Theo em, có 3 vấn đề cần xem xét và tư vấn ngay khi F1 nhà cụ còn học:
1/ Kiến thức
Kiến thức quá rộng lớn, năng lực con người chỉ giới hạn, nên không thể học hết được.Trước đây kiến thức chỉ có trong trường là chủ yếu, nay kiến thức có thể tiếp cận từ nhiều nguồn, đặc biệt là internet. Nên chọn các chủ đề có thế mạnh và yêu thích để nghiên cứu sâu. Đặc biệt, kiến thức trong trường chủ yếu là lý thyết, phải rèn khả năng tự học, tự khai thác nguồn kiến thức để nghiên cứu thêm. Kết cấu chương trình đào tạo của nước ngoài rất khoa học, chỉ khoảng 50% chương trình là bắt buộc, còn lại là tự chọn. Như vậy, họ vừa đảm bảo kiến thức nền, vừa đảm bảo người học tâm lý thoải mái, theo đuổi đam mê. VN thì không làm thế, tất cả các môn trong chương trình là bắt buộc.Tóm lại không yêu cầu học giỏi đều, nhưng khuyến khích có 1 số môn vượt trội (theo sở thích, sở trường, đam mê)
Đây là học những gì mình muốn. Để có 1 lượng kiến thức sâu nhất định, thay vì học cả mớ kiến thức mà không cái gì sâu.
2/ Kỹ năng
Các kỹ năng của KS/CN hiện nay thiếu trầm trọng, chính vì lý do này nên không đáp ứng được yêu cầu công việc, mà xã hội thường đánh đồng với trình độ (lý thuyết), và người đi làm thì bị tẩu hỏa nhập ma, tức là khi bị đánh giá là không làm được việc hoặc làm việc kém thì người lao động không biết là mình yếu lý thuyết hay yếu kỹ năng. Em dám chắc, 90% do thiếu kỹ năng chứ không phải yếu lý thuyết, vì các trường ở VN học rất nặng lý thuyết.
Đến đây thì cụ lại hỏi: các kỹ năng cần thiết là gì? đây là câu hỏi mà không phải ai cũng có câu trả lời xác đáng, em có thể trả lời cho cụ ngay, nhưng, như thế thì lại là lý thuyết, vì trên mạng đưa ra hàng mớ các kỹ năng cần thiết (cũng là lý thuyết chung thôi), làm sao mà luyện được hết các kỹ năng. Vậy, phải làm thế nào? Xin đưa ra gợi ý như sau:
Học để ra trường làm được việc, tức là bán sức lao động của mình lấy tiền. Mà quan hệ mua bán thì người bán phải có hàng hóa có chất lượng, cạnh tranh với các hàng hóa khác/ hoặc phải có hàng hóa độc mới mong bán được giá cao.
Diến giải dài dòng, em đi đến kết luận là cụ xem thị trường cần kỹ năng gì, thì luyện kỹ năng đó, luyện hết không được (vì nó nhiều quá).
Bán cái gì (kỹ năng + Kiến thức) thị trường cần, chứ không phải bán cái gì mình có - Đây là điểm mấu chốt của cuộc tranh luận giữa người lao động và người tuyển dụng mà không ai lý giải được.
Vậy, cụ thể là tìm nhu cầu về kỹ năng mà thị trường đang cần ở đâu?
Cụ xem các yêu cầu tuyển dụng của các công ty có ngành nghề mà F1 của cụ đang học, họ sẽ liệt kê yêu cầu trình độ và kỹ năng mà họ cần, đặc biệt các công ty nước ngoài và các tổ chức quốc tế liệt kê rất đầy đủ, chi tiết. Cụ liệt kê khoảng 100 yêu cầu tuyển dụng sẽ ra điểm chung.
Ví dụ: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa, kỹ năng đàm phán..., kỹ năng quản lý...,kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng giải quyết vấn đề vv.vv
Em xin đưa ra trường hợp Kiến thức tốt mà kỹ năng kém như sau:
Một ông kỹ sư có 1 ý tưởng rất tốt, nhưng thiếu kỹ năng thuyết trình, nói không ai hiểu, không ai nghe được.
Một ông kỹ sư có trình độ rất tốt, nhưng thiếu kỹ năng lãnh đạo/ làm việc nhóm vậy ông ta không làm việc được với ai.
Một ông kiến thức tốt tốt nhưng không thăng tiến được vì thiếu kỹ năng quản lý.
3/ Tư tưởng làm việc
Làm việc là quá trình bán kiến thức đã được học, kỹ năng đã được rèn luyện và sức lực để được bù đắp một lợi ích khác. Vậy, phải bỏ Sức lực, Kiến thức và Kỹ năng ra trước, chứ đừng yêu cầu thằng mua (nhà tuyển dụng) nó trả tiền trước.
Mấy lời nói nhảm, đúc kết từ kinh nghiệm bản thân, sai sót mong cụ lượng thứ.