[Funland] Khủng hoảng tuổi trung niên

MS903

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726598
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
486
Động cơ
79,459 Mã lực
Em khâm phục cụ vì cụ dám thừa nhận không giỏi kiếm tiền, ở xã hội mà người ta rất hay lấy tiền làm thước đo giá trị con người.

Mình trung thực với bản thân, làm những gì mình muốn và có thể, sống hạnh phúc, thế là đủ ạ.
Mợ ơi cụ ấy sắp thừa nhận thêm vài thứ nữa cơ, ví dụ như tuổi già chẳng hạn. Em thì chẳng dũng cảm như thế, em 50t mà chỉ dám nói là mình 30 :(
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Các bác dẫn chứng, phản biện không sai, nhưng bác kia cũng có lý của bác ấy!
Nếu các cháu của các gia đình truyền thống, có thêm sự hỗ trợ của phụ huynh sẽ được đặt lên cái vạch xuất phát cao hơn tụi bạn của chúng+ý chí của chính chúng thì sức bật sẽ cao hơn rất nhiều. Lợi dụng điều này nên cái bà nghị từ Tp. đã nói "...là hồng phúc của cuốc ra!!!".
Nhưng nhìn thật kỹ lại thì người giầu, người "thành đạt" ở VN bây giờ chủ yếu như thế nào để nói về truyền thống gia đình.
Quan sát dễ thấy nhất thì sinh viên ở tỉnh thường có ý chí cao hơn sinh viên gốc HN rất nhiều.
Chẳng phải tìm ví dụ tận đâu đâu, ngay mấy đứa trẻ nhà em thôi. Đứa đầu học hết lớp 3 ở Đức mới về. Khi quyết định cho nó về (nó về trước tụi em cho kịp năm học) thì cô giáo dậy nó đến tận cửa hàng bà xã xin cho nó ở lại "vì về VN rất phí, nó học rất giỏi!".
Khi về nước tiếng Việt nó rất kém, tụi em xin nó vào trường tiểu học Phương Mai mà người ta còn bảo học lại lớp 3 chưa chắc đã được. Nhưng nó cũng chỉ mất 1 học kỳ, năm sau đạt giải quận nên vào cấp 2 vào thẳng Ngô Sỹ Liên (của Hoàn Kiếm). Mọi sự học hành của nó tụi em chẳng bao giờ phải nhắc.
Rất tiếc lên cấp 3 nó thi đỗ Chu Văn An, thương nó đi xa tụi em chọn Việt Đức cho gần nhà. Từ đó phát sinh ra vấn đề. 2 trường điểm của quận Hoàn Kiếm có tỷ lệ đỗ đại học cực cao, nhưng học sinh thường là con nhà có điều kiện. Học hành chẳng thành vấn đề, nhưng nhận thức về cuộc sống thì lại khác và chúng rất ảnh hưởng lẫn nhau. Nó vẫn đỗ đại học, học xong vẫn đi làm cao học rồi về (thực ra tụi em phải áp tải nó ra sân bay). Khi nó xong cao học rất nhiều đối tác sẵn sàng nhận cho nó làm việc, em cũng muốn nó đi ra ngoài một thời gian, nhưng mẹ nó lại thương nên chỉ cho làm ở cty.
Đứa út thì rất cá tính, nhìn nhận mọi thứ rất nhanh, có con mắt thẩm mỹ rất tốt (trong nhiều thú vui, em cũng chụp ảnh nên có thể nhận xét điều này), nhưng từ bé rất nhiều lần phải nhắc nhở nó trong cách đối xử với người khác. Năm nay nó lớp 12, chắc cũng đỗ để vào và tốt nghiệp đại học, nhưng tụi em cũng chẳng dám đặt bất cứ hy vọng gì vào nó cả. Dù bác ruột nó rất thích nó, bất cứ lúc nào có thể là lại kéo nó lên chơi với 2 anh chị nó.
Hồi cấp 2 học ở Trưng Vương, nó chơi rất thân với 1 đứa bạn nhà ở phố Tràng tiền. Khổ thân đứa bé, bố mẹ chắc cũng "có điều kiện" nhưng cả ngày (có khi cả tuần) vắng nhà. Tìm được đứa bạn nên gần như nó bám riết,... Đó là khó khăn của người "thành đạt", rất ít thời gian để chăm chút, kèm cặp cho tụi F1. Nếu họ dám hy sinh cho chúng, thì chắc rất khó để "thành đạt"!
....
Cụ phân tích nhưng lại lan man nhầm lẫn khi lấy kết quả học tập làm thước đo cho thành đạt khi nói về ý chí học tập của sinh viên các tỉnh. 1 là cụ đừng nghĩ sinh viên các tỉnh là nghèo hơn Hà nội, nhiều tỉnh giàu hơn. Bản thân em cũng từ tỉnh nghèo lên đây (Nghệ an) nhưng dân thành phố ko nghèo như mọi người nghĩ. 2 là chính sách giáo dục Việt nam từ lâu tới hiện giờ vẫn duy chỉ 1 lựa chọn là trường công, nơi người giàu người nghèo đều như nhau. Giáo dục 1 giá là tốt nếu nhìn về khía cạnh bình đẳng, tuy nhiên nếu nhìn về chất lượng hay vấn đề ranking trên thế giới, muốn có trường tôt thì phải đầu tư và do vậy học phí sẽ cao, nó ko phù hợp cho thu nhập đại bộ phận nhân dân nhưng vô hình chung sẽ phân biệt khoảng cách giàu nghèo. Còn nếu coi giáo dục là 1 sản phẩm thì nền giáo dục này mới bán cho người mua mỗi 1 loại là trường công, thi thoảng có 1 ít hàng nhập khẩu chất lượng cao ( các cháu tốt nghiệp nước ngoài về), mà chưa có trường tư chất lượng cao trong nước nữa dẫn đến việc người mua hàng, là các doanh nghiệp, tổ chức đôi khi phải đào tạo lại theo đúng mục đích mình sử dụng. One size fits all nó là như thế. Ng mặc size S vẫn phải mua size L về rồi tự sửa để mặc cho vừa.


