[Funland] Khuyến cáo mới của hãng Honda về thay dầu xe

Biển số
OF-366693
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
1,249
Động cơ
849,384 Mã lực
Nói thế cụ ko hiểu à ? pkl nó không cần phụ gia vì có bộ côn chống trượt .
Xe nhỏ mới cần phụ gia vì không có bộ côn chống trượt do chi phí đắt . Hiện nay 1 số nơi nghiên cứu bộ côn chống trượt cho xe nhỏ rồi đó ạ ( chỉ là bản thu nhỏ của bộ trên xe pkl thôi ), nhưng hơi đắt so với giá trị xe thôi .
Còn phụ gia có thể ko tác động gì đến kim loại mà chỉ tác động lên lá bố gì đó thì chắc cụ phải hỏi bên sx dầu thôi ! Em đoán thế chứ em chịu :))
Thông tin trên mạng đầy đủ mà nhiều cụ ít chịu đọc..và cũng khó giải thích cho hiểu lắm cụ:D
Một số câu hỏi thường gặp
Tiêu chuẩn Jaso MA2 là gì?
Đặc điểm kỹ thuật JASO MA2 được giới thiệu vào năm 2006 cho động cơ xe máy hiện đại. Sự chấp thuận của JASO-MA2 có nghĩa là dầu có thể được sử dụng cho xe máy với bộ chuyển đổi xúc tác, điều này làm cho nó trở thành một loại dầu tiêu chuẩn cao hơn.

Jaso MA Và MA2 Có giống nhau không?
Tiêu chuẩn JASO MA được sử dụng cho các loại dầu được sử dụng trong một hệ thống dầu (chẳng hạn như động cơ, hộp số và ly hợp). JASO MA2 là thông số kỹ thuật tiêu chuẩn cao hơn dành cho xe máy hiện đại. Loại dầu này thích hợp sử dụng cho xe máy có bộ chuyển đổi xúc tác.

Tôi có thể sử dụng Jaso Ma2 Thay vì Jaso Ma không?
Tất nhiên là rất ổn nếu sử dụng dầu JASO MA2. Đây là tiêu chuẩn Nhật Bản dành cho loại dầu đặc biệt có thể sử dụng cho xe máy 4 thì với một hệ thống dầu cho động cơ, hộp số và ly hợp ướt.

Sự khác biệt giữa Jaso Ma và Jaso Mb là gì?
JASO MA được thiết kế để chống trượt ly hợp ướt khi sử dụng trên xe máy. JASO MB là bộ điều chỉnh ma sát mang lại lợi ích tiết kiệm nhiên liệu cho xe tay ga bằng cách cải thiện hiệu suất ma sát.

Có Thể Đổ Dầu Ô Tô Vào Xe Máy Không?
Việc sử dụng dầu động cơ ô tô trên xe máy chỉ nên là tạm trong thời gian ngắn. Hai loại dầu khác nhau theo một số cách, và như tôi đã đề cập trước đây, một chiếc xe máy sẽ bắt đầu mất đi một số thành phần quan trọng do sự khác biệt.

Điều gì sẽ xảy ra nếu đổ nhiều dầu vào xe máy
Khi bạn đổ quá nhiều dầu vào xe máy, điều gì sẽ xảy ra ?? Cacte của xe máy sẽ bị tăng áp suất nếu nó được đổ quá nhiều dầu, điều này sẽ đẩy dầu ra khỏi động cơ và vào cả hệ thống nạp của bạn. Trong trường hợp này, động cơ có thể bị hỏng và dầu trong động cơ được cho là dầu có thể bị đốt cháy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,482
Động cơ
660,272 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vậy là bao nhiêu năm nay mọi người đều bị trượt ly hợp hết à? Xe máy nó có từ bao giờ và dầu có phụ gia chống trượt nó có từ bao giờ.
Nhiều người còn lấy nhớt ô tô để thay cho xe máy. Họ vẫn đi bình thường đó thôi. Trượt đâu.
cụ kéo nói cũng có ý đúng mà. 2 bánh thông thường dùng ly hợp dạng quả văng ma sát ngâm trong dầu, do đó các loại dầu khác nhau sẽ làm thay đổi độ ma sát ảnh hưởng đến lực bám của quả văng. kiểu dầu chuẩn thì bộ ly hợp chịu đc 9Nm còn dầu kém thì chỉ đc 8Nm chẳng hạn, nếu đi thong thả nhẹ nhàng thì ko ảnh hưởng gì nhưng nếu đi nhanh tải nặng đến tới hạn của ly hợp thì mới nhận ra sự trượt.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,506
Động cơ
877,509 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
cụ kéo nói cũng có ý đúng mà. 2 bánh thông thường dùng ly hợp dạng quả văng ma sát ngâm trong dầu, do đó các loại dầu khác nhau sẽ làm thay đổi độ ma sát ảnh hưởng đến lực bám của quả văng. kiểu dầu chuẩn thì bộ ly hợp chịu đc 9Nm còn dầu kém thì chỉ đc 8Nm chẳng hạn, nếu đi thong thả nhẹ nhàng thì ko ảnh hưởng gì nhưng nếu đi nhanh tải nặng đến tới hạn của ly hợp thì mới nhận ra sự trượt.
Vậy trước khi có loại dầu đó. Thì những xe máy đều bị trượt hết à.
 

