Vốt kụ Đô la nhé.
Kụ có một ý kiến rất đáng đồng tiền bát gạo.
Đây chính là căn cứ pháp luật giúp OFer phản đối mạnh mẽ các hành vi sai quy trình của xxx khi cự li từ chỗ bắn tới chỗ xử lí quá xa, đã lạm dụng, gây phiền hà, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công dân (mất thời gian, tốn nhiên liệu, công sức quay lại nơi bắn), họ vi phạm Khoản b và Khoản c, Mục 3, Điều 10 của Thông tư 65 của Bộ Công an.
Cụ thể
khi csgt không đảm bảo khoảng cách thích hợp giữa nơi bắn và nơi dừng xe, công dân có quyền yêu cầu họ phải tuân thủ đúng quy trình. Nếu không, công dân có thể ghi trong biên bản ý kiến không đồng ý "vì cự li quá xa", "csgt có dấu hiệu lạm dụng tuần tra kiểm soát gây phiền hà và thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công dân", sau đó có quyền khiếu nại lên cấp trên của họ.
Em cũng đã tìm hiểu, có 1 bài như sau
http://soha.vn/cu-dan-mang/nguoi-dan-co-duoc-yeu-cau-csgt-cung-cap-hinh-anh-ghi-lai-loi-vi-pham-khong-20130507124339604.htm
Người dân có được yêu cầu CSGT cung cấp hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm không?
Hoàng Đan -
theo Trí Thức Trẻ | 08/05/2013 06:39
(Soha.vn) - Sau khi được báo lỗi, người điều khiển phương tiện, có quyền yêu cầu cảnh sát giao thông cung cấp hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm hay không?
Bạn đọc Long Vũ ở địa chỉ mail: longvu..... @gmail.com hỏi:
Khi CSGT dừng xe yêu cầu kiểm tra giấy tờ, sau khi kiểm tra giấy tờ xong (giấy tờ đầy đủ) chiến sỹ công an mới nói là chúng tôi vi phạm lỗi lấn đường (chạm vạch), và phạt số tiền là 1 triệu đồng.
Nhưng sau khi chúng tôi yêu cầu được xem camera và hỏi họ nơi đó là bao xa và họ trả lời là cách 60km.
Vậy cho tôi hỏi: quy trình kiểm tra giấy tờ như vậy đúng chưa?, mức phạt như vậy đúng chưa? và theo Thông tư 65/2012 thì khoảng cách hợp lý ở đây là bao nhiêu km?
Trả lời:
Trao đổi với PV, Luật sư Trương Quốc Hoè, Trưởng văn phòng Luật Interla (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, theo các thông tư quy định về việc dừng xe và hiệu lệnh dừng xe của
cảnh sát giao thông được Bộ Công an ban hành, thì chỉ khi nào phát hiện ra dấu hiệu vi phạm thì mới có quyền dừng xe,
Sau khi dừng xe, người cảnh sát giao thông phải chào, giới thiệu rõ tên, chức vụ, đơn vị để người điều khiển phương tiện vi phạm biết. Tiếp theo, phải thông báo rõ lỗi vi phạm để người điều khiển phương tiện nắm được rồi mới yêu cầu kiểm tra giấy tờ.
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet).
Trong trường hợp này, khi cảnh sát giao thông thông báo lỗi cho người điều khiển phương tiện là đã vi phạm lỗi lấn đường (chạm vạch) thì căn cứ theo Thông tư 27/2009/TT-BCA,
người điều khiển phương tiện giao thông ở đây có quyền yêu cầu được cung cấp các hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm này.
Nếu cảnh sát giao thông có hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm tại đó, sau khi cho người vi phạm xem thì tiến hành
lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Còn nếu cảnh sát giao thông không thể cung cấp ngay hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm tại đó thì phải lập biên bản tại thời điểm đó và ghi rõ, việc chưa thể cung cấp hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm, đồng thời hẹn người điều khiển đến trụ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền để được cung cấp hình ảnh đó.
Khi người điều khiển phương tiện giao thông tới nơi được hẹn như trong biên bản, nếu cơ quan cảnh sát giao thông cung cấp được hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm tại thời điểm bị dừng xe thì mới tiếp tục được ra quyết định xử phạt đối với lỗi đó.
Nhưng, nếu tại địa điểm được hẹn, cơ quan cảnh sát không cung cấp được hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm tại thời điểm dừng xe, thì người điều khiển phương tiện không vi phạm lỗi đó và có quyền phản ánh, khiếu nại tới cơ quan công an tại đó về việc này hoặc nếu không đồng ý, có quyền khởi kiện.
Đối với khoảng cách hợp lý là bao nhiêu mà bạn đọc Long Vu hỏi, Luật sư Hoè cho biết, theo quy định của Luật thì khoảng cách này phụ thuộc vào cung đường và việc ra quyết định lập chốt, kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Theo quy định tại Nghị định 71/2012/NĐ-CP thì đối với hành vi điều khiển phương tiện ôtô không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đòng; đối với hành vi điều khiển xe ôtô không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định bị phạt từ 800.000 - 1.200.000 đồng, giam giấy phép lái xe 30 ngày.