Không biết mợ có sống ở nước ngòai đủ lâu để hiểu cuộc sống nó như thế nào. Nhưng em dám chắc bạn của mợ ổn hơn mợ vì họ không có sự lo lắng như mợ, dù công việc họ thay đổi thì tiêu chuẩn y tế, giáo dục không thay đổi.
Cái này thực ra nó là cá nhân hoá chứ ko phải là quá khác biệt 1 trời 1 vực nữa. Có những ngừoi giá trị về gia đình, cuộc sống á đông là quan trọng, thì dù biết về sẽ ko được hưởng cảnh quan tươi đẹp,khi hậu ôn đới, giáo dục, y tế .. nhưng sẽ luôn về. Đọc post của bác em nghĩ bác đi khỏi VN từ khá sớm, mối liên hệ với bạn bè cũng ko nhiều, và value của bác khác value của em.
hồi đó học xong em cũng có cơ hội làm tiếp và nhiều cơ hội ở lại sau đó, nhưng với em, những thứ hào nhoáng nhìn cổ kinh xinh đẹp đó ko thuộc về em. Em học ở châu Âu và nếu làm sẽ làm ở châu Âu, chư ko phải 1 xã hội nhập cư như của bác, nên đk nó khác. Ở nhà còn bố mẹ gia đình họ hàng,em có nhu câu nhìn thấy bố mẹ em hàng tuần, mà bố mẹ em đã già và ko trông cây đc vào ai, chồngf em hoàn toàn ko thích đồ Tây, ăn 1 tuần thì còn đc nhưng lâu hơn ông y ko chiu đc, VN em còn có bạn bè, các bạn thân và em có nhu cầu tuần gặp họ 1 lần để buôn bán.
có những người khác, nhiều người là mối quan hệ với gia đình hoặc các buổi ràng buộc rất lỏng lẻo hoặc chưa có nhiều sợi dây trách nhiệm ở Việt Nam, hoặc có các bạn đi học từ rất sớm, thì cũng ít mối quan hệ bạn bè, đại học, từ khi lớn lên biết suy nghĩ một chút trưởng thành hơn một chút thì ở nước ngoài, đôi khi sẽ có cảm giác thu lại vàng nghĩ rằng ôi tôi không thể quay về Việt Nam được nữa. Còn việc thành công hay ko thànhcông, sướng hay khổ thì tuỳ mỗi người.
tuổi thọ TB nước em học là 80, VN là 78 thì em cũng happy. Giáo dục VN với em thế là OK. Em đã học ở Úc rồi và có rất nhiều bạn đưa con sang học từ phổ thông ơr Úc, các câu chuyện hỉ nộ ái ố về cơ bản là đủ cả. Tỉ lệ ung thư thì Úc đứng đầu thế giới, VN vẫn còn đứng mức 79-80. Nói chung giá trị của em và của bác chắc là khác nhau, thế nên là cái “in đi cây tờ” để đo cũng rất khác nhau. Thành công trong công việc thì không nói, vì mỗi người có một số phận, có một con đường quan lộc và tài bạch rất khác nhau. Ở Tây muôn đời làm thợ cũng có, ở ta cũng vậy, ở ta làm sếp, sự nghiệp lên đến tầm đỉnh cao cũng có, ở Tây cũng có nhưng chắc là tỉ lệ ít hơn một chút.
Nếu h bác làm 1 cái điều tra nhỏ nhỏ về mức độ hài lòng và mức độ thành công của những người Việt ở Can với cỡ mẫu đủ lớn, tức là ngoài bác và vài mqh bác biet thì có khi bác cũng có nhiều thứ để so sánh đó. Chứ ko dám chắc nữa đâu