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,482
Động cơ
660,272 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vậy trước khi có loại dầu đó. Thì những xe máy đều bị trượt hết à.
thì ko đạt đc mô men xoắn max như hãng công bố thôi cụ. nhiều người ko nhận ra sự trượt vì chẳng bao giờ vặn quá 2/3 ga cả chứ đừng nói hết ga, mà với mức ga thấp như này thì nó chưa trượt
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,506
Động cơ
877,509 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
thì ko đạt đc mô men xoắn max như hãng công bố thôi cụ. nhiều người ko nhận ra sự trượt vì chẳng bao giờ vặn quá 2/3 ga cả chứ đừng nói hết ga, mà với mức ga thấp như này thì nó chưa trượt
Loại dầu có phụ gia chống trượt gì đó. Là do hãng dầu nói. Chứ các hãng xe họ có khuyến cáo khách hàng phải dùng đâu.
Cái này cũng giống như mấy loại phụ gia pha vào xăng để làm sạch động cơ ấy nhỉ. Cũng chỉ thấy quảng cáo chứ chả thấy hãng nào khuyến cáo dùng cả.
 

susu

Xe điện
Biển số
OF-4441
Ngày cấp bằng
26/4/07
Số km
2,896
Động cơ
555,697 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Tăng ma sát hay giảm ma sát là do yêu cầu của từng loại xe cụ thể cụ ah, côn ướt và côn khô nó khác nhau là ở chỗ đó, ô tô có dầu riêng cho hộp số nhưng xe máy số nó dùng chung dầu nên chuyện đó là rất bt cụ nhé

Khi mà cho đến tận bây giờ cụ vẫn chưa hiểu thì e cũng ko thể giải thích thêm cho cụ hiểu đc, mà càng nói cụ sẽ càng bảo vệ ý kiến của mình nên tốt nhất là e sẽ ko nói nữa..chỉ mong cụ đọc thêm và tìm hiểu thêm bởi vì kiến thức là vô tận, ko ai có thể khẳng định mình đã hiểu hết về một lĩnh vực gì cả khi mà mọi cái biến đổi hàng ngày
Cụ lại mang bài của thằng bán dầu nhớt ra rồi, Thôi không tranh luận nữa, em đã tự thực nghiệm trên chính tài sản của mình 20 năm nay rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,482
Động cơ
660,272 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Loại dầu có phụ gia chống trượt gì đó. Là do hãng dầu nói. Chứ các hãng xe họ có khuyến cáo khách hàng phải dùng đâu.
Cái này cũng giống như mấy loại phụ gia pha vào xăng để làm sạch động cơ ấy nhỉ. Cũng chỉ thấy quảng cáo chứ chả thấy hãng nào khuyến cáo dùng cả.
pha phụ gia gì thì e cũng ko rõ đâu cụ :D .
cơ bản là dầu chất lượng khác nhau thì sẽ ảnh hưởng đến lực bám ma sát của ly hợp. bên ngoài có đầy loại dầu tốt hơn dầu hãng và cũng có loại kém hơn. hãng ko quản lý đc nên sẽ khuyến nghị dùng dầu hãng
 

susu

Xe điện
Biển số
OF-4441
Ngày cấp bằng
26/4/07
Số km
2,896
Động cơ
555,697 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Tăng ma sát hay giảm ma sát là do yêu cầu của từng loại xe cụ thể cụ ah, côn ướt và côn khô nó khác nhau là ở chỗ đó, ô tô có dầu riêng cho hộp số nhưng xe máy số nó dùng chung dầu nên chuyện đó là rất bt cụ nhé

Khi mà cho đến tận bây giờ cụ vẫn chưa hiểu thì e cũng ko thể giải thích thêm cho cụ hiểu đc, mà càng nói cụ sẽ càng bảo vệ ý kiến của mình nên tốt nhất là e sẽ ko nói nữa..chỉ mong cụ đọc thêm và tìm hiểu thêm bởi vì kiến thức là vô tận, ko ai có thể khẳng định mình đã hiểu hết về một lĩnh vực gì cả khi mà mọi cái biến đổi hàng ngày
Cụ lại mang bài của thằng bán dầu nhớt ra rồi, Thôi không tranh luận nữa, em đã tự thực nghiệm trên chính tài sản của mình 20 năm nay rồi.
 