Hiện nay ở các cấp thấp hơn như Trung học, tiểu học mầm non xuất hiện tình trạng này. Nên cái mâu thuần là thiếu các trường tư ở cấp độ đại học để các cháu trưởng tư này vaod học nữa là trọn vòng giáo dục nên mọi người vẫn so sánh chất lương trường công với tư khi nói về tie lệ đỗ đại học giữa các cháu học sinh từ trường công hay tư đi lên. Em cho là chưa đúng đắn vì các cháu xuất thân từ các trường có tư tưởng giáo dục khác nhau di thì đấu thì các cháu trường tư thua là cái chắc. Tuy nhiên đây tạm cho là tình hình hiện tại chứ ko phải là tương lai khi 2 thế hệ tư tưởng khác nhau ko va chạm với nhau từ cấp mầm non tới cấp đại học. Kết quả điểm số ko nên là thước đo thành đạt. Cái thước đo chính là ở trưởng đời, khi các cháu tốt nghiệp xong đi làm, lúc đó ai kiếm đc nhiều tiền hơn, ai lên chức cao hơn.., mới là thước đo của kết quả 16 hoặc 20 năm trước đầu tư. Khi xã hội có 2 luồng giáo dục khác nhau về hệ tư tưởng về học phí thì ra trường thi đấu với nhau mới biêt kết quả. Lúc đó nền giào dục nào sách vở giáo điều, lý thuyết suông dễ thua ở trương đời lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,338
Động cơ
899,703 Mã lực
Cụ phân tích nhưng lại lan man nhầm lẫn khi lấy kết quả học tập làm thước đo cho thành đạt khi nói về ý chí học tập của sinh viên các tỉnh. 1 là cụ đừng nghĩ sinh viên các tỉnh là nghèo hơn Hà nội, nhiều tỉnh giàu hơn. Bản thân em cũng từ tỉnh nghèo lên đây (Nghệ an) nhưng dân thành phố ko nghèo như mọi người nghĩ...
Có vẻ bác đọc, nhưng chưa hiểu gì hết.
Người ta đang đặt câu hỏi vì sao nhiều người học giỏi, nhưng lại không thành đạt, như vậy họ đang tách ra giữa học giỏi và thành đạt chứ không như bác đang nghĩ.
Còn em cũng không chỉ so sánh mỗi ý chí học tập của sinh viên tỉnh với sinh viên HN.
Không tin thì bác hãy đọc lại.
 

