó " thịt " em lâu rồi. mong cụ lần sau nếu có khuyên thì thực tế một chút, kẻo mấy cụ mới tập lái học theo thì lại khổ con cháu...

 

rainman

Xe hơi
Biển số
OF-43450
Ngày cấp bằng
16/8/09
Số km
111
Động cơ
465,590 Mã lực
các cụ giải thích thuật ngữ giúp em mới, em không hiểu nghĩa từ " cắt cua " là sao?? và từ "mở cua" nữa ạ. các cụ có thể giải thích cụ thể hơn cho em được không ạ. Cám ơn các cụ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,772
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
các cụ giải thích thuật ngữ giúp em mới, em không hiểu nghĩa từ " cắt cua " là sao?? và từ "mở cua" nữa ạ. các cụ có thể giải thích cụ thể hơn cho em được không ạ. Cám ơn các cụ.
Cắt cua: như kiểu cụ rẽ trái ụp một phát làm các xe khác đối diện bị vướng phải phanh hết cả lại, cái này ở ta hơi nhiều, và có vẻ HN nhiều hơn SG. Em thấy ở nước ngoài, các xe rẽ trái bao giờ cũng chờ hết xe đối diện rồi mới rẽ, ngay cả nước bạn Lào cũng không thấy cắt cua. Trên đường đèo, cụ vào cua gấp quá, chém qua vạch liền và sang làn đối diện cũng có thể coi là cắt cua.
Mở cua: cụ cứ tưởng tượng cái xe bus dài ngoẵng, khi nó muốn rẽ hoặc quay đầu là phải mở rộng vòng cua sang hướng ngược lại rồi mới cua. Ngay cả xe 4b của cụ nếu muốn quay đầu mà cứ đi sát dải phân cách giữa là sẽ gặp khó, cụ phải mở cua sang phía phải một tí rồi mới quay được. Nhiều cụ kô biết, cứ thấy xe tải dài xi nhan trái mà lại láng sang phía phải, chả biết đi thế nào ! Nó đang mở cua.
 

quanghuy139

Xe tải
Biển số
OF-114722
Ngày cấp bằng
28/9/11
Số km
307
Động cơ
390,270 Mã lực
có bác nào mới lấy bằng mà đi tam đảo chưa. Em định đi Tam đảo nhưng thấy mọi người khuyên k nên đi.nên em k dám. Đi tam đảo dốc có cao k.có sợ k các cụ. E mới bay được 100km.keke.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,772
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
có bác nào mới lấy bằng mà đi tam đảo chưa. Em định đi Tam đảo nhưng thấy mọi người khuyên k nên đi.nên em k dám. Đi tam đảo dốc có cao k.có sợ k các cụ. E mới bay được 100km.keke.
Vội gì, cụ cứ đi mấy con đèo, con dốc nhè nhẹ trước rồi mới nên đi TĐảo. Nói chung là ko sao đâu, nhưng mới chạy 100km thì còn thiếu và yếu nhiều kỹ năng để đi đèo đấy.
 

FujiS5200

Xe điện
Biển số
OF-33063
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
4,968
Động cơ
526,175 Mã lực
có bác nào mới lấy bằng mà đi tam đảo chưa. Em định đi Tam đảo nhưng thấy mọi người khuyên k nên đi.nên em k dám. Đi tam đảo dốc có cao k.có sợ k các cụ. E mới bay được 100km.keke.
Hồi mới lấy bằng độ 1 tháng, em làm quả Ba Vì lên dốc nhà thờ đổ. Đề-Pa ầm ầm nhưng mấy đứa bạn ngồi cùng thì tình nguyện xuống đi bộ hết vì sợ.
Trường hợp của bác chủ: Nếu tự tin tay lái, làm chủ được chiếc xe thì đi. Tuy nhiên, cực khuyến cáo là tuyển thêm xế có kinh nghiệm đi kèm. Không có thừa đâu ạh.
 