Cụ Kéo

Xe ngựa
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
27,027
Động cơ
651,838 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Vậy là bao nhiêu năm nay mọi người đều bị trượt ly hợp hết à? Xe máy nó có từ bao giờ và dầu có phụ gia chống trượt nó có từ bao giờ.
Nhiều người còn lấy nhớt ô tô để thay cho xe máy. Họ vẫn đi bình thường đó thôi. Trượt đâu.
Đọc hết topic cụ cứ chày cối vặn vẹo ko chán à ? Đã nói xe phổ thông chạy tèn tèn cụ đổ dầu luyn cũng được , 10k km thay cũng được chả sao . Chỉ khác biệt khi lên tua cao . Cụ chịu khó đọc và nắm đầy đủ thông tin trong thớt hẵng đi cãi nhau chứ .Bản thân xe pkl ở tua thấp cơ cấu chống trượt cũng không hoạt động , lên vòng tua nhất định nó mới hoạt động
 
Chỉnh sửa cuối:

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,506
Động cơ
877,509 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Đọc hết topic cụ cứ chày cối vặn vẹo ko chán à ? Đã nói xe phổ thông chạy tèn tèn cụ đổ dầu luyn cũng được , 10k km thay cũng được chả sao . Chỉ khác biệt khi lên tua cao . Cụ chịu khó đọc và nắm đầy đủ thông tin trong thớt hẵng đi cãi nhau chứ .
Thôi các cụ cứ sử dụng mấy loại dầu đấy đi.
Xe phổ thông thì không cần. Xe phân khối lớn thì có ly hợp chống trượt. Vậy cái dầu đó để làm gì?
 

Cụ Kéo

Xe ngựa
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
27,027
Động cơ
651,838 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Thôi các cụ cứ sử dụng mấy loại dầu đấy đi.
Xe phổ thông thì không cần. Xe phân khối lớn thì có ly hợp chống trượt. Vậy cái dầu đó để làm gì?
1 lần nữa lạy bố đọc kỹ hết thớt và hết cmt của con . Đọc và hiểu chứ đọc ko hiểu đừng nói nữa . tks
 

Cụ Kéo

Xe ngựa
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
27,027
Động cơ
651,838 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Xe phổ thông chạy tèn tèn đổ dầu mẹ gì cũng được . Ví dụ exciter , raider chạy tèn tèn cafe đổ dầu gì cũng ok nhưng vẫn nó mà kéo lên tua cao sẽ khác . Ko biết có hiểu ko nữa.. Chắc ko hiểu đâu
gõ bằng ĐT mệrt chết mẹ mà cứ làm khó nhau ;))
 

susu

Xe điện
Biển số
OF-4441
Ngày cấp bằng
26/4/07
Số km
2,896
Động cơ
555,697 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
cụ kéo nói cũng có ý đúng mà. 2 bánh thông thường dùng ly hợp dạng quả văng ma sát ngâm trong dầu, do đó các loại dầu khác nhau sẽ làm thay đổi độ ma sát ảnh hưởng đến lực bám của quả văng. kiểu dầu chuẩn thì bộ ly hợp chịu đc 9Nm còn dầu kém thì chỉ đc 8Nm chẳng hạn, nếu đi thong thả nhẹ nhàng thì ko ảnh hưởng gì nhưng nếu đi nhanh tải nặng đến tới hạn của ly hợp thì mới nhận ra sự trượt.
.ảnh hưởng của quả văng là do cụ đổ sai, và / hoặc độ nhớt của dầu bôi trơn bị thay đổi quá nhiều thôi cụ nhé. cụ hãy tự tay tháo rời một cái máy xe ra, thì sẽ hiểu nguyên lý ngọn ngành của nó. Như cụ namphong12 phân tích là chuẩn đó ạ. Đừng quá tin vào bài PR của các hãng và nhà phân phối dầu nhớt nhé. Cụđọc kỹ sẽ thấy có mâu thuẫn đó, thậm chí còn bị đánh tráo khái niệm

Vớ vẩn. Dầu nào thêm phụ gia tăng ma sát.
Nhiệm vụ của nhớt ( dầu nhờn) là để giảm ma sát giữa các chi tiết cơ khí. Giờ thêm phụ gia tăng ma sát thì bôi trơn giữa xi lanh và pít tông, giữa trục khuỷu và tay biên, giữa trục cam và cốt cam làm sao.
Để tăng hệ số ma sát giữa ly hợp khô và ly hợp ướt họ tăng lá thép và lá bố lên.
Bộ ly hợp khô ( số sàn)
ly-hop-ma-sat.jpg
2 (1).png

Nó chỉ có 1 đĩa ma sát
Còn bộ ly hợp ướt nó có nhiều lá bố và lá thép.
Screenshot_20250328_153308.jpg