Camontinhyeu

Xe điện
Biển số
OF-186622
Ngày cấp bằng
23/3/13
Số km
2,358
Động cơ
364,689 Mã lực
Nơi ở
Nhà của mình
36 tuổi mà không có bố ngon thế làm sao ngồi được ghế này?

Một chuyện có thật khác: bạn thân của bố em có bố là nguyên mẫu cụ Bá kiến trong truyện Chí phèo. Sau cách mạng, nhà cụ mất hết tuy nhiên bạn của bố em vẫn học cực giỏi và sau này bác tay trắng làm nên cơ ngơi giàu có ở Hà nội. Câu chuyện công tử Bạc Liêu là Kẻ phá gia chi tử, đấy là do cách dạy con và phúc phần kém của dòng họ. Còn nhìn chung, bệ phóng tốt hơn thì không chỉ là vật chất mà điều kiện giáo dục cũng như các kinh nghiệm chính trị hay kinh doanh, những mối quan hệ truyền đời vẫn là điều tuyệt vời khi ba mẹ có điều kiện có thể đem lại.
[/QUOTE]
Ở quê em con cháu địa chủ năm cải cách ruộng đất mất hết cả tài sản lẫn địa vị nhưng sau này con cháu đời sau của địa chủ làm ăn kinh tế tại địa phương hay học hành ra ngoài vẫn là thành phần nổi trội nhất. Đám bần cố nông đúng nghĩa vùng lên nhưng đến đời con cháu kinh tế cũng bình thường, học hành không ra đâu Chứng tỏ một phần nó có gen của gia đình.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,338
Động cơ
899,703 Mã lực
nói:
Một chuyện có thật khác: bạn thân của bố em có bố là nguyên mẫu cụ Bá kiến trong truyện Chí phèo. Sau cách mạng, nhà cụ mất hết tuy nhiên bạn của bố em vẫn học cực giỏi và sau này bác tay trắng làm nên cơ ngơi giàu có ở Hà nội. Câu chuyện công tử Bạc Liêu là Kẻ phá gia chi tử, đấy là do cách dạy con và phúc phần kém của dòng họ. Còn nhìn chung, bệ phóng tốt hơn thì không chỉ là vật chất mà điều kiện giáo dục cũng như các kinh nghiệm chính trị hay kinh doanh, những mối quan hệ truyền đời vẫn là điều tuyệt vời khi ba mẹ có điều kiện có thể đem lại.
Ở quê em con cháu địa chủ năm cải cách ruộng đất mất hết cả tài sản lẫn địa vị nhưng sau này con cháu đời sau của địa chủ làm ăn kinh tế tại địa phương hay học hành ra ngoài vẫn là thành phần nổi trội nhất. Đám bần cố nông đúng nghĩa vùng lên nhưng đến đời con cháu kinh tế cũng bình thường, học hành không ra đâu Chứng tỏ một phần nó có gen của gia đình.
Gia đình truyền thống lại rất khác, họ giáo dục trẻ con từ lúc thơ ấu và rất khắt khe, chắc đó mới là chính, chứ cũng chẳng phải gene gì cả.
Em quen bác quê bác ngày xưa ở đầu Tp. Việt Trì. Nhà bác ấy bị tịch thu hết, bây giờ bác ấy về mua lại được 2 vùng và xây lên thành một biệt khu. Cái nhà chính bằng gỗ mit, trong bầy toàn đồ gỗ mà bác ấy ấy kể đi khắp nơi, cứ nghe đâu có đồ gỗ cổ là đến xin mua bằng được, đặc biệt có mấy bộ bàn ghế của quan lại thời Minh Mạng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,171
Động cơ
330,875 Mã lực
Cụ ơi, em biết người ta nên cởi bỏ tham sân si để sống vui và an nhiên.
Cơ mà em cởi mãi ko đc, thấy tiền vẫn ham, thấy con người ta học giỏi thì cũng muốn con mình giỏi. Vẫn thích ăn ngon mặc đẹp ạ :D.
Em cũng đã đọc đi đọc lại các bài tiết kiệm, cố gắng tiết chế trong vài năm nay mà chưa ăn thua lắm.
Thôi thì cũng cần thời gian để đắc đạo ạ.
Không cần và có lẽ cũng không nên từ bỏ tham - sân - si (biết đâu tham sân si là động lực tồn tại?).
Nhưng tham sân si những cái ít tốn tiền thì mợ được thỏa mãn cái thâm sân si ở cả 2 mặt: vừa vẫn sướng vừa vẫn còn để dành được nhiều tiền hơn trước.
Ví dụ: cùng là cái đẹp, mợ nếu nhận thức được rằng "mình không thể đẹp được nữa, dù tốn tiền đắp áo quần son phấn đến đâu, thôi không đua nữa cho đỡ tốn" (em nghĩ điều đó là sự thật hiển nhiên mà ít phụ nữ u40 - u50 chịu nhận ra) thì sẽ dôi ra được ối tiền, dùng một phần nhỏ số tiền đó vẫn thưởng thức được những cái đẹp khác, đẹp hơn hình ảnh của mình trong gương nhiều.
Chả phải đạo gì cao siêu thoát tục, chỉ là tỉnh táo bám sát thực tế hơn nhằm có lợi thiết thực hơn thôi.
Con cái cũng vậy, học tốn nhiều chưa chắc đã giỏi, có khi còn ngược lại...những cái học được bằng tiền chỉ là một phần thôi, học qua "thử và sai" mới là bản chất quá trình học hỏi tiến bộ....học từ nhà trường, sách vở quá nhiều có thể làm thui chột khả năng dám thử và sai để đúc rút tiến bộ...giáo dục sách vở coi trọng quy trình và đáp án, thưởng bằng điểm số và tiền công sau này, còn "trường đời" trao thưởng bằng bản lĩnh và sự thành đạt cho các chiến binh đã trải qua những bầm dập thử và sai rất nhiều lần....cả 2 quá trình đó đều có giá trị của nó, không nhất thiết phải bỏ nhiều tiền học nhiều chữ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mt6366

