Trong mỗi chúng ta tồn tại những mối lo lắng mơ hồ, lo sợ những rủi ro không thể biết sẽ xảy ra.
Lý luận của cụ cảm tính và thiếu cơ sở. Nghiên cứu đâyCái này em e cụ nhầm nhé. Sự thành công của bố mẹ thường không được thừa hưởng bởi con cái một cách chắc chắn, thậm chí cái dễ thừa hưởng nhất là tài sản cũng dễ bị tiêu tán, chưa nói đến các yếu tố khác như quan hệ, thời cơ, tài năng... thì cha mẹ khó truyền được cho con.
Gia đình cụ công tử Bạc Liêu từng sở hữu 300.000ha đất, đến đời cháu nội đi làm xe ôm, mà hoàn toàn không phải là nạn nhân của cách mạng lật đổ gì....mà những trường hợp như thế ở quy mô nhỏ hơn cũng nhiều lắm.
Cái "thực tế chứng minh" cụ nói thật ra không thực tế để chứng minh gì cả.
Giàu 3 đời là hiếm chứ không phổ biến đâu, cái biểu đồ phân phối tài sản của cả thế giới cũng cho thấy điều ấy: chỉ có 1% người trưởng thành có tài sản riêng hơn 1 triệu usd, số người có tài sản riêng 100.000 usd trở lên cũng chỉ chiếm 10%, dù về lý thuyết thì tài sản riêng của mỗi người là tích lũy qua nhiều thế hệ.
Các thăng giáng về cơ hội/rủi ro cá nhân, thuế và các biến động xã hội có xu hướng bào mòn giá trị của việc thừa kế từ đời này qua đời khác.
Xuất phát từ vạch đích thì chắc chắn là thuận lợi hơn hẳn rồi cụ ạ.Em nghĩ cái việc Cha Mẹ giàu Con Thành công hay không nó cũng có j đâu mà phải tranh luận nhiều
Lịch sử của 6x, 7x là sinh ra trong thời chiến, thời bao cấp
7x là lớn lên khi đất nước chuyển cơ chế
7x cuối bước vào đời khi các hệ giá trị đang được sắp xếp lại
Về cơ bản 7x là xuất phát điểm sàn sàn đều nhau, 7x sinh ra ở thành thị thì lợi thế hơn về hộ khẩu, nhà ở trong những bước đầu, còn về sau thì lợi thế này nhanh chóng bị xóa nhòa
Nhưng con của 7x, 7x cuối - là con của hầu hết các Cụ Mợ đang gõ bài ở topic này - thế hệ 00x - 01x thì khác nhiều
Bố mẹ 7x đã có sự phân hóa giai tầng, khoảng cách khá lớn, đến bố mẹ 9x thì khoảng cách này ngày càng xa. Thế nên xuất phát điểm của con sẽ chênh nhau rất nhiều đấy
Nôm na như này:
Bố Mẹ
1/ Bố Mẹ có quyền lực + Giàu có = Quan hệ tốt, vốn đầu tư tài chính tốt
2/ Bố Mẹ bình dân + kinh tế bình thường = Quan hệ bình thường + vốn đầu tư khó khăn
3/ Bố Mẹ nghèo, không địa vị = Quan hệ bằng 0, vốn bằng 0
Con
1/ Trí tuệ thể chất thông minh, khỏe mạnh
2/ Trí tuệ thể chất bình thường
3/ Trí tuệ thể chất kém
Ý chí của con
1/ Có ý chí, biết nhận thức
2/ Không có ý chí, nhận thức sai
Với 3 bộ dữ liệu, he he, sẽ cho ta 18 kết quả
Tệ nhất là bố mẹ nghèo không địa vị + con trí tuệ bình thường + không có ý chí
Cái nầy là ăn mứt full luôn
Best là Bố Mẹ quyền thế giàu có + con có trí tuệ thể chất tốt + Ý chí nhận thức tốt
