Bác sĩ dặn em khi cho con đi khám mũi là không được bơm nước muôi sly mà chỉ được dùng xịt,hoặc nhỏ giọt. Bơm rửa rất dễ viêm tai
Chỗ này em đính chính một chút.
Chính xác (theo giải thích của bác sỹ của nhà em), là không bơm rửa mũi bằng nước muối sinh lý quá thường xuyên, sẽ làm mất cân bằng và tổn thương niêm mạc mũi. Chỉ khi bé có nhiễm virus vi khuẩn làm viêm hô hấp trên, gây ngạt mũi do đờm, dịch mũi dẫn đến khó thở, thì rửa mũi để làm thông đường thở và làm sạch. Nhưng phải rửa đúng cách: để bé nằm nghiêng, hoặc cúi đầu, một tay bóp chai nước muối chậm, nhẹ để phần dịch mũi đặc nó lỏng ra dần, cùng lúc dùng tay kia day nhẹ sống mũi để bong phần dịch mũi bám phía trong. Không bao giờ được bóp nước muối nhanh và mạnh, vì mũi tai thông nhau, khi bóp mạnh làm tăng áp suất sẽ đẩy dịch mũi sang làm viêm tai. Ngoài ra, bóp nhanh quá thì dịch mũi đặc bám trên thành mũi chưa loãng ra và không bị đẩy ra ngoài, việc làm sạch không hiệu quả.
Nếu rửa mũi đúng cách, thì sẽ tăng cường hiệu quả điều trị viêm hô hấp trên, còn rửa k đúng, thì không có tác dụng tốt (vì hiệu quả làm sạch k cao) mà còn đẩy virus vi khuẩn sang tai làm viêm tai.
Việc trớ của bé, có thể do thức ăn chưa tiêu hoá xong mà đã xóc nảy bé, hoặc do dịch đờm làm hẹp đường thực quản, hoặc do cơ tâm vị/ môn vị chưa hoàn thiện, làm thức ăn bị đọng ở dạ dày nhiều, bị đẩy lên gây trớ (đi khám thường là bệnh trào ngược dạ dày thực quản trẻ em).
Nếu bé bị đờm dịch làm hẹp thực quản thì dùng máy khí dung xông nước muối sinh lý để làm loãng dịch đờm, cho bé uống nước ấm để rửa trôi đờm trước khi cho ăn 15-30 phút. Ăn xong vỗ lưng nhẹ để không khí bị tích trong dạ dày ợ ra, kê thêm khăn để bé nằm phần ngực cao hơn bụng một chút. Nếu đã làm hết mà bé vẫn trớ nhiều, đặc biệt nếu bé trớ thành vòi thì nên cho đi khám để bác sỹ cho thuốc can thiệp giảm triệu chứng. Các bé bị chứng trào ngược dạ dày trẻ em thì ba mẹ sẽ rất mệt, vì hệ thống dạ dày của các con còn chưa hoàn thiện, chỉ có thể hỗ trợ và chịu đựng đến khi nó hoàn thiện thì sẽ tự bớt chứ không có cách nào đẩy nhanh được.
Các bé 6 tháng - 3 tuổi thì hệ miễn dịch còn yếu, kháng thể được thừa hưởng từ mẹ đã giảm tác dụng, mà kháng thể tự thân lại chưa có nên sẽ bị bệnh rất nhiều, mỗi tháng bệnh 1 lần là bình thường, vừa hết đợt này đã vào đợt khác, nhất là khi bé đi học, lớp lúc nào cũng có bạn mũi thò lò, sốt, ho. Đây là chuyện tất yếu, nên chỉ có thể hỗ trợ cho bé bằng cách giữ ấm, cho bé súc họng nước muối, phơi nắng, vận động, uống nước, ăn nhiều trái cây, theo dõi tình huống để dẫn bé đi khám khi có triệu chứng cần phải can thiệp để tránh những hậu quả xấu, rồi thì đợi giai đoạn này nó qua mau. Nhưng cũng phải cân nhắc giữa giữ gìn để bé không bị nhiễm virus và để cơ thể và hệ miễn dịch được có cơ hội hoàn thiện. Mỗi lần con bệnh, sốt là một lần hệ miễn dịch của con được tập dượt, nên không sốt không bệnh cũng không phải là điều tốt.
Cuối cùng, kháng sinh là dao sắc, có lợi và hại. Nếu bị viêm nhiễm thì phải cho các con uống, nhưng nếu mỗi lần sốt mỗi lần uống thì lại rất không nên. Và xác suất chỉ khoảng 5% số lần bị bệnh của các con là do nhiễm khuẩn, cần uống kháng sinh nhưng các Bác sỹ yêu dấu của đất nước chúng ta rất thích kê kháng sinh cho trẻ em để phòng ngừa xác suất nhiễm khuẩn 5%, nên các bác cần cân nhắc chuyện đi khám và uống kháng sinh của các con. Theo em, chỉ khi viêm phế quản, tiểu phế quản thì cần dùng kháng sinh để phòng ngừa lan xuống phổi, còn nếu chỉ là viêm hô hấp trên thì cứ để hệ miễn dịch làm việc của nó. Và uống kháng sinh sẽ gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ, nên khi bé bị viêm nhiễm phải uống kháng sinh thì nên bổ sung men đường ruột để giảm rối loạn tiêu hoá (men đường ruột uống sau kháng sinh độ 1-2 tiếng, tuyệt đối k uống cùng lúc)
Đó là kinh nghiệm chầu chực kéo tay hỏi bác sỹ mấy năm của em, hy vọng giúp được các bác.
À, em thêm một chút nhé, không cho các cháu nhỏ ra chỗ đồng trống, bệnh viện và đám tang. Nếu được, không cho ra đường chơi vào khoảng 6g, 12giờ, người nhà đi bệnh viện, đi đám ma về phải tắm giặt sạch mới vào phòng trẻ con, sẽ bớt được chuyện khóc đêm ở các cháu. Con em từ nhỏ em xin một cái chú thủ lăng nghiêm từ chùa, ra đường là tròng vào cổ, trộm vía chưa bao giờ cháu khóc đêm vì bị phá (kiểu khóc ngằn ngặt như bị đánh bị véo, vừa khóc vừa trốn vào giường, vào mền, vừa khóc vừa nhìn chỗ nào đó trong nhà, hoặc la hét đẩy đuổi là khóc do bị phá ạ).