Những siêu xe thể thao ly hợp của nó có thể chịu được vài trăm đến hàng ngàn Nm.
Chục Nm của xe máy phổ thông chỉ là cái móng tay.
Chung hay riêng nó khác nhau ở nhiệt độ. Ôtô hộp số rời thì tăng nhiệt độ của dầu bôi trơn tương đối ít. Còn xe máy xe số thì dầu bôi trơn chung cả dầu máy và dầu hộp số. Nên chúng có độ đậm đặc hơn. Để khi tăng nhiệt độ thì đầu loãng ra. Độ nhớt sẽ giảm.
Việc này ảnh hưởng đến khe hở nhớt mà nhà sản xuất phải tính toán kỹ.
Còn ly hợp ướt đúng là giảm hệ số ma sát. Nhưng nhà sản suất sẽ tăng số lượng lá thép và lá bố lên để bù lại.
Chứ dầu bôi trơn mà thêm phụ gia tăng ma sát là sai rồi đó.
Nếu cho phụ gia chống trượt vào dầu bôi trơn thì nó cũng làm tăng ma sát giữa các chi tiết chuyển động trong động cơ làm tăng hệ số mài mòn
Muốn tăng hệ số ma sát của ly hợp chỉ cần tăng số lá thép và lá bố trong bộ ly hợp là xong.
Bộ ly hợp của xe phổ thông có mô men xoắn khoảng từ 10-15Nm đã phải thêm phụ gia chống trượt. Thì xe phân khối lớn, xe đua có mô men xoắn lên tới hàng trăm Nm thì phải thêm phụ gia cỡ nào đây.
Lá bố lá sắt trong hộp số tự động nó cũng không khác hộp số xe máy là bao.
Nó vẫn chịu được mô men xoắn từ vài trăm đến hàng ngàn Nm Dầu bôi trơn trong hộp số AT cũng là dầu thủy lực luôn cho phụ gia vào chết toi bơn thủy lực đấy.
Screenshot_20250328_181917.jpg
Screenshot_20250328_181834.jpg
Screenshot_20250328_181755.jpg

Trên hình là ly hợp của hộp số LX570.
Muốn tăng hệ số ma sát. Họ chỉ cần tăng số lượng lá bố và lá thép là xong.
Có ly hợp chống trượt. Thế cần phụ gia chống trượt để làm gì. Để nó mài mòn các chi tiết khác à.
Cái này quá mâu thuẫn luôn phải không cụ
Vậy là bao nhiêu năm nay mọi người đều bị trượt ly hợp hết à? Xe máy nó có từ bao giờ và dầu có phụ gia chống trượt nó có từ bao giờ.
Nhiều người còn lấy nhớt ô tô để thay cho xe máy. Họ vẫn đi bình thường đó thôi. Trượt đâu.
Em toàn đổ dầu của ô tô cho xem máy đây, chạy mãi có thấy sao đâu
 

Cụ Kéo

Xe ngựa
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
27,027
Động cơ
651,838 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Các bố cứ đọc câu được câu chăng rồi cắt bớt nửa câu để phản biện ớn thật chứ .
Đã nói rõ xe pkl nó có nồi chống trượt nên đell cần phụ gia
Xe nhỏ ko có nồi chống trượt nên cần phụ gia . Nhưng xe nhỏ chạy ngâm cảnh thì chả cần vì chả khác biệt . Nhưng nếu kéo lên tua cao như đi đua đi phượt sẽ thấy khác nhau ngay . Các bố chỉ cắt từng đoạn để cãi chán thật chứ
Thôi đén giờ đi ngủ rồi em đi ru cái đầu gối em nó ngủ đã
 
Chỉnh sửa cuối:

nsh

Xe tăng
Biển số
OF-41527
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
1,858
Động cơ
1,001,662 Mã lực
Cháu chạy Shvn cứ 2200-2500km vào Head thay mất hơn 100k. Lần nào cũng bị gạ đổ thêm cái nọ, đổ thêm cái kia,nhưng cháu say No. Giờ sang năm thứ 13 rồi, ồ 798xx km rồi, trộm vía chưa thấy khói, chưa thấy ... hỏng. Hãng nó khuyến cáo 1500km là thay, nhưng cháu kệ.
4b cỏ cháu toàn mua dầu tổng hợp toàn phần 500-600k gì đó, 8500-9000km thay luôn cả lọc dầu.
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,436
Động cơ
1,515,402 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Con 2b của nhà cháu là con Air blade đời đầu(2011) cứ 1800k là nhà cháu thay dầu, con số này cực chính xác vì mỗi lần thay nhà cháu lại viết con số trên counter lên và con số đích phải thay. 14 năm nay chiếc xe chưa phải đụng đến máy, chỉ mới thay săm lốp, côn bi trước,sau và dây cua doa. Năm ngoái thay dầu lap với vệ sinh lọc gió, ông cu con đi xe của nhà cháu xong thốt lên " xe của bố có 125cm3 thôi mà con thấy tít hơn chiếc AB 150 cm3 của con". :D
 

