Kính gửi cụ Hoalocvung và anh em :
Tôi xin bàn thêm về thuyết Âm Dương và đạo Phật
Bài này tôi viết ra để cùng chia sẻ hoàn toàn là tự thân giác ngộ khi chiêm nghiệm liên thông giữa Phật pháp và thuyết Âm Dương, quyết không phải lấy hoàn toàn từ google ra. có thể đúng mà có thể chưa đúng , chỉ là ý kiến chủ quan chia sẻ để học hỏi các cụ. Tôi ham học lắm. các cụ nào nói hay là tôi yêu quý lắm.
Dịch học lấy cốt lõi là thuyết âm dương ngũ hành là ngành khoa học về quy luật của vũ trụ quan. tức là những gì hiện hữu thuộc về vũ trụ. Nó rộng lớn vô cùng nhưng tôi sẽ lược giản nhất, dễ hiểu nhất trong khuôn khổ forum và thời gian ít ỏi của chúng ta dành cho lĩnh vực này. Chỉ nói riêng về Âm Dương thôi nhé. Còn ngũ hành tứ tượng bát quái thì rộng quá...ghi nhận sớm nhất di chỉ liên quan đến Dịch ra đời cách đây 4800 năm.
Vạn vật trong vũ trụ này nằm trong quy luật âm dương ngũ hành, tồn tại hai thái cực đối kháng, tưởng như mâu thuẫn nhưng thống nhất để tồn tại., nó rất gần gũi các cụ ạ, nghe từ ÂM DƯƠNG nó khó hiểu, nhưng cụ thể nó thế này ; vạn vật sinh ra thì phải chết đi, ngay cả thiên hà sinh ra rồi thiên hà cũng già và chết, ngôi sao sinh ra rồi cũng chết.
Chúng ta sinh ra rồi cũng chết , cái cây con vật, hòn đá sinh ra rồi cũng chết. Chu kỳ sống của mỗi thực thể dài ngắn khác nhau, hệ mặt trời thì chu kỳ tính đến tỷ năm, đời người thì chu kỳ thế kỷ, con gà thì chu kỳ tính đến thập kỷ, cây lúa thì chu kỳ theo tháng….ruồi thì chu kỳ theo ngày.
Tiếp tục bàn về âm dương. Điện thì có cực dương và cực âm.tờ giấy thì có mặt âm và dương, có giàu tất phải có nghèo, có hạnh phúc phải có khổ đau, có yên bình thì phải có xáo trộn, có chiến tranh phải có hòa bình….. Sống và chết có mâu thuẫn không ? quá mâu thuẫn, chúng ta rất ghét cái chết. Tìm mọi cách để kéo dài sự sống, nhưng giả sử không có cái chết thì trái đất này chật ních người và sinh vật dày đặc như tắc đường ngày lễ….đó vẫn phải cần cái chết để cân bằng….
Nếu cụ nào bảo thuyết âm dương ngũ hành nó không phổ quát thì đó, cụ áp vào mọi vật chất mọi phương diện đều đúng phải không ? đó thuyết âm dương sơ khởi nhất của dịch đó. Chưa hiểu âm dương thì chưa bàn vội về Dịch.
Nếu căn cứ vào quy luật này mà suy rộng ra thì sẽ không có trường sinh bất lão. Sẽ không có xã hội nào chỉ toàn người giàu mà không có người nghèo, sẽ không có xã hội nào chỉ toàn công bằng mà không có bất công….
Có vay có trả, có nhân tất có quả,giết người thì nợ mạng, sát sinh thì nợ nghiệp,,,làm điều xấu xa tất sẽ khổ đau đó là nhân quả….tuy nhiên trong đời người cũng có trường hợp có nhân không quả, có quả không nhân. Có vay không trả được trả mà chưa từng vay. Điều này lý giải ra sao ? tôi sẽ mạn đàm bên phần tư tưởng Phật giáo.
Vâng nói hẹp một chút trong khuôn khổ xã hội loài người này thì thuyết Âm Dương chính là quy luật của cuộc sống. Loài người đảo điên trong âm dương .
Khoảng thế kỷ 5 TCN tu sĩ Cồ Đàm – Thái tử Tất Đạt Đa trong những lần ra khỏi kinh thành gặp những tình huống sau :
- Cửa thành phía Đông: Gặp một người già
- Cửa thành phía Nam: Gặp một người bệnh
- Cửa thành phía Tây: Gặp một người chết
- Cửa thành phía Bắc: Gặp một vị Tu sĩ,
Ông nhận thấy con người chịu sự chi phối của quy luật Âm Dương.