Xe buýt
Biển số
OF-199355
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
547
Động cơ
329,885 Mã lực
Một trong những tác dụng tốt nhất của đọc sách là tránh việc "thử và sai", mà cụ lại bảo sách vở chả có ý nghĩa nhiều. Đời có đc bao nhiêu lần thử và sai.
Nhiều cụ toàn dùng cảm tính + trường hợp riêng lẻ để khái quát hoá vấn đề gì đó.
Không nói đến lỗi nguỵ biện trong tranh luận, thì riêng suy nghĩ kiểu "học giỏi chưa chắc đã tốt", "đọc sách nhiều ko bằng học ngoài đời"....nghe nó chán quá hic hic.
 
Chỉnh sửa cuối:

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,171
Động cơ
330,875 Mã lực
Một trong những tác dụng tốt nhất của đọc sách là tránh việc "thử và sai", mà cụ lại bảo sách vở chả có ý nghĩa nhiều. Đời có đc bao nhiêu lần thử và sai.
Nhiều cụ toàn dùng cảm tính + trường hợp riêng lẻ để khái quát hoá vấn đề gì đó.
Không nói đến lỗi nguỵ biện trong tranh luận, thì riêng suy nghĩ kiểu "học giỏi chưa chắc đã tốt", "đọc sách nhiều ko bằng học ngoài đời"....nghe nó chán quá hic hic.
Cụ là mọt sách làm thuê mới thấy chán, em thì vừa mọt sách vừa làm chủ vừa quan sát đúc rút nên em biết cả 2 kênh đó như thế nào....cụ nghĩ bọn không mọt sách mà lăn lộn trường đời nó không biết đọc sách hay sao? Nó đọc 1 có khi còn dùng được 10 cơ.
Mọt sách tránh né không dám "thử và sai" thì chỉ đi tốt khi có bản đồ hướng dẫn vì bọn đó có lợi thế về "đọc hiểu bản đồ"-tức là hợp cho đi làm thuê, nhưng muốn không đi làm thuê thì phải dám bước đi trong mê cung, khi không có bản đồ hướng dẫn, khi đó "thử và sai" là cách phổ biến nhất, nhiều khi là nhanh và hiệu quả nhất (kèm với nhiều rủi ro mà mọt sách sẽ sợ hãi).
Ví dụ: gặp một bài toán vô cùng cơ bản trong cuộc sống thật và có ý nghĩa kinh tế cốt tử là "tìm đường đi ngắn nhất qua N điểm cho trước", mọt sách sẽ tê liệt vì không biết đáp án, không giải nổi đề ra, chỉ có "thử và sai" mới tiệm cận đáp án, không tìm ra đường đi ngắn nhất nhưng có thể tìm ra đường đi đủ ngắn cho mục đích thực tế.
Cũng như cụ phán bố mẹ thành công thì là yếu tố chính làm con cái thành công là cụ cóc hiểu về khoa học như cụ vẫn tưởng, cái xu hướng "hội tụ về mức trung bình" đã được khoa học đề cập và giải thích chán ra rồi....(con bác học không giỏi khoa học, con tỷ phú không giỏi kinh doanh, tài sản khủng bị hao mòn dần sau vài thế hệ đầy ra làm ví dụ minh họa, thậm chí con của người cao kều cũng có xu hướng thấp hơn bố mẹ mình)
Sự thành công vượt trung bình là kết quả hội tụ của nhiều yếu tố đồng thời, bao gồm cả (x) khả năng chủ quan, (y) môi trường khách quan lẫn (z) yếu tố ngẫu nhiên, không hội đủ thì lại chỉ sàn sàn trung bình thôi....bố mẹ thành công giúp ích một số yếu tố nhưng cũng gây hại cho một số yếu tố khác của con cái nên nó không hề là yếu tố chính giúp con cái thành công như cụ và vài cụ khác tưởng (trừ khi đánh giá thành công qua tài sản thừa kế).