quanghuy139

Xe tải
Biển số
OF-114722
Ngày cấp bằng
28/9/11
Số km
307
Động cơ
390,270 Mã lực
Vội gì, cụ cứ đi mấy con đèo, con dốc nhè nhẹ trước rồi mới nên đi TĐảo. Nói chung là ko sao đâu, nhưng mới chạy 100km thì còn thiếu và yếu nhiều kỹ năng để đi đèo đấy.
Em biết e có yếu và kém nhiều. hjhj. Nói vậy thui, chứ tốt hơn hết là k nên đi, k nên làm ảnh hưởng đến người khác p k các bác. Lái xe chứ có p đi bộ đâu mà đùa được. keke
 

quanghuy139

Xe tải
Biển số
OF-114722
Ngày cấp bằng
28/9/11
Số km
307
Động cơ
390,270 Mã lực
Hồi mới lấy bằng độ 1 tháng, em làm quả Ba Vì lên dốc nhà thờ đổ. Đề-Pa ầm ầm nhưng mấy đứa bạn ngồi cùng thì tình nguyện xuống đi bộ hết vì sợ.
Trường hợp của bác chủ: Nếu tự tin tay lái, làm chủ được chiếc xe thì đi. Tuy nhiên, cực khuyến cáo là tuyển thêm xế có kinh nghiệm đi kèm. Không có thừa đâu ạh.
Bác cũng máu nhỉ, em yếu depa lém, em nói thật chứ em đi thi trượt vài lần cuối cùng em lấy được tấm bằng với phần thi sa hình được 100/100 đó, lý thuyết 30/30. Em thi trượt là vì em toàn tự học chỉ đi học đúng 2 buổi có giáo viên, với lại thiếu chút may mắn
 

FujiS5200

Xe điện
Biển số
OF-33063
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
4,968
Động cơ
526,175 Mã lực
Vụ depart thì theo kinh nghiệm học hạch của em thì thế này:

Thứ nhất là không nên sợ nó. Nhìn thấy cái dốc mà chưa chi đã sợ thì dễ 50% là sẽ toi.

Thứ 2, bác nên kiếm cái dốc nào đó văng vắng rồi tập đề pa. Lúc đầu chọn dốc nhẹ nhàng thôi, sau thì tăng dần. Tập depart ở đây không phải là tập để dừng rồi phi ào qua => cái đó phi giá trị. Tập ở đây là tập để đang đi là dừng, đứng yên, nhích lên 1 chút, dừng, nhích lên được 2 chút, dừng... nhích... dừng... Ban đầu có thể chưa quen, nhưng đôi ba lần là sẽ thấy ổn, chân côn, chân ga hoặc tay phanh sẽ phối hợp nhịp nhàng. Ngày trước thằng bạn em nó cho em cưỡi con CD5 gần như nát tươm ra cái hầm chui Thăng Long để em đi, dừng, nhích độ 1 buổi chiều là cũng tự tin lên được chút ít.

Chúc bác tự tin và vui vẻ với cái món chẳng vui vẻ này.
 

Vũ Danh Quốc

Xe đạp
Biển số
OF-197805
Ngày cấp bằng
8/6/13
Số km
10
Động cơ
325,500 Mã lực
Đi đèo mà hay cắt cua, cẩn thận va vào xe ngược chiều là hết đường đỡ. Với lại, cắt cua cũng đâu làm xe không lắc. Muốn xe không lắc là phải vào cua tròn đều. Mấy điều này chứng tỏ cái ông đưa ra kinh nghiệm cũng không phải dân có kinh nghiệm !
cắt cua rất nguy hiểm nếu vào ban ngày.đổ cua tốt nhất đi tốc độ vừa phải mà mình làm chủ được tay lái
 

duyhhhh

Xe đạp
Biển số
OF-108237
Ngày cấp bằng
8/8/11
Số km
30
Động cơ
392,653 Mã lực
Nhờ cụ em tích lũy thêm kiến thức.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top