- Biển số
- OF-716818
- Ngày cấp bằng
- 19/2/20
- Số km
- 601
- Động cơ
- 92,985 Mã lực
- Tuổi
- 36
Cụ hơi định kiến với giáo dục tư rồi ạ. Em tìm hiểu khá kỹ và em thấy nó tốt hơn trường công. Chưa kể chất lượng thì ít nhất môi trường giáo dục cũng có vẻ "sạch sẽ" hơn, cả nghĩa đen và bóng. Không dưng giờ người ta chạy đua vào trường tư nhiều, họ đa phần là tầng lớp trung lưu và họ cũng không hồ đồ đâu ạ. Còn một đứa trẻ thành công hay không phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó trường lớp là một phần, và em thấy là phần quan trọng, vì các cháu ở trường đến 2/3 thời gian thức giấc mà.em thi thấy rằng, viẹc học trường nào ko quyết định quá nhiều vào tương lai sau này. Em hay xem tử vi thì thấy rằng mỗi người có 1 lá số và 1 số phận khác nhau, nên dù học cùng trường ra, đi làm khởi đầu như nhau nhưng vẫn có mỗi người 1 số phận, phụ thuộc nhiều vào độ nhanh nhạy và chịu khó chứ ko phải do giáo dục công hay không. Ở mình, chênh lệch chất lượng còn chưa nhiều (chênh lêch đến mức như Úc, Mỹ hay Anh, khi mà muốn học lên cao thì đều phải học trường tư, hay 50%- 70% trường công đi học chỉ để get free lunch), nên thậm chí em còn thấy ở mình các trường tư, đang tổ chức dạy học đúng theo kiểu để cho bố mẹ thấy, chứ ko phải cho các cháu. Nhìn những hoạt động hàng ngày, các cháu học hay làm bất cư gì, là đứng ra cho cô chụp ảnh rồi cô gửi cho bố mẹ qua zalo, (xong sau để bố mẹ còn post lên khoe, hoặc được tạo cảm giác mình rất sát với việc học của con).Em nghĩ những cái đó nó hơi méo mó. việc học các kỹ năng nó hơi quá đà. Có những thứ ko phải cứ daỵ là được mà bố mẹ và gia đình phải có những thói quen đó hoặc phải có cái nếp sẵn. Kiểu bố mẹ cho con di học lớp đọc báo nhưng tìm cả nhà ko có mẩu sách báo nào. Hay con học kĩ năng tự lập nhưgn ở nhà được chăm ko phải động tay vào bất cứ cái gì.
Hoặc 1 số trường quốc tế (2nd tier, 3rd tier) thì chương trình cấp 1(cháu em học lớp 2) thì ko khác gì lớp mẫu giáo có dạy chữ.
Em quan sát, có những bạn học trường tư (RMIT) ra nhưng vẫn làm những việc rất bình thường, thậm chí dưới mức bình thường. Chỗ em vừa phải cho nghỉ 1 bạn học Bachelor ở New Zealand, master ở Anh về vì kiến thức và kĩ năng ko đáp ứng được yêu cầu của công viêc, mà công việc cũng chỉ là bình thường, làm SCC thôi chứ chưa phải cái gì quá tầm của các bạn ý.
Tất nhiên, bố mẹ có điều kiện thì đầu tư cho con cái ở mức tối đa, nhưng chi phí giáo dục con cái ko nên tạo thành gánh nặng tài chính cho bố mẹ. Còn việc các bạn chị vất vả, 1 là do tính cách và khả năng, 2 là do xuất phát điểm, và nhiều khi còn là số phận nữa.
Một số người bên nhà chồng em, không học hành gì nhiều nhưng vẫn khá giàu có nhờ làm nghề và đầu cơ đất đai. Họ và cả chồng em khá là xem nhẹ chuyện học hành, họ nói trường đời mới là trường tốt nhất chứ ko phải trường phổ thông. Nên dù khá giàu thì con cái vẫn học trường công bình thường thôi. Em thì không thể nào đồng tình với quan điểm đó được. Vì cái họ mang ra đo chỉ là tiền, còn cái em quan tâm là kỹ năng, ý thức, hành xử. Kiểu em coi trọng các giá trị tinh thần vô hình hơn là vật chất.
Thực ra em không định kiến quá với trường công, chỉ là nếu có điều kiện thì đầu tư cho con cái môi trường tốt. Mà em thấy những phụ huynh cố gắng tìm hiểu cho con vào trường tốt thì đa phần có ý thức rèn giũa cho con cả. Nên nó sẽ được đồng đều nhiều yếu tố. Trường công thì không được đồng đều như vậy. Một số trường công chất lượng cao thì hay có tiêu cực đằng sau.