Kinh nghiệm của người chuyên lái đường đèo

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,674
Động cơ
544,972 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Trong các kinh nghiệm cụ chủ nêu thì E thấy chỉ dùng được mục 6, các mục 1-5 đều không chuẩn. Vì:
- Tư thế cầm lái: là tư thế ngồi thoải mái nhất của mỗi lái xe và ngồi càng cao càng dễ bị đảo người do xa trọng tâm.
- Cách cầm vô lăng: đã có Cụ nói rồi, E không nói lại.
- vào cua thả chân ga và đặt lên chân phanh: khi vào cua mà lại lên dốc thì có thực hiện được không? Nhất là cua liên tục đảo chiều và lên dốc?
- 4,5: cắt cua? Cực kỳ nguy hiểm khi có xe ngược chiều mà cua gấp không thể nhìn thấy xe ngược chiều (một số gương cầu đã bị hỏng và chưa được thay thế?)
 

Kenvelo

Xe buýt
Biển số
OF-41334
Ngày cấp bằng
22/7/09
Số km
543
Động cơ
192,347 Mã lực
Nơi ở
Quận Hai Voi
Tôi không phải là lái xe chuyên nghiệp nhưng đã cầm vô-lăng được vài năm và đi qua chủ yếu đường Hà Nội- Cao Bằng và Hà Nội- Sơn La, Hà Nội-Lạng Sơn và các tỉnh miền núi phía bắc.

Qua thực tế lái xe đường đèo dốc và cua nhiều (Đã bị trả giá rơi xuống mép đường khi mới lái được 1 năm), tôi thấy nếu muốn đi vào cua đẹp và an toàn phải lưu ý những điểm sau:
1/ Tư thế lái: Chỉnh ghế ngồi cao lên một chút và thắt dây an toàn khi đi đường nhiều cua. Để quan sát tốt hơn và đỡ bị lắc.
2/ Cách cầm vô-lăng; Theo thói quen của từng người nhưng theo tôi thì tay phải cầm cả hai tay. Tay phải cầm vô-lăng phia ngoài tay trái cầm vào trong VL (ở giữa) để dễ xoay và bấm còi. Vị trí cầm theo thầy đã dạy.
3/ Vào cua phải giảm tốc độ (thả chân ga ra và đặt lên chân phanh) sẵn sàng phanh khi gặp xe ngược chiều.
4/ Cua thì có nhiều loại cua như cua quan sát được và không quan sát được. Cua liên tục, cua tay áo....thì tùy theo từng loại mà đi. Nhưng theo kinh nghiệm thì thứ nhất giảm ga. Thứ nhì bóp còi. Thứ ba mở cua. Thứ tư nhấp phanh (Tùy). Thứ 5 cắt cua.
5/ Cắt cua: Đi đường đèo cua nhiều mà không cắt cua thì xe rất lắc và dễ bị trượt, nhất là cua trái. Bạn mở cua rộng ra, đi đúng phần đường của mình. Khi quan sát phía trước nếu không có chướng ngại vật thì nên cắt cua, chiếm đường một chút sẽ đi dễ hơn, xe đỡ lắc. Tôi đã bị một lần vào cua không đạp phanh. Khi vào cua rộng quá gặp đường nhiều sỏi và cát đã bị xuống rãnh nước.
Cua càng gấp càng phải ôm cua nhanh. Nhưng phải quan sát được không có là bạn ăn đủ đấy. Đi đường đèo thì xuống đèo bao giờ cũng nguy hiểm hơn. Nên bạn đi từ số 2 đến số 4, tùy theo tình trạng mặt đường và tầm quan sát. Nếu mới học lái xe đi đường đèo thì nên đi số 2 thôi. Số 3 và số 4 chỉ những người đã thạo lái và vào cua chuẩn.
6/ Khi xảy ra mất phanh nên chủ động cho bánh xe rơi xuống rãnh nước bên ta-luy đường. Trước đó bạn nên về số 4321 nếu có thể về số được. Xe chở hàng không nên đậu xe ở ta-luy âm vì có thể xảy ra lở đất, xe rơi xuống vực.
Tôi có chút kinh nghiệm chia sẻ với bạn.
Chúc lái xe an toàn.
ST
Thanks cụ nhiều, nếu cụ cần hiểu thêm về những dòng in nghiêng cụ PM cho em.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,267
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Trong các kinh nghiệm cụ chủ nêu thì E thấy chỉ dùng được mục 6, các mục 1-5 đều không chuẩn. Vì:
- Tư thế cầm lái: là tư thế ngồi thoải mái nhất của mỗi lái xe và ngồi càng cao càng dễ bị đảo người do xa trọng tâm.
- Cách cầm vô lăng: đã có Cụ nói rồi, E không nói lại.
- vào cua thả chân ga và đặt lên chân phanh: khi vào cua mà lại lên dốc thì có thực hiện được không? Nhất là cua liên tục đảo chiều và lên dốc?
- 4,5: cắt cua? Cực kỳ nguy hiểm khi có xe ngược chiều mà cua gấp không thể nhìn thấy xe ngược chiều (một số gương cầu đã bị hỏng và chưa được thay thế?)

1)Ban ngày thì ôm cua,ban đêm thì cắt cua.Đâu cứ nhất thiết cứ phải cứng nhắc
2)Để ôm cua và cắt cua hiệu quả thì nên sử dụng xe có cân bằng điện tử
 
Chỉnh sửa cuối:

congtuan89hp

Xe tải
Biển số
OF-175945
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
382
Động cơ
344,120 Mã lực
Em cắt cua bị dính ở Hòa Bình mất hơn củ đấy cụ ạ. Cắt cua cũng tốt thôi, nhưng nhớ là vạch đứt hẵng cắt các cụ nhé!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top