Và ông đi tìm lời giải :
- Làm sao cho con trẻ mãi không già.
- Làm sao cho con mạnh mãi không đau
- Làm sao cho con sống hoài không chết
- Làm sao cho mọi người hết khổ
Cuối cùng ngài cũng tìm ra lời giải cho câu hỏi trên chính là thoát khỏi Âm Dương của con người , các pháp tu thì cụ Hoalocvung tỏ tường hơn có thể cùng chia sẻ.
Là đấng giác ngộ, tìm ra phương pháp thoát khỏi Âm Dương nhưng chính Đức phật cũng phải chết tức là ông chịu chi phối của Âm Dương . Ông chết bởi một mũi tên bắn vào chân.
Vâng chỉ có linh hồn con người sau khi tu hành đúng pháp mới có thể thoát khỏi Âm Dương, Lục Đạo Luân Hồi. Còn thân tứ đại của ngài sinh ra từ vật chất phải trả về đúng vật chất theo quy luật Âm Dương.
Tôi xin giải thích tiếp “..trong đời người cũng có trường hợp có nhân không quả, có quả không nhân. Có vay không trả được trả mà chưa từng vay. Điều này lý giải ra sao ?”
Vâng ngài sinh ra vốn thiện tính thiện tâm từ bi hỷ xả bậc nhất , không giết ai, không nợ ai lại công đức vô lượng khi tìm ra phương pháp và bỏ cả ngai vàng, dùng cả cuộc đời thuyết pháp, hóa độ cứu rỗi loài người , mà lại chết bởi 1 mũi tên vào chân ?
Ngài thiền quán xuyên không gian thời gian vô lượng kiếp và ngài nhận ra tiền kiếp ngài còn nợ một người mũi tên bắn vào người ta. Để kiếp này ngài kết thúc nhân quả để thoát khỏi Âm Dương thì ngài buộc phải cho người ta bắn vào chân để hết nợ nghiệp nợ kiếp. Nếu không ngài sẽ không siêu thoát được và vẫn chịu chi phối bởi Âm Dương.
Trong cuộc sống nhiều người sẽ thắc mắc, sao ông ấy bà ấy sống phúc đức hiền lành thế mà sao bất hạnh liên mien, khổ sở trăm bề. Kẻ gian ác kia nó ác quá mà sao nó cứ nhơn nhơn ngoài vòng pháp luật, vẫn sung sướng như thế.
Vâng chỉ có quán thấu tiền kiếp hậu kiếp thì mới có câu trả lời cho thắc mắc trên.
Mới đây thôi, động đất hủy diệt Nepal, một đất nước Phật giáo có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới. Nhưng chỉ vài giây động đất mà đền chùa, công trình di tích Phật giáo cũng bị hủy hoại các phật tử chết la liệt.
Người đời sẽ hỏi , Phật ở đâu mà sao không ra tay cứu giúp? Tại sao không động đất ở nơi IS đang tàn độc giết người mà lại xảy ra ngay nơi đất Phật ?
Xin thưa Âm Dương là quy luật khách quan , là cuộc sống, dù tin hay không tin nó vẫn cứ xảy ra lạnh lùng. Phật pháp là tư tưởng , tin và tu tập , hành trì thì sẽ đắc quả vị còn không tin thì không có gì. Ngài không xoay chuyển Âm Dương , mà ngài chỉ cho phương pháp để giải thoát, bởi ngài biết là những gì thuộc về Âm Dương thì sẽ trả về với Âm Dương, ngay cả thân tứ đại của ngài cũng trở thành cát bụi, ngay cả nơi phát tích Phật giáo cũng trở thành tàn tích. Chỉ có tư tưởng của ngài là tồn tại.
Tư tưởng Phật giáo hóa độ cứu rỗi thế giới loài người – một phạm trù của thuyết Âm Dương mà thôi. Còn thuyết âm Dương nó bao trùm lên toàn bộ hệ thống vật chất. Từ vi mô đến vĩ mô.
Chớ khiên cưỡng khi nói Đức Phật tìm ra phương pháp giải thoát Âm Dương cho toàn bộ vật chất trong Vũ Trụ nhé. Chỉ dành cho loài người thôi, một phần rất nhỏ của của Âm Dương.
Vậy chắc các cụ sẽ thắc mắc tiếp, tư tưởng của ngài tồn tại ở nền văn minh này, vậy theo Âm Dương, nền văn minh này bị hủy diệt hoàn toàn thì tư tưởng của ngài có tồn tại cho nền văn minh tiếp theo không ? Tôi trả lời là có, những ai nghiên cứu thần học inbox để ta mạn đàm sâu hơn.