Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của cụ nên em comment: Nhiều lúc em cũng đặt câu hỏi để tìm đáp án, đó là quá giỏi và giỏi bình thường thì rốt cuộc ai ăn ai/ ai hơn ai? (Giỏi ở đây em nói là giỏi về học hành, khoa cử đỗ đạt ạ).
Cuối cùng thì em vẫn kiên định rằng xét một cách bền vững thì quá giỏi vẫn hơn
nên cụ yên chí
Thực ra người ta đã thống kê thì cái hiện tượng xã hội đó không sai!
Còn giỏi giỏi lý thuyết, học hành với giỏi ra áp dụng,... rất khác nhau. Tất nhiên người giỏi lý thuyết thì cũng giỏi luôn tư duy trừu tượng, vấn đề là giỏi đến đâu.
Ở VN ngay trước đây không lâu được người ta rất quan tâm đến toán, đó là điều không sai, nhưng việc ép buộc mấy đứa kém khả năng tư tuy trừu tượng cứ phải học toán cho bằng đứa nhà bên cạnh thì sai.
Nhưng việc nhiều người từ bé học rất giỏi (nhưng chỉ so với mấy đứa xung quanh), lớn lên không phát huy được thì có rất nhiều nguyên nhân.
Đó một phần là do chính họ, không chịu chấp nhận "ta phải làm việc đó àh?", trong khi thực sự thì xã hội đang rất nghèo, ngay gia đình mình vẫn đang đói mà "đầu gối không bò" thì vẫn đói, không thể bằng mấy người trước đây học kém hơn mình.
VN có 1 thời gian thiếu người được học hành để bổ nhiệm làm lãnh đạo. Không nhiều người dù không được học hành nhưng họ lại rất ngưỡng mộ người có học, được làm lãnh đạo họ không ngần ngại, không dấu dốt mà rất nâng đỡ những người giỏi. Chính sách của Nhà nước VNDCCH với đội ngũ trí thức tương lai cũng rất đúng đắn. Tận dụng 1 phần viện trợ của các nước khác gửi những học sinh có khả năng tốt nhất đi đào tạo. Thời đó lưu học sinh VN ra nước ngoài rất tự hào về kết quả học tập của mình, chắc chỉ chấp nhận lưu học sinh CHDCĐ làm đối thủ. Đến cả rất nhiều năm sau, chuyển sang CHLBĐ rồi mà rất nhiều giáo sư trong trường vẫn luôn nhắc đến lưu học sinh VN.
Nhưng số lãnh đạo thực sự cầu tiến như kể trên không nhiều, mà phần lớn họ không ưu, hay đúng hơn là rất ghét đội đã học giỏi. Nên người được bổ nhiệm tiếp chỉ là những người cơ hội, thời đại học chẳng học mà chỉ làm công tác Đ oàn, ch ính t rị,... Lớp lên tiếp lại càng ghét những người học giỏi, họ rất lấy làm hãnh diện chèn ép, đè nén người ngày xưa học giỏi hơn họ (cậy giỏi đi, bây giờ đang bị tao cưỡi cổ). Đó là cách trả lời không sai về nguyên nhân rất nhiều người đã học hành rất xuất sắc mà về nước không phát huy được.
Nhưng thời thế cũng đã thay đổi rất nhiều, chỗ đứng cho người cơ hội ngày nay chỉ còn trong 1 vài cơ quan nhà nước, kinh tế tư nhân là người thật, việc thật. Người giỏi được sử dụng, người kém rất khó tìm chỗ đứng,...!
Em không nhìn mọi thứ đều mầu hồng, nhưng cũng tự tay làm và trải qua khá lâu qua nhiều thời kỳ và bản thân cũng biết quan sát nên tự thấy tương lai của nước ta không hề tồi, nhất là cho người biết và dám làm!