Các câu chuyện cổ tích đậm đà bản sắc hằn học ghét giàu và nghèo tự sướng (các dân tộc từ Á sang Âu chứ chả riêng ông nào) thì thường mặc định Bố mẹ loại 1 thì con cái nhận thức ý chí loại 2, thậm chí trí tuệ loại 3 cmnl
Xin lỗi chứ cái đó là tự sướng thôi
Donald Trump, Bill Gate là những ví dụ cho phương án Best
Còn việc 1 cá nhân bố mẹ ở mức 3 nhưng trí tuệ mức 1 ý chí mức 1 thì hoàn toàn có cơ hội vượt vũ môn, nhưng rõ ràng là chật vật hơn nhiều
Cụ ơi, em biết người ta nên cởi bỏ tham sân si để sống vui và an nhiên.Mợ tham khảo bà này xem:
Chị gái Châu Nhuận Phát bị nhầm là ăn mày
Mẹ của Châu Thông Linh - chị của Châu Nhuận Phát - nói con gái giống người ăn xin, còn người ngoài nói bà giống kẻ nhập cư bất hợp pháp.vnexpress.net
Em làm nghề cãi để kiếm ăn Lão ợ, không ngoa mồm sao có cơm được ...khú khúNhiều khi xh hay định kiến. Ví dụ như cụ Durex size XL mọi ng lại bảo đẹp trai...to thế mặc nhiên là k biết gì. Thực tế chả liên quan, cụ size XL mà vẫn lập luận sắc bén vậy. Em fun tí.
cụ rất chuẩn. Cha mẹ có điều kiện thì con có cơ hội tốt hơn và đây là ví dụ:Lý luận của cụ cảm tính và thiếu cơ sở. Nghiên cứu đây
Vì sao cha mẹ phải cố gắng giàu con mới dễ thành đạt
Chúng ta nghĩ rằng con nhà nghèo sẽ có động lực vươn lên, nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Khó khăn đôi khi bít lại các cơ hội.www.google.com.vn
Mà lâu rồi không thấy cụ kể chuyện rùng rợn nữa nhỉ. Có đợt hôm nào em cũng hóng!Em làm nghề cãi để kiếm ăn Lão ợ, không ngoa mồm sao có cơm được ...khú khú
Bài toán cho F1 thực sự rất đau đầu. Các đại gia to thì em ko biết, nhưng gần em có mấy trường hợp thì bố mẹ phải kèm cặp thổi đam mê cho nó từ lứa cấp 2. Em thì quan tâm vấn đề này nên theo dõi kỹ mấy anh chị đàn anh đi trước thì thấy có 3 trường hợp điển hình nàyVới xã hội rất phát triển thì xu thế của họ, luật pháp cuả họ là như vậy.
Như luật thừa kế ở Đức, thì khi để lại thừa kế là cổ phần trong doanh nghiệp sẽ hầu như không bị đánh thuế, còn bằng tài sản thì mức thuế cao nhất bây giờ khoảng 50% (tức là nhà nước dùng hộ 1/2), trước đây còn cao tới 70%.
Nhưng ở VN mình thì rất khác. Tụi trẻ con chưa hề có ý thức làm lại việc phụ huynh đang làm. Còn nếu muốn thì công việc phải được bắt đầu từ rất sớm, nếu không thì doanh nghiệp cũng rất khó để tồn tại.
Nhà em chắc cũng vậy thôi. Để lại cho ít vốn để chúng làm gì theo khả năng và chúng thích. Còn khi không còn đủ sức khỏe để tiếp thì bán lại hay giải tán (chắc khả năng cao là xé nhỏ ra bán dần)!
Đận này dịch dã, bà con ly hôn ít hẳn đi, em phải cày cuốc kiếm cháo nên đầu óc cũng bị hạn chế cảm hứng Lão ợMà lâu rồi không thấy cụ kể chuyện rùng rợn nữa nhỉ. Có đợt hôm nào em cũng hóng!
