[Funland] Không vay vốn ODA của Nhật Bản sẽ "ảnh hưởng quan hệ ngoại giao"?

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
"Từng có ý định dùng vốn vay thương mại để đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III nhưng hiện EVN lại tiếp tục chọn sử dụng vốn vay ODA để thực hiện dự án này."

"Như Báo Đầu tư -baodautu.vn đã đưa tin, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III đã được Chính phủ phê duyệt danh mục vay vốn tín dụng ưu đãi (ODA) của Chính phủ Nhật Bản vào năm 2012. Theo đó, EVN là chủ đầu tư, đồng thời là chủ thể Hợp đồng vay lại vốn ODA, ký với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA).
Tháng 3/2013, Việt Nam và Nhật Bản ký Công hàm cam kết cấp khoản vay vốn đầu tiên cho Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III với giá trị 27,901 tỷ yên."
"Vào ngày 23/4/2021, EVN đã đề xuất chuyển từ phương án vay vốn ODA của JICA sang sử dụng nguồn vốn vay thương mại trong và ngoài nước để triển khai Dự án nhiệt điện Ô Môn III. "
"Vào ngày 23/7/2021, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước đã có báo cáo, kiến nghị Thủ t.ướng Chính phủ giao Hội đồng Thành viên EVN tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến của các bộ, ngành liên quan, trong đó lưu ý ý kiến về xem xét, đánh giá kỹ đề xuất chuyển từ sử dụng vay vốn ODA của Nhật Bản sang vay vốn thương mại để không ảnh hưởng quan hệ ngoại giao."
"Sau đó EVN lại quay về phương án dùng vốn ODA cho Dự án Nhiệt điện Ô Môn III và trình lên các cơ quan chức năng"
Em lược các ý chính của bài báo dưới đây: Nhiệt điện Ô Môn 3
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,863
Động cơ
493,284 Mã lực
Lãi xuất USD, Euro, Yen gần như bằng 0 tại sao phải ràng buộc vậy ODA làm gì? Trước đây lãi xuất thương mại 6% thì khác
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 3 là nhà máy nhiệt điện khí.
Theo kế hoạch, có 4 dự án điện tại trung tâm điện lực Ô Môn (Cần Thơ) sẽ nhận khí của Lô B để phát điện. Trong số này, có 3 dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là chủ đầu tư, gồm Ô Môn I, Ô Môn III và Ô Môn IV (trong đó Ô Môn III dùng vốn ODA Nhật Bản) và dự án Ô Môn II được giao cho các nhà đầu tư tư nhân.
Lô B là mỏ khí nằm trên bể Mã Lai - Thổ Chu, khu phân chia giữa Thái- Mã Lai - Việt Nam.
Kỳ vọng mỏ khí Lô B sẽ cung cấp khoảng 7 tỷ m3 khí mỗi năm, đáp ứng nhu cầu cho 4 nhà máy điện tổng công suất khoảng 4000 MW.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Vướng mắc chính hiện tại của nhà máy Ô Môn 3 là:
"Điểm mấu chốt của tiến trình triển khai dự án này là thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư thì không biết thuộc về cấp nào. "
Và:
"Thông báo cũng nhắc tới yêu cầu, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và EVN chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, tiến độ của dự án. " (Thông báo ý kiến cụ cụ Phó TT).
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Lãi xuất USD, Euro, Yen gần như bằng 0 tại sao phải ràng buộc vậy ODA làm gì? Trước đây lãi xuất thương mại 6% thì khác
Vay ODA Nhật Bản thì lãi suất thấp (có thể chỉ 0.1-0.2%) nhưng có nhiều ràng buộc. Cụ thể là bên cho vay sẽ quyết định chủ đầu tư được làm cái gì.
Từ các ràng buộc "chết người" đó nên chủ đầu tư gần như mất toàn quyền quyết định tiến độ và hiệu quả dự án. Cụ thể là:
- Nhà thầu thi công phải do bên cho vay ODA chỉ định.
- Các việc phát sinh, điều chỉnh thiết kế, thi công của dự án phải được bên cho vay đồng ý mới được triển khai...
Chính vì chủ đầu tư gần như mất khả năng kiểm soát dự án nên dự án ODA Nhật Bản có tiềm ẩn nhiều nguy cơ chậm tiến độ, kém hiệu quả do đội vốn.
(Một số nước khác cũng cho VN vay ODA, tuy nhiên, mức lãi suất cao gần bằng vay thương mại, bù lại thì lại rất ít ràng buộc với bên đi vay.)
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,107
Động cơ
253,461 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
"Ảnh hưởng ngoại giao " là ảnh hưởng như thế nào? Nó không chơi với mình nữa à. Hay mang quân sang đánh mình. Hợp tác 2 bên cùng có lợi. Bây giờ mỗi mày có lợi tao thiệt thì ai chơi. Dân tộc này mang quân sang đánh còn chẳng sợ nữa là hù dọa.
 