Các ông tỷ phú cho đi tài sản lớn của mình để góp phần nâng cái mức trung bình của xã hội thay vì cho con cái thừa kế, hy vọng nó tiếp tục là tỷ phú bằng hay hơn mình chính là họ chọn cái có lợi hơn cho việc sử dụng tài sản của họ.
Nói chung cụ sẽ chưa hiểu những điều em nói đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,338
Động cơ
899,703 Mã lực
Smile1102 nói:
Cty cũ của em cũng mới sa thải 20 người chị ạ, có những ng cũng làm gần 20 năm rồi, cũng tầm tuổi 45. Cty nc ngoài nhất là Mỹ thì rất phũ.
Microsoft hả mợ?
Chẳng phải mỗi MS, chẳng riêng mỗi ở VN, mà các hãng nước ngoài là cái nhịp định kỳ. Công việc kinh doanh phát triển họ cứ tuyển thêm nhân viên, công nhân,... đến 1 lúc nào đó chi phí nhân công quá cao, kinh doanh ít hiệu quả, họ lại cải tổ, sắp xếp lại và cả loạt nhân công nghỉ việc,... lặp đi, lặp lại.
Nhưng riêng ở VN họ lại thêm lợi thế của sự ưu đãi, tiếng tăm so với các doanh nghiệp nội địa.
Họ tuyển nhân viên cấp khá cao qua các cty SĐN, còn lại là vào thẳng các trường đại học. Trừ 1 số nhân sự chủ chốt thì làm việc cho họ lương sẽ tăng dần, nhưng đến 1 cái ngưỡng nào đó họ sẽ có cách, chẳng cần phải thông báo cũng tự xin "chuyển".
Còn lao động thường thì họ giới hạn tuổi. Phần lớn khi qua tuổi này họ cũng có những cách rất khác nhau để phải nghỉ. Vì ở VN với họ tuyển người không khó!
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,821
Động cơ
180,133 Mã lực
Một trong những tác dụng tốt nhất của đọc sách là tránh việc "thử và sai", mà cụ lại bảo sách vở chả có ý nghĩa nhiều. Đời có đc bao nhiêu lần thử và sai.
Nhiều cụ toàn dùng cảm tính + trường hợp riêng lẻ để khái quát hoá vấn đề gì đó.
Không nói đến lỗi nguỵ biện trong tranh luận, thì riêng suy nghĩ kiểu "học giỏi chưa chắc đã tốt", "đọc sách nhiều ko bằng học ngoài đời"....nghe nó chán quá hic hic.
Em cực kỳ đồng ý với cụ,em làm gì cũng phải mua sách đọc cách làm, hiểu lĩnh vực và phương pháp trước, sau đó vừa học tiếp vừa làm, khó hay vướng đâu lại đọc tiếp.
Sách là đúc kết của bao kiến thức, bao kinh nghiệm và bài học. Tất nhiên phải hiểu cái tinh thần cốt lõi chứ còn bê nguyên từ sách ra thực tế kiểu gì cũng sai vì thiếu "hoàn cảnh cụ thể". Nên không chỉ đọc ko mà phải suy ngẫm xem nên vận dụng thế nào. Sau khi học hành có tí hiểu biết rồi thì lại thử và sai ạ.
Em thấy sách hay thông tin nó có tính rời rạc, nhờ kinh nghiệm thực tiễn, trải nghiệm và suy ngẫm thì nó là chất kết nối các thông tin với nhau để thành tri thức. Và khi đó mới thực sự có khả năng vận dụng nhuần nhuyễn -> chuyên gia trong lĩnh vực đó. (Em tán phét tí :) ).