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,482
Động cơ
660,272 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
.ảnh hưởng của quả văng là do cụ đổ sai, và / hoặc độ nhớt của dầu bôi trơn bị thay đổi quá nhiều thôi cụ nhé. cụ hãy tự tay tháo rời một cái máy xe ra, thì sẽ hiểu nguyên lý ngọn ngành của nó. Như cụ namphong12 phân tích là chuẩn đó ạ. Đừng quá tin vào bài PR của các hãng và nhà phân phối dầu nhớt nhé. Cụđọc kỹ sẽ thấy có mâu thuẫn đó, thậm chí còn bị đánh tráo khái niệm





Cái này quá mâu thuẫn luôn phải không cụ

Em toàn đổ dầu của ô tô cho xem máy đây, chạy mãi có thấy sao đâu
cụ đi đường ướt với đường ướt có dính tý bùn đất thì cụ có nhận ra độ bám của lốp xe với mặt đường khác nhau ko?.
 
Biển số
OF-366693
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
1,249
Động cơ
849,384 Mã lực
Cụ lại mang bài của thằng bán dầu nhớt ra rồi, Thôi không tranh luận nữa, em đã tự thực nghiệm trên chính tài sản của mình 20 năm nay rồi.
Gọi chính xác là Phụ gia tăng hệ số ma sát, chứ nói ngắn gọn là tăng ma sát thì cụ lại tìm ra lỗi mất :D
Chất điều chỉnh ma sát là gì?
Chất điều chỉnh ma sát là chất phụ gia chống mài mòn nhẹ được sử dụng để giảm thiểu tiếp xúc bề mặt nhẹ, chẳng hạn như trượt và lăn. Chúng cũng có thể được gọi là chất phụ gia bôi trơn ranh giới. Các chất phụ gia này được sử dụng trong chất bôi trơn để điều chỉnh hệ số ma sát (do đó có tên là Chất điều chỉnh ma sát) . Chất điều chỉnh ma sát được triển khai để ngăn ngừa mài mòn trên bề mặt kim loại. Chủ yếu được sử dụng trong chất lỏng truyền độngdầu động cơ , các chất phụ gia này giúp làm chậm quá trình mài mòn và tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
Chất điều chỉnh ma sát hoạt động như thế nào?
Nguồn: Bôi trơn máy móc – Noria
Một phân tử điều chỉnh ma sát bao gồm hai phần: một đầu phân cực (đầu) và một đầu hòa tan trong dầu (đuôi). Đầu gắn vào bề mặt kim loại để tạo ra một lớp đệm cho bề mặt kim loại chống lại một bề mặt kim loại khác. Các đuôi dựng đứng như một tấm thảm; xếp chồng theo chiều dọc cạnh nhau trong một tấm có kích thước Nano bao phủ bề mặt kim loại. Các phân tử này giữ nguyên khi các bề mặt đệm tiếp xúc nhẹ với nhau. Điều này tạo thành một lớp màng ranh giới dày mềm hơn bề mặt kim loại.
Các chất phụ gia này có nhiều chức năng ngoài việc điều chỉnh ma sát. Chúng cũng hoạt động như chất chống oxy hóa và chất ức chế ăn mòn . Khi tiếp xúc hoặc tải trở nên nặng hơn, các phân tử phân cực bị chải sạch, do đó làm cho chất phụ gia trở nên vô dụng trong việc giảm ma sát.
Ứng dụng của chất điều chỉnh ma sát
dầu truyền động
Chất điều chỉnh ma sát thường được sử dụng trong dầu động cơ và chất lỏng truyền động tự động. Trong dầu động cơ, chất điều chỉnh ma sát được triển khai để cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu bằng cách giảm ma sát. Trong chất lỏng truyền động, chất điều chỉnh ma sát được triển khai để cải thiện sự ăn khớp trên ly hợp. Một số tình huống cần một số lực kéo để hoạt động bình thường.
Việc sử dụng chúng trong chất bôi trơn động cơ tăng lên vào những năm 1970 do lệnh cấm vận dầu mỏ. Việc thiếu nhiên liệu đã khiến ngành công nghiệp ô tô cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu, do đó giảm lượng nhiên liệu sử dụng. Sự phát triển liên tục đã dẫn đến chất bôi trơn có độ nhớt thấp hơn. Hiện nay, chất bôi trơn cần chất điều chỉnh ma sát mạnh để giảm mài mòn và ma sát để bù đắp cho độ nhớt thấp hơn .
Tuy nhiên, các chất điều chỉnh ma sát trong các ứng dụng này hoạt động khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cắt. Điều này đảm bảo thiết bị không bị mài mòn đồng thời ngăn ngừa trượt quá nhiều. Điều này làm trơn tru quá trình chuyển đổi từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh. Ví dụ, điều này được sử dụng trong quá trình thay đổi bánh răng trong hộp số.
 