Xekkcoi

Xe tải
Biển số
OF-709518
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
247
Động cơ
-808,338 Mã lực
ODA khac chóa gì cái thòng lọng.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
"Ảnh hưởng ngoại giao " là ảnh hưởng như thế nào? Nó không chơi với mình nữa à. Hay mang quân sang đánh mình. Hợp tác 2 bên cùng có lợi. Bây giờ mỗi mày có lợi tao thiệt thì ai chơi. Dân tộc này mang quân sang đánh còn chẳng sợ nữa là hù dọa.
Ơ kìa, người Nhật tốt thế còn gì.
Biết cụ nghèo nên họ năn nỉ cụ vay tiền, cụ không định vay còn bị hù dọa đấy. Phải vay, không được từ chối lòng tốt của người ta chứ cụ.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,107
Động cơ
253,461 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Ơ kìa, người Nhật tốt thế còn gì.
Biết cụ nghèo nên họ năn nỉ cụ vay tiền, cụ không định vay còn bị hù dọa đấy. Phải vay, không được từ chối lòng tốt của người ta chứ cụ.
Bank cột điện còn chả ép vay được nữa là. L d mấy khóa trước ăn bèm mồm ra mới ký. Bây giờ thì quên đi. Bố mày khôn lên rồi. Ngoài kia bao thằng xếp hàng kia kìa.
 