Có dạo em đọc bài báo của bọn McKinsey về lĩnh vực của em, có 15 trang mà có khi em đọc hàng 100 lần.
Nhiều khi không có thực tiễn thì đọc nó trôi đi, khi vấp thực tế thì đọc lại mới thấy ôi sao ng ta viết hết rồi mà lúc mình đọc lại ko nắm đc cái ý đó.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,821
Động cơ
180,133 Mã lực
Vấn đề của em là em thấy có quá nhiều thứ hấp dẫn hấp dẫn, mà kiếm tiền chỉ là một trong số đó :)
Nó làm em sao nhãng kiếm tiền, mặc dù biết là kiếm tiền thì cũng vui và lại có nhiều lợi ích khác :)
Em định mấy năm tới sẽ tập trung kiếm tiền hơn. Em hơi kém khoản này cho nên sẽ phải cố gắng.
Em thấy cuộc đời còn bao nhiêu điều đáng quan tâm, không chỉ là tiền.
Em chưa bao giờ coi tiền là mục tiêu mà phải kiếm bằng mọi giá, ngay cả thời điểm này em dù có mục tiêu kiếm tiền và tiết kiệm cao hơn trước, nhưng không có nghĩa đó là mục tiêu duy nhất hoặc phải kiếm bằng mọi giá.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,821
Động cơ
180,133 Mã lực
Chẳng phải mỗi MS, chẳng riêng mỗi ở VN, mà các hãng nước ngoài là cái nhịp định kỳ. Công việc kinh doanh phát triển họ cứ tuyển thêm nhân viên, công nhân,... đến 1 lúc nào đó chi phí nhân công quá cao, kinh doanh ít hiệu quả, họ lại cải tổ, sắp xếp lại và cả loạt nhân công nghỉ việc,... lặp đi, lặp lại.
Nhưng riêng ở VN họ lại thêm lợi thế của sự ưu đãi, tiếng tăm so với các doanh nghiệp nội địa.
Họ tuyển nhân viên cấp khá cao qua các cty SĐN, còn lại là vào thẳng các trường đại học. Trừ 1 số nhân sự chủ chốt thì làm việc cho họ lương sẽ tăng dần, nhưng đến 1 cái ngưỡng nào đó họ sẽ có cách, chẳng cần phải thông báo cũng tự xin "chuyển".
Còn lao động thường thì họ giới hạn tuổi. Phần lớn khi qua tuổi này họ cũng có những cách rất khác nhau để phải nghỉ. Vì ở VN với họ tuyển người không khó!
Cụ nói đúng, nhưng ko chỉ ở VN, các nc khác cũng vậy thậm chí khắc nghiệt hơn vì VN vẫn còn là nc đang phát triển nên Business thường ổn.
Các cty công nghệ phải thay đổi chiến lược rất nhanh, nếu có cụ nào đọc lịch sử các cty công nghệ lâu đời thì sẽ thấy cty trc kia và giờ có khi không liên quan.
Cái chu kỳ thay đổi có xu hướng càng ngày càng nhanh, Trc kia đc tầm 10-15 năm thì giờ có khi 5-10 năm đã phải thay đổi rồi vì vậy việc tái cơ cấu cty vã dẫn tới việc lay off hàng loạt là khó tránh.
Từ hồi em làm về tái cơ cấu tới giờ, đi đâu cũng thấy các cty đang tái cơ cấu :D.
Em nghĩ sắp tới vụ đang diễn ra và sẽ tiếp tục diễn ra gần nhất là tái cơ cấu kênh bán hàng, tiếp xúc khách hàng, số hóa khắp nơi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mt6366

