Không hiểu chuyện cụ thể nó xảy ra như nào. Nhưng cháu muốn hỏi các cụ là thường các cụ có hay lựa chọn trao đổi trực tiếp với các con về các vụ việc như này hay bỏ qua ạ. Mấy vụ các bạn tự sát nhảy lầu cháu cũng hay nói chuyện, chia sẻ, trao đổi, nhận xét… nhưng nhiều người bảo là ko nên.
Con cái ý thức hệ bẩm sinh ít nhiều nó thừa hưởng gen của bố mẹ, không phải ngẫu nhiên mà người ta nói con nhà tông, không giống lông thì giống cánh. Điều đó có nghĩa là từ ngoại hình đến tính cách cũng có sự kế thừa từ cha mẹ.
Trong quá trình trưởng thành nó có thể bị tác động hay hấp thụ những điều tốt/xấu ngoài môi trường xã hội hoặc ngay cả lối sống trong gia đình vì vậy cũng có thể biến đổi tâm sinh lý. Trong mọi trường hợp khi con cái có những biểu hiện sai trái, hay mắc phải sai lầm em luôn cho rằng mình phải gần con, nghe nó chia sẻ và lựa lời khuyên nhủ con thay vì đánh mắng hay cấm đoán nó (có thể lúc nóng giận mình mắc phải nhưng phải điều chỉnh ngay).
Tiền bạc và công danh sự nghiệp thì ai cũng muốn, nhưng với em sự trưởng thành, khôn lớn của con trẻ là niềm hãnh diện và hạnh phúc nhất của đời người. Chứng kiến những cảnh gia đình không ít các sếp có con cái hư không được như ý thậm trí nghiện hút dẫn đến gia đình tan nát, em luôn tự nhủ và thực hiện quản lý, dạy bảo con hết sức có thể từ gần gũi trò chuyện, đưa đón đi học, đi chơi sao và phải làm sao tạo cho chúng không bị cảm giác trói buộc mà là tình thương yêu của bố mẹ. Em cũng đã từng nghĩ nếu một ngày con trai mình lầm đường lạc lối thì mình phải làm gì ? Và trong đầu em chỉ có ý tưởng duy nhất là từ bỏ công việc, từ bỏ sự nghiệp dù có đang vinh quang thế nào để hàng ngày đưa đón con, nó học thì mình ngồi ở cổng trường đợi kể cả trưa có bóc mỳ tôm ra ăn sống cũng được, hết giờ đưa con về nhà chắc nó cũng không lỡ tay đánh bố nó, như thế vài năm là mình cứu được con dồi tính tiếp khi nó đã trở lại làm người