Biển số
OF-366693
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
1,249
Động cơ
849,384 Mã lực
Cụ lại mang bài của thằng bán dầu nhớt ra rồi, Thôi không tranh luận nữa, em đã tự thực nghiệm trên chính tài sản của mình 20 năm nay rồi.
Phụ gia là những hợp chất hữu cơ, vô cơ, thậm chí là những nguyên tố hóa học được thêm vào chất bôi trơn, nhằm nâng cao hay mang lại những tính chất mong muốn. Thông thường, hàm lượng phụ gia đưa vào là 0,01 – 5%, trong một số trường hợp phụ gia được dùng từ vài phần triệu cho đến vài phần trăm. Do là những hợp chất hoạt động, vì vậy khi tồn tại trong dầu phụ gia có thể tác dụng với nhau và làm mất chức năng của dầu nhờn. Ngược lại, chúng cũng có thể tác động tương hỗ với nhau tạo ra một tính chất mới có lợi cho dầu nhờn, do đó việc phối trộn các phụ gia cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để loại trừ những hiệu ứng đối kháng và nâng cao tính tác động tương hỗ. Sự tác động tương hỗ giữa phụ gia và dầu gốc cũng là một yếu tố cần được quan tâm khi sản xuất dầu nhờn.



Ngày nay, để đạt được các tính năng bôi trơn thì dầu có chứa nhiều phụ gia khác nhau. Chúng có thể được pha riêng lẻ vào dầu nhờn hoặc phối trộn lại với nhau để tạo thành một phụ gia đóng gói rồi mới đưa vào dầu nhờn.

Yêu cầu chung của một loại phụ gia:
Dễ hòa tan trong dầu.

Không hoặc ít hòa tan trong nước.

Không ảnh hưởng đến tốc độ nhũ hóa của dầu.

Không bị phân hủy bởi nước và kim loại.

Không bị bốc hơi ở điều kiện làm việc của hệ thống dầu nhờn.

Không làm tăng tính hút ẩm của dầu nhờn.

Hoạt tính có thể kiểm tra được.

Không độc, rẻ tiền, dễ kiếm.

Phụ gia được pha trộn vào dầu gốc

Phụ gia tăng chỉ số nhớt
Phụ gia được sử dụng để làm tăng chỉ số số nhớt là các polymer tan được trong dầu có tác dụng tăng độ nhớt của dầu mỏ, nghĩa là làm cho tốc độ thay đổi độ nhớt của dầu theo nhiệt độ giảm đi ( tăng chỉ số độ nhớt) cũng như để tạo ra các loại dầu mùa đông. Các phụ gia này được chia làm hai nhóm: dạng hydrocacbon và dạng este.

Dạng hydrocacbon có các loại: copolymer etylen-Propylen, Polyizobutylen, copolymer styren- butadien do hydro hóa, copolymer styren-izopren.

Dạng ester gồm: polymetacrylat, polyacrylat và các copoly của ester styrenmaleic.

Các chất cải thiện chỉ số độ nhớt được sủ dụng rộng rãi nhất hiện nay là các polymer của etylen-propylen (có thể lên đến 10%) và polyizobutylen ( hàm lượng nhỏ 0,2 – 0,5%).

Phụ gia chống oxy hóa
Phụ gia này nhằm mục đích làm chậm quá trình ôxy hóa của dầu (tăng độ bền ôxy hóa), khắc phục hiện tượng cháy vòng găng, giảm bớt hiện tượng ăn mòn chi tiết và tạo cặn. Có hai nhóm phụ gia chống ôxy hóa:

Phụ gia kìm hãm quá trình ôxy hóa dầu ở một lớp dày ngay trong khối dầu: nhóm này quan trọng nhất là chất ức chế ôxy hóa, đó là các hợp chất có chứa nhóm phenol hay nhóm amin, cũng có thể chứa 2 nhóm đồng thời như các phenol có chứa nitơ hoặc lưu huỳnh, các kẽm di-ankyl di-thiophotphat (ZnDDP), các hợp chất của phốt pho, lưu huỳnh…. Các chất ức chế này có nồng độ thấp, khoảng 0,005 đến 0,5 %.

Phụ gia kìm hãm quá trình ôxy hóa dầu ở lớp mỏng trên bề mặt kim loại, đó là các chất thơm nhiệt, được pha với tỷ lệ 0,5 – 3%, chúng sẽ làm chậm quá trình ôxy hóa dầu ở lớp mỏng trên chi tiết động cơ ở nhiệt độ tương đối cao (200-300°C), ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ, chống rỉ cho ổ đỡ. Các chất thơm nhiệt được dùng là các hợp chất hữu cơ có chứa phốt pho, lưu huỳnh, kẽm ( tri-butylaphotphit, di-tiophotphat kẽm…).