Xe buýt
Biển số
OF-199355
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
547
Động cơ
329,885 Mã lực
Vâng. Nhiều người vẫn có suy nghĩ kiểu Bill Gates bỏ học nên mới thành tỉ phú. Rồi dùng kiểu suy nghĩ, hay những trường hợp vụn vặt như vậy, để phủ nhận sự cực kỳ cần thiết của giáo dục học đường.
Thực tế là số đông những người đc giáo dục tốt, họ vẫn lăn lộn tốt ngoài đời hơn là tự mò mẫm.
Ví dụ như nấu ăn, mới nấu món gì đó, có công thức chắc chắn sẽ dễ ngon hơn tự mò mẫm, với số đông. Còn với những đầu bếp tài năng, họ có công thức của riêng mình, nhưng cũng đều trải qua thời gian dùng công thức đc đúc sẵn của người khác, vật vã đủ kiểu xong mới sáng tạo được cái mới, và cũng chỉ là số ít.
Tóm lại, giáo dục học đường, đọc sách, là cực kỳ quan trọng!
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,821
Động cơ
180,133 Mã lực
Vâng. Nhiều người vẫn có suy nghĩ kiểu Bill Gates bỏ học nên mới thành tỉ phú. Rồi dùng kiểu suy nghĩ, hay những trường hợp vụn vặt như vậy, để phủ nhận sự cực kỳ cần thiết của giáo dục học đường.
Thực tế là số đông những người đc giáo dục tốt, họ vẫn lăn lộn tốt ngoài đời hơn là tự mò mẫm.
Ví dụ như nấu ăn, mới nấu món gì đó, có công thức chắc chắn sẽ dễ ngon hơn tự mò mẫm, với số đông. Còn với những đầu bếp tài năng, họ có công thức của riêng mình, nhưng cũng đều trải qua thời gian dùng công thức đc đúc sẵn của người khác, vật vã đủ kiểu xong mới sáng tạo được cái mới, và cũng chỉ là số ít.
Tóm lại, giáo dục học đường, đọc sách, là cực kỳ quan trọng!
Những ng như Bill Gates hay mấy tỉ phú công nghệ bỏ học là do ở trường ko dạy nổi nữa ạ. Là họ đã tự học quá nhiều, và do đầu óc thiên tài nên ko cần có ng dẫn dắt để có đc tri thức.
Còn dạng bthuong như mình thì cứ học hành đủ cho lành :D, cho tới khi nào có khả năng tự học.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Đợt covid đọc báo thấy bảo dân Mỹ hơn 50% có saving dưới 500 usd.
Nghĩ đi nghĩ lại thấy mình giàu chán :).
Mà hồi em làm hãng, dù ăn tiêu ác nhưng mà nói chuyện với mấy bạn gốc Ấn làm ở Sing thì thấy đúng là hàng năm nhà em cũng saving đc nhiều hơn nhà bạn ấy do em có thưởng doanh thu nên vẫn giữ dc tiền.
Dân Mỹ không giàu như mọi người tưởng, nhưng cũng không nghèo như mọi người nghĩ đâu mợ ơi:
household-net-worth-comparison-us-2020-2017.png