Cái này cũng khó ạ.Bài toán cho F1 thực sự rất đau đầu. Các đại gia to thì em ko biết, nhưng gần em có mấy trường hợp thì bố mẹ phải kèm cặp thổi đam mê cho nó từ lứa cấp 2. Em thì quan tâm vấn đề này nên theo dõi kỹ mấy anh chị đàn anh đi trước thì thấy có 3 trường hợp điển hình này
Em có ông anh mà hơn chục năm trước đã phải giành mỗi tuần 1 sáng chủ nhật đưa mấy nhóc(bao gồm cả cháu) đi cafe mỗi cuối tuần để thổi đam mê cho chúng nó, sau đó thì thằng lớn nhất học hết 2 năm BK thì cho đi du học rồi ra trường cho về cty bố làm. Khởi sự thì vẫn phải cho làm thực tập sinh, cho xuống kho hàng làm 1mấy tháng rồi dần dần cho chuyển mấy bộ phận để rèn luyện, xong hiện tại vẫn cho làm chân chạy nhưng hay được theo bố với các chú họp hành hóng hớt. Trường hợp này em thấy khả thi nhất, thằng ku con đc rèn luyện từ bé, theo bố nhiều nên nó cũng thích ngành hàng của cty, bố nó còn chục năm nữa để huấn luyện và chuyển giao nên em nghĩ là có hy vọng kế thừa tốt nhất.
Trường hợp khác, là chủ 1 nhà máy sản xuất hàng trụ trợ công nghiệp, ổng có duy nhất 1 thằng nhóc học ở Sing về, theo tiếng gọi của tình yêu, cháu nó ko theo nghề bố, cùng vợ qua Myanmar quản cái nhà hàng của mẹ. Sau mấy năm thì sức khoẻ ông bố yếu đi nhiều nên phải gọi 2 vợ chồng nó về phụ việc ở nhà máy(cho phụ trách mảng mkt mà nó yêu thích) để làm quen và chuyển giao dần. Thằng ku này em ngồi nói chuyện mấy lần, em nghĩ rồi nó cũng sẽ mê cái nhà máy đó và sẽ ôm dần việc của bố nó để nó làm thôi vì ít nhất mảng đó đang phát triển mạnh.
Trường hợp cuối thì đúng là chuối, ông già mở xưởng sản xuất từ những năm 2000, cũng chuân chuyên thay đổi đủ loại mặt hàng theo thời thế, trong đó có con gái làm kế toán, con trai giúp việc phân phối. Tới khoảng 2015 thì nhà máy cũng khá, chuyên làm OEM cho các thương hiệu lớn. Nhưng đùng 1 cái ông già bệnh nặng, sức khoẻ yếu hẳn nên buộc phải nghỉ hưu để bàn giao cho con cái sau đó ổng mất. Tiếc là cả con trai và con gái ko tài giỏi như ông cụ, lại thêm ông con rể thích màu mè khởi nghiệp., tới 2019 thì mấy anh chị em bán mẹ cái xưởng đó đi chia nhau tiền rồi mỗi ông bà khởi nghiệp 1 mảng. Mấy mảng mới em thấy chỉ màu mè và ít thành công hơn cái xưởng cũ mà có hơn trăm công nhân gắn bó với ông già gần 20 năm trời.
Cụ có cái nhìn rất có chiều sâu và KN cuộc sống rất tốt. Người dưới 40 tuổi ít người nhìn nhận được như cụ.vấn đề là bác không ôm giấc mộng tự do tài chính vào tuổi 50.
Em ví dụ thế này nhé, nếu bác sống đến 80 tuổi, có nghĩa là được ăn chơi tiếp 30 năm nữa.
