- Biển số
- OF-66697
- Ngày cấp bằng
- 19/6/10
- Số km
- 244
- Động cơ
- 434,962 Mã lực
Cám ơn cụ vì những thông tin bổ ích
Đồng ý với cụ là trăm hay không bằng tay quen, cơ mà lái xe thì chẳng ai nói hay được đâu ạEm thì em chỉ nghĩ trăm hay không bằng tay quen, mỗi người 1 kiểu đi nhưng làm sao làm chủ tay lái là được. Trước em mới chạy Hà Nội - Điện Biên cũng thấy run lắm, bây giờ chạy nhiều quen rồi chạy đường đèo cứ gọi là ngọt xớt
Em ngứa mồn nhận xét phátTôi không phải là lái xe chuyên nghiệp nhưng đã cầm vô-lăng được vài năm và đi qua chủ yếu đường Hà Nội- Cao Bằng và Hà Nội- Sơn La, Hà Nội-Lạng Sơn và các tỉnh miền núi phía bắc.
.... thứ nhất giảm ga. Thứ nhì bóp còi. Thứ ba mở cua. Thứ tư nhấp phanh (Tùy). Thứ 5 cắt cua.
5/ Cắt cua: Đi đường đèo cua nhiều mà không cắt cua thì xe rất lắc và dễ bị trượt, nhất là cua trái. Bạn mở cua rộng ra, đi đúng phần đường của mình. Khi quan sát phía trước nếu không có chướng ngại vật thì nên cắt cua, chiếm đường một chút sẽ đi dễ hơn, xe đỡ lắc. Tôi đã bị một lần vào cua không đạp phanh. Khi vào cua rộng quá gặp đường nhiều sỏi và cát đã bị xuống rãnh nước.
Cua càng gấp càng phải ôm cua nhanh. Nhưng phải quan sát được không có là bạn ăn đủ đấy. Đi đường đèo thì xuống đèo bao giờ cũng nguy hiểm hơn. Nên bạn đi từ số 2 đến số 4, tùy theo tình trạng mặt đường và tầm quan sát. Nếu mới học lái xe đi đường đèo thì nên đi số 2 thôi. Số 3 và số 4 chỉ những người đã thạo lái và vào cua chuẩn.
6/ Khi xảy ra mất phanh nên chủ động cho bánh xe rơi xuống rãnh nước bên ta-luy đường. Trước đó bạn nên về số 4321 nếu có thể về số được. Xe chở hàng không nên đậu xe ở ta-luy âm vì có thể xảy ra lở đất, xe rơi xuống vực.
Phần vào cua thì em đảm bảo được tiết mục tròn, đều, không lắc... nhưng khi trả cua thì em lại hay dính vụ này. Trừ khi lúc quay đầu xe, em dùng 1 tay xoa vô lăng thì êm, còn lại thường thấy xe hơi lúc lắc, tức là trả cua hơi giật cục tẹo. Bác nào có cao kiến giúp em vụ này không?Xe số tự động thì chấp làm gì , cụ muốn ôm kiểu gì chả được, có mấy khi tay phải sờ xuống cần đâu.
Cầm thế nào cho phù hợp với mỗi người (có người thuận tay trái chẳng hạn) thì cầm, nhưng vấn đề là vần vô lăng làm sao cho cua tròn đều và liên tục, không lắc, không non, không già là ok. Với số tay, vì hay phải rờ cần số, nếu tay trái để trong thì em thấy quá khó để xoa 1 tay !
Cụ nói đúng, vào cua tròn, êm dễ hơn trả cua. Cái này theo em cụ cứ luyện thêm vào, mà nó cũng phụ thuộc vào xe cụ trả lái có ngon không.Phần vào cua thì em đảm bảo được tiết mục tròn, đều, không lắc... nhưng khi trả cua thì em lại hay dính vụ này. Trừ khi lúc quay đầu xe, em dùng 1 tay xoa vô lăng thì êm, còn lại thường thấy xe hơi lúc lắc, tức là trả cua hơi giật cục tẹo. Bác nào có cao kiến giúp em vụ này không?