Tài sản trung bình của 1 hộ gia đình là khoảng $750K.
Mức giữa (50th percentile) là $121K.

Cái tài sản này chưa tính đến giá trị của khoản tiền an sinh XH khoảng 1500 đô/tháng/người khi họ đến 65 tuổi.

Con số 500 USD của mợ cũng có thể là đúng, nếu đó là số tiền trong tài khoản savings ở ngân hàng.
Dạo này lãi suất thấp cho nên chả ai để tiền trong tài khoản đấy cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Cụ ở chỗ nào mà tốt thế cụ? Chắc phải Bắc Âu,em cũng nghe bảo BA tốt nhưng ko nghĩ nó cao thế. Chứ như ở các nước Tây Âu mà như Bỉ hay Đức thì ko được như thế. Theo em biết, nhiều nhước nó cũng set mức trợ cấp thất nghiệp dựa trên mức lương đã đóng bh như ở VN (60%), mức đó có phải đóng các loại thuế và bhyt như bt và thời gian nhận lương cũng chỉ tỉ lệ tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm chứ ko phải đến khi nào có việc. Và nếu mình thôi việc chứ ko phải mất việc thì cũng ko được hưởng ngay mà phải chờ 3 tháng. Còn hết giai đoạn đó, lại ăn lương trợ cấp xã hội thì siêu thấp, thì chỉ đủ sống ở mức tối thiểu thôi. Lúc đó thì cũng ko thể nào mà duy trì mức sống như cũ được đâu. Nói chung, cuộc sống ở đâu cũng có vấn đề của nó, hồi em ở bên kia, dân nó cũng chửi cp như điên, kêu ca các vấn đề, có nhiều cái đúng là nếu mình ko sống như local, thì cũng ko hề biết là nó tồn tại. Như hồi em ở Bỉ, cũng có 1 vụ cũng thuộc loại scandal, là dùng mỡ bẩn, có các chất hình như là dioxin, h em ko nhớ lắm, làm thúc ăn chăn nuôi, và trong 1 thời gian rất rất dài, đến lúc nuôi hàng chục triệu con lợn, xuất hết ra thị trường rồi mới phát hiện ra.
Nên em nói thật, cá nhân em thì ko lo lắng chuyện đó, vì sống ở đâu cũng có vấn đề ở đó, chúng nó cũng ăn junk food, rồi ko bị cái nọ thì cái kia, tỉ lệ ung thư bên đó cũng rất phổ biến, chỉ có điều mình hay ut phổi thì nó ung thư đại tràng, trực tràng, dạ dày, ung thư da, ung thư võng mạc (đồng nghiệp của em có 1 bạn, con gái 4 tuổi, mà ko hiểu sao lại ung thư võng mạc cả 2 mắt, h 1 mắt nhìn mờ mờ, 1 mắt ko nhìn thấy gì nữa, cứ nghĩ thế lại thấy khổ thân bạn ý, bằng đúng tuổi con gái mình lúc đó), cũng nhiều cases lắm. Thế nên với em, lo nhiều làm gì cho nó già người. Mua 1 cái bảo hiểm tốt là được.

Ví dụ như ở Đức,là nước mà em biết tương đối rõ:
How much unemployment benefit I will I get?
The amount of benefit you receive is based on your average weekly pay in the 12 months before you became unemployed (known as the “assessment period”). Your benefit will be 60% of your previous average wage (or 67% if you have children),

Your benefit payments will then be subject to taxes and social security contributions, just like a regular wage. These will automatically be taken from your benefit by the employment office before it is transferred to your bank account at the end of each month. This includes deductions for:

Bọn phát xít trợ cấp tốt nhỉ.
Bọn đế quốc chỗ em trợ cấp được vài trăm đô / tháng trong vòng 3 tháng là hết.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top