Các loại chất thơm nhiệt dường như là chất thơm quan trọng nhất vì khi động cơ ngừng hoạt động là lúc dầu ngừng tuần hoàn và khi đó chất thơm tẩy rửa cũng ngừng hoạt động còn chất thơm nhiệt thì ngược lại, sẽ hoạt động mạnh hơn, nó không cho lớp dầu mỏng trên các chi tiết chưa nguội có khả năng biến thành sạn.

Phụ gia ức chế gỉ
Nếu như động cơ làm việc không có thời gian ngừng lâu thì dầu nhờn làm chức năng chống gỉ tương đối tốt vì khi động cơ ngừng trong thời gian ngắn thì dầu chưa kịp chảy hết khỏi các chi tiết. Nhưng nếu động cơ ngừng lâu hoặc bảo quản lâu ngày thì xylanh, cổ trục khuỷu và các chi tiết đánh bóng hoặc mài sẽ bị gỉ. Gỉ là sự hình thành sắt hydroxit Fe(OH)2, là một dạng đặc biệt quan trọng của ăn mòn trên mặt. Có nhiều hợp chất được dùng để ức chế rỉ như: các axit béo, các este của axit napteic và axit béo, các amin hữu cơ, các xà phòng kim loại của axit béo… thường pha vào dầu với tỷ lệ 0,1 – 1%.

Phụ gia ức chế tạo bọt
Bọt do không khí trộn mạnh vào dầu nhờn ảnh hưởng xấu tới tính chất bôi trơn, làm tăng sự ôxy hóa của chúng, làm dầu bị tổn thất, ngăn cản sự lưu thông của dầu trong sự tuần hoàn, gây ra hiện tượng bôi trơn không đầy đủ. Để tránh hoặc giảm sự tạo bọt người ta sử dụng các loại phụ gia chống bọt. Chúng còn được gọi là các chất hủy hoặc phá bọt. Đó là hợp chất silicon và hydro có khả năng làm tan sủi bọt nhưng tỷ lệ này rất nhỏ: 0,001-0,004%. Phụ gia cho dầu nhờn bôi trơn là một hợp phần của công nghệ chất bôi trơn hiện đại, đặc biệt là đối với dầu động cơ.

Phụ gia phân tán
Dùng để ngăn ngừa, làm chậm quá trình tạo cặn và lắng đọng trong điều kiện hoạt động ở nhiệt độ thấp. Các phụ gia phân tán quan trọng nhất bao gồm:

Ankenyl-poly-amin-suxinimit.

Ankyl-hydrobenzyl-polyamin.

Este-polyhydroxy-suxinic.

Poly-aminamit-imidazolin.

Polyamine suxinimit.

Ester-photpholat.

Như vậy các chất phân tán được sử dụng đều có chứa các nhóm chức như amin, imít, amít hoặc các nhóm hydroxyl-ester nên các polymer như poly metacrylat cũng cho khả năng phân tán. Mặt khác, do chúng có tính nhớt (chất tăng chỉ số độ nhớt) nên chúng được sử dụng như các phụ gia phân tán nhiều tác dụng. Lượng chất phân tán được sử dụng nói chung phụ thuộc vào lượng chất rắn cần phải phân tán trong dầu và thường là chiếm từ 0,1 đến 2%. Các dầu bôi trơn cacte chất lượng hàng đầu hiện nay có chứa tới 8% các phụ gia phân tán không tro. Hiệu quả của các chất phân tán là kết quả của sự tác động qua lại đặc biệt giữa tác nhân được chặn và chất phân tán.

Phụ gia ức chế ăn mòn
Là phụ gia có chức năng làm giảm thiểu việc tạo thành các peoxit hữu cơ, axit và các thành phần ôxy hóa khác làm xuống cấp dầu động cơ, bảo vệ ổ đỡ và các bề mặt khác nhau khỏi ăn mòn. Có thể nói chất ức chế ăn mòn bổ sung trong thực tế có tác dụng như các chất chống ôxy hóa. Các phụ gia này bao gồm: di-thiophotphat kim loại (đặc biệt là kẽm); sunphonat kim loại và kim loại kiềm cao; và các tác nhân hoạt động bề mặt như các axit béo, amin, axit ankylsuxinic, clo hóa parafin…

Phụ gia chống mài mòn
Mài mòn là sự tổn thất kim loại giữa các bề mặt chuyển động tương đối với nhau. Yếu tố chính gây mài mòn là do sự tiếp xúc giữa kim loại và kim loại (mài mòn dính). Sự có mặt của các hạt mài (mài mòn hạt) gây ra mài mòn là do ăn mòn hay mài mòn hóa học. Để chống lại sự mài mòn, cần thiết phải cho vào các phụ gia chống mài mòn gồm các nhóm hóa chất có chứa hợp chất phôtpho, hợp chất lưu huỳnh, các dẫn xuất béo có khả năng bám dính trên bề mặt kim loại nhằm giảm bớt sự cọ xát, tỏa nhiệt trong quá trình làm việc. Phụ gia chống mài mòn thường có hàm lượng nhỏ khoảng 0,01%.