Tuy nhiên vì bác đang sống ở VN, tốc độ lạm phát cứ theo vàng và đất trong 20 năm qua là 50 lần, vậy cứ tính sơ sơ 30 năm nữa là 70 lần .
Nếu bác ôm tiền thì cứ xác định nó chỉ còn 1/70 giá trị, còn nếu bác ôm bds thì giá cho thuê nó chỉ vào khoảng 1% so với tổng tài sản bỏ ra (nếu bác xây được 11 tầng và khai thác cho thuê coi như mới hòa tiền đất và xây so với lãi suất, tầng thứ 12 trở lên mới vượt lãi suất), ngoài ra giá thuê nó chỉ tăng khoảng 4-5 lần so với năm 2000, tức là cuộc sống sẽ khá chật vật so với thực tại hàng ngày.
Điều đó không dễ nhận thấy, nhưng nếu năm 2000 bác đang là tỷ phú, có 1-2 tỷ, mà ôm bds không lao theo vòng xoáy đầu tư thì giờ cuộc sống cực kỳ chật vật, mặc dù lúc đó (2000) bác đang là tỷ phú thực sự.
Cụ tính sai rồi nhé. Sai trầm trọng....Em tính thử bài toán người có 1 tỷ năm 2000 của cụ, và mỗi năm vị ấy cũng chỉ cần gửi tkiem khoản đấy(em tính trung bình 10%/năm vì giai đoạn 20 năm qua lãi xuất tiền gửi ở VN rất cao) và bổ sung thêm 200 triệu net mỗi năm thôi thì tới 2021 thì hiện tại từ cái khoản 1 tỷ gửi tk đó + bổ sung quỹ đó 200 triệu hàng năm thì ông í cũng có tích lũy gần 25 tỷ(là triệu phú đô la) rồi thì sao mà chật vật được.
Nói về BĐS Việt Nam giai đoạn 1995-2020 nhiều chuyện để nói lắm cụ.Cụ tính sai rồi nhé. Sai trầm trọng....
Thế cụ đã nghe, có người năm 85 bán nhà phố gửi tk rồi bỏ đi nn. Sau 30 năm về rút tất cả gốc lại mua được cái xe đạp chưa.
Có những người bị hớ, nhưng nhiều người lại may hơn khôn.Nói về BĐS Việt Nam giai đoạn 1995-2020 nhiều chuyện để nói lắm cụ.
Những ai kinh doanh có chút thành quả hoặc vô tình hoặc có ý chọn BĐS làm kênh để dành tài chính thì tài sản của họ sau hai thập kỉ sẽ chiếm tỉ lệ lớn trong số tổng tài sản của họ.
Nhà phố ở HN sau 2011 (đỉnh) đến nay hầu như tăng rất ít hoặc không tăng.
Trước đó trong hơn 10 năm thì nơi tăng ít cũng vài lần, nơi nhiều chục lần, cá biệt thì nhiều hơn.
Thế hệ chúng ta tầm 50 tuổi nếu may mắn có tích lũy lận lưng được chút để dành thì giờ đều an tâm cả.
Vấn đề của em là em thấy có quá nhiều thứ hấp dẫn hấp dẫn, mà kiếm tiền chỉ là một trong số đóNgoài kiếm tiền ra cụ nên có thêm 1, 2 thú vui khác chứ, để tránh cho có những lúc bỗng thấy hụt hẫng
Các bác dẫn chứng, phản biện không sai, nhưng bác kia cũng có lý của bác ấy!cụ rất chuẩn. Cha mẹ có điều kiện thì con có cơ hội tốt hơn và đây là ví dụ:fundraiser nói:Lý luận của cụ cảm tính và thiếu cơ sở. Nghiên cứu đây
https://cafeland.vn/tin-tuc/tong-giam-doc-sunshine-chinh-thuc-dat-chan-vao-hdqt-kienlongbank-95969.html
36 tuổi mà không có bố ngon thế làm sao ngồi được ghế này?