hitle888

Xe container
Biển số
OF-77541
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
5,221
Động cơ
723,626 Mã lực
Bây h làm gì còn vốn ODA nữa, nhất là song phương thế này thì chỉ có thoả thuận giữa 2 bên thôi.
Ps: vay vốn nhật trông lãi có vẻ thấp nhưng lại thành giá cao vì các điều kiện đi kèm, cũng chả hay ho gì đâu ạ
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Hai nhà đầu tư chính của siêu dự án điện khí Lô B là Mitsui Oil Exploration (MOECO) của Nhật Bản và PTT Exploration and Production (PTTEP) của Thái Lan
Vào đầu tháng 6/2020, Chính phủ đã thông qua cơ chế chuyển ngang giá khí lô B sang giá điện cho các nhà máy điện dùng nguồn khí này (Pass-through).
EVN là các nhà đầu tư và sở hữu nhà máy điện khí sử dụng khí của Lô B. Nhưng sở hữu khí Lô B và đường ống dẫn khí Lô B lại là của nhà đầu tư nước ngoài (Nhật Bản là chính) + Cơ chế chuyển ngang giá giữa khí và điện.
Đồng nghĩa với việc EVN mất luôn quyền kiểm soát giá điện!
Nếu tiếp tục thực hiện dự án điện Ô Môn, trong tình trạng giá khí châu Á luôn ở mức cao nhất toàn cầu thì rất nhiều khả năng EVN sẽ phải "bù giá" cực lớn cho các chủ mỏ người Nhật Bản vì giá điện phụ thuộc vào giá khí.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
PVN - Tập đoàn lớn nhất Việt Nam - Vì ký kết các điều khoản bù giá cho các nhà đầu tư Nhật Bản với số tiền lớn trong 10 năm liền + cam kết bao tiêu sản phẩm trong 15 năm của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn nên nhiều khả năng sẽ "dặt dẹo" trong 10-15 năm tới vì tiền lãi làm ra phải thanh toán bù giá cho các bạn Nhật Bản.
EVN - Tập đoàn lớn thứ 2 Việt Nam - Nếu dính 1 quả bù giá tương tự như PVN nữa, chắc chắn cũng dặt dẹo và phải xẻ thịt bán mình, vì hiện tại EVN đang căng sức để gồng cho điện tái tạo.
2 tập đoàn rường cột của Việt Nam, sở hữu "mạch sống" của VN đang bị "hút máu" tinh vi. Và sau cùng, những người tiêu dùng VN chính là những người phải gánh các khoản "bù giá" tinh vi này chứ không ai khác.
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,022
Động cơ
80,969 Mã lực
Vay ODA Nhật Bản thì lãi suất thấp (có thể chỉ 0.1-0.2%) nhưng có nhiều ràng buộc. Cụ thể là bên cho vay sẽ quyết định chủ đầu tư được làm cái gì.
Từ các ràng buộc "chết người" đó nên chủ đầu tư gần như mất toàn quyền quyết định tiến độ và hiệu quả dự án. Cụ thể là:
- Nhà thầu thi công phải do bên cho vay ODA chỉ định.
- Các việc phát sinh, điều chỉnh thiết kế, thi công của dự án phải được bên cho vay đồng ý mới được triển khai...
Chính vì chủ đầu tư gần như mất khả năng kiểm soát dự án nên dự án ODA Nhật Bản có tiềm ẩn nhiều nguy cơ chậm tiến độ, kém hiệu quả do đội vốn.
(Một số nước khác cũng cho VN vay ODA, tuy nhiên, mức lãi suất cao gần bằng vay thương mại, bù lại thì lại rất ít ràng buộc với bên đi vay.)
Tuỳ hiệp định thôi cụ ạ, nhưng ODA thì các thiết bị trong nước ko sx đc bắt buộc phải mua của nước cho vay
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Tuỳ hiệp định thôi cụ ạ, nhưng ODA thì các thiết bị trong nước ko sx đc bắt buộc phải mua của nước cho vay
ODA của Nhật cũng có nhiều loại.
- Loại 1 là viện trợ không hoàn lại. Đại khái là "cho không". Thường các dự án về quy hoạch, dự án về nghiên cứu tiền khả thi dự án, dự án về khảo sát thiết kế 1 dự án hạ tầng nào đó... Những khoản tiền nhỏ dành cho bước chuẩn bị dự án được phía Nhật viện trợ, và thường thì sau đó sẽ đến giai đoạn 2 - thực hiện dự án. Ngoài ra, các dự án không hoàn lại cũng dành cho một số dự án mang tính chất từ thiện. Nói chung là dự án có số vốn nhỏ.
- Loại 2 là vay ODA không có điều kiện ràng buộc. Vay ODA không ràng buộc điều kiện được thực hiện với các dự án quy mô vừa và nhỏ, là những dự án mà tỷ lệ nội địa hóa của VN gần ở mức 100%. Cái này như các cụ nói gọi là "đi quan hệ là chính".
- Loại 3 là vay ODA có ràng buộc điều kiện. Đây là các dự án có nguồn vốn lớn hoặc rất lớn. Thường thực hiện sau các dự án "viện trợ không hoàn lại loại 1". Và cái này mới là miếng ăn thu lãi đậm của phía Nhật.
Khi các dự án ODA loại 3 mà ít, thì các dự án ODA loại 2 với loại 1 cũng sẽ ít tương ứng. Vì ODA loại 1 với loại 2 cũng chỉ là mồi cho loại 3 thôi.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Chính vì Nhật sử dụng vốn ODA loại 1 và loại 2 khá nhiều ở VN, mục đích là để thả mồi và làm truyền thông cho nước Nhật. Mỗi khi Nhật cho vay vốn ODA hay viện trợ không hoàn lại dù ít hay nhiều thì đều phủ sóng báo chí khá tốt. Chính vì làm truyền thông quá tốt nên dân Việt nói chung cực kỳ có cảm tình với nước Nhật (chính em cũng thế). Nhưng chỉ cần 1 dự án loại 3 được thực hiện thôi, người Nhật như cất 1 mẻ lưới lớn, thu cả mồi lẫn 1 đống cá.
Chính phủ VN có tài sản dồi dào là các tập đoàn nhà nước rất có giá trị. Thị trường lại lớn nên bị nước ngoài dòm ngó thâu tóm là chuyện bình thường. Họ tìm mọi cách, từ truyền thông, hối lộ quan chức để tìm kiếm lợi ích cho nó gần như là chuyện ..đương nhiên phải thế.
Nếu lãnh đạo ngu thì dân lãnh đủ!
ODA của Nhật cũng có nhiều loại.
- Loại 1 là viện trợ không hoàn lại. Đại khái là "cho không". Thường các dự án về quy hoạch, dự án về nghiên cứu tiền khả thi dự án, dự án về khảo sát thiết kế 1 dự án hạ tầng nào đó... Những khoản tiền nhỏ dành cho bước chuẩn bị dự án được phía Nhật viện trợ, và thường thì sau đó sẽ đến giai đoạn 2 - thực hiện dự án. Ngoài ra, các dự án không hoàn lại cũng dành cho một số dự án mang tính chất từ thiện. Nói chung là dự án có số vốn nhỏ.
- Loại 2 là vay ODA không có điều kiện ràng buộc. Vay ODA không ràng buộc điều kiện được thực hiện với các dự án quy mô vừa và nhỏ, là những dự án mà tỷ lệ nội địa hóa của VN gần ở mức 100%. Cái này như các cụ nói gọi là "đi quan hệ là chính".
- Loại 3 là vay ODA có ràng buộc điều kiện. Đây là các dự án có nguồn vốn lớn hoặc rất lớn. Thường thực hiện sau các dự án "viện trợ không hoàn lại loại 1". Và cái này mới là miếng ăn thu lãi đậm của phía Nhật.
Khi các dự án ODA loại 3 mà ít, thì các dự án ODA loại 2 với loại 1 cũng sẽ ít tương ứng. Vì ODA loại 1 với loại 2 cũng chỉ là mồi cho loại 3 thôi.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
Chính vì Nhật sử dụng vốn ODA loại 1 và loại 2 khá nhiều ở VN, mục đích là để thả mồi và làm truyền thông cho nước Nhật. Mỗi khi Nhật cho vay vốn ODA hay viện trợ không hoàn lại dù ít hay nhiều thì đều phủ sóng báo chí khá tốt. Chính vì làm truyền thông quá tốt nên dân Việt nói chung cực kỳ có cảm tình với nước Nhật (chính em cũng thế). Nhưng chỉ cần 1 dự án loại 3 được thực hiện thôi, người Nhật như cất 1 mẻ lưới lớn, thu cả mồi lẫn 1 đống cá.
Chính phủ VN có tài sản dồi dào là các tập đoàn nhà nước rất có giá trị. Thị trường lại lớn nên bị nước ngoài dòm ngó thâu tóm là chuyện bình thường. Họ tìm mọi cách, từ truyền thông, hối lộ quan chức để tìm kiếm lợi ích cho nó gần như là chuyện ..đương nhiên phải thế.
Nếu lãnh đạo ngu thì dân lãnh đủ!
Làm gì có ai ngu, khôn phát hãi lên đấy ợ.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,264
Động cơ
220,936 Mã lực
Hình như em biết ông nào nhét chữ "ảnh hưởng quan hệ ngoại giao" vào! X, có 1 chữ X.
>:)
 