Phụ gia hỗ trợ ma sát của bộ li hợp
Đây là phụ gia chuyên dùng trong dầu nhớt dành riêng cho xe motor, xe máy sử dụng bộ li hợp ướt. Cấu tạo bộ li hợp ướt có các chi tiết bề mặt nhám (hầu hết làm từ giấy pha kim loại) để khi chất lỏng lọt vào đủ để làm chất xúc tác kết dính cơ học giữa các đĩa chịu lực ma sát khi tiếp xúc với đĩa truyền động, chịu lực ma sát nghỉ và dễ sinh ra ma sát trượt. Phụ gia cải thiện ma sát được thêm vào dầu nhờn, và nó chỉ tạo kết dính đối với chất liệu trên, không gây ma sát cho kim loại.

Nồng độ phụ gia này phải tính toán kĩ lưỡng để vừa đủ tạo kết dính trong suốt quá trình vận hành mà không gây ảnh hưởng đến thành phần các phụ gia khác.

Phụ gia tẩy rửa
Với nồng độ 2 – 10 %, các chất tẩy rửa có thể ngăn cản, loại trừ các cặn không tan trong dầu, cặn sạn, cacbon và các hợp chất chì trên các bộ phận của động cơ đốt trong. Chúng tác dụng bằng cách hấp thụ lên các hạt không tan, giữ chúng lại trong dầu nhằm giảm tối thiểu cặn lắng và giữ sạch các chi tiết của động cơ. Tác nhân quan trọng nhất có tính tẩy rửa là các phụ gia có chứa kim loại, chúng bao gồm: sunphonat, phenolat, salixylat. Phần lớn sunphonat, phenolat và salixilat của canxi hoặc magiê được sử dụng như các chất tẩy rửa chứa kim loại.

Phụ gia biến tính, giảm ma sát
Phụ gia biến tính, giảm ma sát (FM) có chức năng làm tăng độ bền của màng dầu, giữ bề mặt kim loại tách rời nhau, ngăn không cho lớp dầu bị phá hoại trong điều kiện tải trọng lớn và nhiệt độ cao.
Phụ gia biến tính FM làm giảm hệ số ma sát, bảo tồn được năng lượng, tiết kiệm được 2-3% nhiên liệu cho ôtô. Phụ gia FM được sử dụng khi cần tạo ra chuyển động trượt mà không có rung động và khi cần có hệ số ma sát nhỏ nhất.
Phụ gia FM bao gồm nhiều loại hợp chất chứa ôxy, nitơ, lưu huỳnh, molipden, đồng và các nguyên tố khác. Các phụ gia này làm tăng độ bền của màng dầu chủ yếu do hiện tượng hấp phụ vật lý, nhờ đó làm giảm ma sát. Phụ gia này thường được pha với tỷ lệ 0,1 – 0,3 %.

Phụ gia hạ điểm đông đặc
Ở nhiệt độ thấp thì khả năng lưu động của dầu sẽ giảm, vì vậy cần pha các phụ gia hạ điểm đông đặc nhằm hạ thấp nhiệt độ đông đặc của dầu. Cần cho thêm một ít parafin có lượng O.R.azolin không quá 1%.

Pha chế dầu động cơ
Vấn đề pha chế dầu động cơ là một công việc khó khăn, phức tạp, tốn kém, đòi hỏi nhiều ngành kỹ thuật tham gia, nó cũng là sức mạnh cạnh tranh của các công ty dầu nhờn. Vậy thì tỷ lệ phụ gia pha như thế nào với dầu gốc sẽ tạo ra dầu thành phẩm chất lượng cao, không những làm giảm những mặt hạn chế của dầu gốc, nâng cao phẩm cấp đối với các chất đã có sẵn của dầu và tạo cho dầu nhờn những tính chất mới cần thiết. Trong thực tế, một vài loại dầu động cơ có thể chứa hơn 20% phụ gia các loại.
 

phuongmit

Xe ba gác
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
23,965
Động cơ
3,165,870 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
năm 2009 em mua con vespalx VN, thay nhớt toàn 260k/lần. Đắt gấp 4 lần nhớt castrol cho xe thường.
Đi chục năm (xe em cũng đi ít, nhà chủ yếu đi ato) em đến tiệm sửa xe do thợ thường làm (không phải đại lý) mấy cậu thợ bảo ối trời, anh thay nhớt hãng làm gì, cứ castrol cho em. Em thay thử chả thấy khác gì. Mà ít đi nên chả để ý lắm.
Chắc hãng nó thuốc cụ thay dầu Eni con chó 6 chân rồi :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top