Xoa vô lăng chỉ dùng cho lúc đi thật chậm hoặc quay đầu xe. Dùng 2 tay đánh lái thì sẽ hạn chế được giật cục.Phần vào cua thì em đảm bảo được tiết mục tròn, đều, không lắc... nhưng khi trả cua thì em lại hay dính vụ này. Trừ khi lúc quay đầu xe, em dùng 1 tay xoa vô lăng thì êm, còn lại thường thấy xe hơi lúc lắc, tức là trả cua hơi giật cục tẹo. Bác nào có cao kiến giúp em vụ này không?
Cắt cua: như kiểu cụ rẽ trái ụp một phát làm các xe khác đối diện bị vướng phải phanh hết cả lại, cái này ở ta hơi nhiều, và có vẻ HN nhiều hơn SG. Em thấy ở nước ngoài, các xe rẽ trái bao giờ cũng chờ hết xe đối diện rồi mới rẽ, ngay cả nước bạn Lào cũng không thấy cắt cua. Trên đường đèo, cụ vào cua gấp quá, chém qua vạch liền và sang làn đối diện cũng có thể coi là cắt cua.các cụ giải thích thuật ngữ giúp em mới, em không hiểu nghĩa từ " cắt cua " là sao?? và từ "mở cua" nữa ạ. các cụ có thể giải thích cụ thể hơn cho em được không ạ. Cám ơn các cụ.
Vội gì, cụ cứ đi mấy con đèo, con dốc nhè nhẹ trước rồi mới nên đi TĐảo. Nói chung là ko sao đâu, nhưng mới chạy 100km thì còn thiếu và yếu nhiều kỹ năng để đi đèo đấy.có bác nào mới lấy bằng mà đi tam đảo chưa. Em định đi Tam đảo nhưng thấy mọi người khuyên k nên đi.nên em k dám. Đi tam đảo dốc có cao k.có sợ k các cụ. E mới bay được 100km.keke.
Hồi mới lấy bằng độ 1 tháng, em làm quả Ba Vì lên dốc nhà thờ đổ. Đề-Pa ầm ầm nhưng mấy đứa bạn ngồi cùng thì tình nguyện xuống đi bộ hết vì sợ.có bác nào mới lấy bằng mà đi tam đảo chưa. Em định đi Tam đảo nhưng thấy mọi người khuyên k nên đi.nên em k dám. Đi tam đảo dốc có cao k.có sợ k các cụ. E mới bay được 100km.keke.
Em biết e có yếu và kém nhiều. hjhj. Nói vậy thui, chứ tốt hơn hết là k nên đi, k nên làm ảnh hưởng đến người khác p k các bác. Lái xe chứ có p đi bộ đâu mà đùa được. kekeVội gì, cụ cứ đi mấy con đèo, con dốc nhè nhẹ trước rồi mới nên đi TĐảo. Nói chung là ko sao đâu, nhưng mới chạy 100km thì còn thiếu và yếu nhiều kỹ năng để đi đèo đấy.
Bác cũng máu nhỉ, em yếu depa lém, em nói thật chứ em đi thi trượt vài lần cuối cùng em lấy được tấm bằng với phần thi sa hình được 100/100 đó, lý thuyết 30/30. Em thi trượt là vì em toàn tự học chỉ đi học đúng 2 buổi có giáo viên, với lại thiếu chút may mắnHồi mới lấy bằng độ 1 tháng, em làm quả Ba Vì lên dốc nhà thờ đổ. Đề-Pa ầm ầm nhưng mấy đứa bạn ngồi cùng thì tình nguyện xuống đi bộ hết vì sợ.
Trường hợp của bác chủ: Nếu tự tin tay lái, làm chủ được chiếc xe thì đi. Tuy nhiên, cực khuyến cáo là tuyển thêm xế có kinh nghiệm đi kèm. Không có thừa đâu ạh.
cắt cua rất nguy hiểm nếu vào ban ngày.đổ cua tốt nhất đi tốc độ vừa phải mà mình làm chủ được tay láiĐi đèo mà hay cắt cua, cẩn thận va vào xe ngược chiều là hết đường đỡ. Với lại, cắt cua cũng đâu làm xe không lắc. Muốn xe không lắc là phải vào cua tròn đều. Mấy điều này chứng tỏ cái ông đưa ra kinh nghiệm cũng không phải dân có kinh nghiệm !