KENO

Xe buýt
Biển số
OF-760981
Ngày cấp bằng
25/2/21
Số km
551
Động cơ
93,839 Mã lực
Chính vì Nhật sử dụng vốn ODA loại 1 và loại 2 khá nhiều ở VN, mục đích là để thả mồi và làm truyền thông cho nước Nhật. Mỗi khi Nhật cho vay vốn ODA hay viện trợ không hoàn lại dù ít hay nhiều thì đều phủ sóng báo chí khá tốt. Chính vì làm truyền thông quá tốt nên dân Việt nói chung cực kỳ có cảm tình với nước Nhật (chính em cũng thế). Nhưng chỉ cần 1 dự án loại 3 được thực hiện thôi, người Nhật như cất 1 mẻ lưới lớn, thu cả mồi lẫn 1 đống cá.
Chính phủ VN có tài sản dồi dào là các tập đoàn nhà nước rất có giá trị. Thị trường lại lớn nên bị nước ngoài dòm ngó thâu tóm là chuyện bình thường. Họ tìm mọi cách, từ truyền thông, hối lộ quan chức để tìm kiếm lợi ích cho nó gần như là chuyện ..đương nhiên phải thế.
Nếu lãnh đạo ngu thì dân lãnh đủ!
E phản đối Cụ nhá. chỉ có tham chứ ko hề ngu nhá, Cụ nói thế là rất tự ái đấy
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top