Chính sách mình thì đều làm cho người dân lách để mà sống. Lệ phí sang tên chuyển chủ quá cao làm cho người dân buộc phải lách mà sử dụng. Nếu có 1 triệu xe thực chất đã mua bán nhưng không sang tên nhà nước thu 2tr không phân biệt vì nghiệp vụ như nhau cho tất cả các loại xe (dập lại cái biển, in lại cái đăng ký, vào computer lưu lại cái tên), thì nhà nước thu về 2000 tỷ. Chẳng phải ép người ta cũng tự nguyện. Nhưng nhà nước muốn thu bình quân 20tr để có con số bình quân 20.000 tỷ. Vậy là chỉ có 1% vì bắt buộc phải sang tên. Vậy là nhà nước chỉ thu về được 200 tỷ, thất thu thấy rõ không kể chuyện không quản lý được về mặt xã hội.
Nếu là em nhé:
- Biển số cấp cho ai thì có trách nhiệm lưu giữ trọn đời như số chứng minh thư ấy. Bán xe thì làm Form giấy báo CA (online) và tháo ra dán vào xe mới và đến để thay đổi nội dung cho đăng ký mới (tên xe, đời xe, màu sắc, khung, máy) hoặc cất nếu không mua xe nữa. Nếu ông ấy mua xe mới thì cấp thêm biển mới. Như vậy sau này Enter cái là ra ông ấy có bao nhiêu xe, Enter biết biển này của ông nào, đã từng gắn vào các xe nào.
- Ông nào mua xe mà chưa có biển số để gắn thì bắt buộc phải mang xe đến đăng ký để mua biển.
- Xây dựng chế tài mạnh:
+ Thu xe nếu cố tình dán biển xe cũ vào xe mới mà không khai báo, đăng ký.
+ Phạt cao nếu cố tình bán xe nhưng không tháo biển số cũ ra.
+ Cưỡng chế thu phạt qua hình ảnh để quản lý, người bán không muốn rắc rối thì họ sẽ bắt buộc người mua trả biển số.
+ Trực tiếp đến hoạt động quản lý xã hội như, Nâng thuế 1 người đứng tên >2 xe, Bảo vệ quyền lợi người đăng ký đấu giá biển số đẹp, cho phép tự đặt tên biển của mình theo quy định để thu phí.....