Xh đang phàn nàn : sv vn ra trường không làm được việc ,vậy lỗi do sv hay do bộ dục? Em tâm tư quá nhờ các cụ cao nhân chỉ giáo . Thank! Chả là f1 nhà em đang học năm 2 một trường kỹ thuật , năm 1 có 2 môn không qua năm nay phải học lại ( môn cầu lông và môn nhảy xa) em có hỏi mỗi môn thi lớp có phải phong bì cho thày cô không thì nói là không vậy là chuyện học hành thi cử của sv là nghiêm túc phải không ạh? Giáo trình ôm về nhà mượn ở thư viện (toán , lý hoá - khoa học cơ bản toàn tiếng anh) vậy là giáo trình nhập khẩu đúng không ah? Vậy cử nhân kỹ sư không làm được việc lỗi ở đâu ah ? Cụ nào biết giải ngố em phát . Thank!
Là người làm trong ngành giáo dục và em nhìn thấy những điều này để các cụ hiểu câu chuyện do đâu. Em xin liệt kê từ bé đến to
- Do sinh viên: sinh viên ngày nay có quá nhiều cám dỗ, sinh viên ngày nay có thói ỉ lại, tư duy ăn sẵn lười biếng, nguy hiểm nhất là lười đọc và lười tự học, trong lớp nghe lí thuyết một chút là lôi điện thoại ra chat chit facebook. Tất nhiên chúng đang nói về đa số, vẫn có những sinh viên tốt, tất nhiên tỉ lệ ngày càng thấp
- Do giảng viên: giảng viên ăn lương nhà nước, VD lương Tiến sĩ là 3.0 cộng thêm phụ cấp được khoảng 5tr 1 tháng. Lương thấp dẫn đến nhiều chuyện mà ai cũng có thể đoán được. Ngoài lương ra thì còn những vấn đề khác liên quan như khâu thi tuyển giảng viên cũng đang có nhiều tiêu cực, rồi sự thụ động của sinh viên cũng khiến giảng viên kém hưng phấn khi lên lớp v.v.
- Do gia đình: gia đình thường không định hướng con cái theo nghề mình thích mà định theo 2 cách: 1. Chọn học nghề nào nhàn nhã lương cao (vì thế nến điểm đầu vào học viện an ninh, cảnh sát cứ 29 với chả 29.5); 2. Chọn học chỗ nào con có thể thi đỗ. Gia đình quá chiều con: việc của mày là học, các việc khác bố mẹ lo, điều này khiến chúng nó cứ tưởng đi học là học cho bố mẹ, khả năng giao tiếp ngày càng yếu, kỹ năng sống cơ bản cũng thiếu.
- Do xã hội: xã hội ngày nay đặt nặng bằng cấp khiến cho SV đi học vì cái bằng không vì kiến thức, một thời gian dài các vị trí việc làm tốt đều là trong khối nhà nước dẫn đến tiêu cực “4 ệ” và nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý đi học của SV. Nếu như khối doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh, mục tiêu ra trường của SV không phải là xin vào làm trong nhà nước mà làm cho một công ty tư nhân lớn chúng nó sẽ lo lắng tích lũy kiến thức thực để dành được vị trí việc làm tốt
- Do bộ giáo dục: giáo dục đại học của chúng ta nửa dơi nửa chuột, bộ không xác định được vậy giáo dục đại học ở nước ta là giáo dục đại chúng hay giáo dục tinh hoa. Bộ GD đi học hỏi nhiều nền giáo dục lớn trên thế giới và tạo ra một sự lai căng buồn cười. Điều đáng nói nhất là giáo dục tín chỉ, đa số trường ĐH áp dụng mô hình này nhưng chưa xét đến các yêu tố nền tảng. Trong giáo dục tín chỉ tự học đóng vai trò quan trọng, vậy nhưng sinh viên thì lười tự học, giảng viên thì vẫn giảng kiểu cũ, giáo trình để tự học thì ít, thư viện thì nhỏ v.v.
- Do chế độ: cái bệnh “thành tích”, “4 ệ”, tham nhũng nó bóp méo mọi mối quan hệ xã hội, trong đó có cả giáo dục, chuyện này ai cũng rõ, em không cần phân tích sâu.
Nhìn đi phải nhìn lại, đào tạo đại học cũng đang có một số tiến triển:
- Sự cạnh khốc liệt của khâu tuyển sinh đầu vào đang dần biến đào tạo đại học thành một ngành dịch vụ có cạnh tranh và các trường đã nhận ra rằng phải nâng cao chất lượng đạo tạo mới có thể tuyển sinh
- Cơ sở vật chất đang tốt lên, sinh viên ngày nay được học ở những ngôi trường khang trang, thậm chí có cả điều hòa, máy chiếu, wifi v.v. trong phòng học
- Công nghệ thông tin giúp việc chia sẻ kiến thức trở nên dễ dàng hơn
Nói tóm lại, dù thế nào chuyện sinh viên ra trường thất nghiệp thì vẫn do sinh viên là chủ yếu.