[Funland] Không phải vấn đề chia thừa kế đất đai mà là vấn đề xử lý đất nhà thờ chi họ đối với nhà toàn con gái

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,253
Động cơ
200,145 Mã lực
Có làm được sổ đỏ ghi tên chủ sở hữu là dòng họ xxx không nhỉ? Em sợ ko được.
Tên 100 người trên sổ em thấy có rồi. Dòng họ không phải là người nên không cấp được, ngày trước (luật cũ) cấp cho Hộ gia đình, sau này xử lý nhiều vụ mua bán cực kỳ rách việc. Một ông nhập ké hộ khẩu chả liên quan gì nhưng sau này (chả biết có được chia chác không) bắt (bị) phải ký lúc bán nhà do cán bộ tư pháp cấp xã phường dốt (hoặc sợ trách nhiệm).
 

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,253
Động cơ
200,145 Mã lực
Được cụ ạ. Qui định trong luật dân sự và luật đất đai.
Dòng họ định nghĩa là gì? Trong dòng họ có những ai và đến mấy đời sau thì sao? Cục trỏ cho em chỗ luật đất đai nói về vấn đề này phát.
 

phuctapboiphan

Xe tải
Biển số
OF-843664
Ngày cấp bằng
18/11/23
Số km
351
Động cơ
50,302 Mã lực
Tuổi
37
Dòng họ định nghĩa là gì? Trong dòng họ có những ai và đến mấy đời sau thì sao? Cục trỏ cho em chỗ luật đất đai nói về vấn đề này phát.
Câu hỏi của cụ cháu chỉ trả lời về luật liên quan đến nhà thờ dòng họ là;K1 điều 211 luật dân sự và điều 160 luật đât đai,còn lại cụ vui lòng tìm hiểu qua dòng họ nhà mình nó sẽ dễ hiểu hơn ạ.
 

Abram

Xe điện
Biển số
OF-318599
Ngày cấp bằng
6/5/14
Số km
3,010
Động cơ
10,596 Mã lực
Như thông lệ trên này, ca này không phải em hỏi cho em mà hỏi giúp anh bạn.

Tình huống là thế này, bố là con trưởng, trưởng 1 chi nhỏ, có duy nhất 1 mảnh đất trên đó có nhà vừa để ở vừa là nhà thờ của chi, đặt ban thờ các đời cụ kị từ xưa. Bố có 2 con gái chưa chồng. Nếu làm di chúc cho con, hoặc ko làm gì thì sau nhà thờ đó đứng tên 2 con gái. Đến đời cháu dù là con trai thì mang họ bố và sẽ lập ban thờ dòng họ bên đó. Vậy xử lí tình huống này thế nào, bỏ qua góc độ kinh tế, thiệt hay ko thiệt của 2 cô con gái. Hiện tại mới chỉ có 2 phương án:

- Sang tên cho con trai trưởng ông chú, là người kế tiếp làm trưởng chi nếu anh trưởng ko có con trai. Vđ là sang khi nào, sang ngay hay ghi di chúc được? Di chúc thì có vướng quy định về người thừa kế đương nhiên ko? Sang ngay có rủi ro gì ko? (1 hôm thằng cháu đến mời 2 bác ra khỏi nhà chẳng hạn)

- Làm lễ chuyển nhà thờ chi từ nhà anh trưởng sang anh thứ? Ko khả thi vì anh thứ nhà chung cư chật. Họ hàng cũng quen bao năm nay về nhà thờ đó lễ bái, rộng rãi vườn tược.
Em thấy một số trường hợp trong thực tế họ ghi trong sổ đỏ, phần sở hữu họ ghi: sở hữu của dòng họ abc, và dành khu đó chỉ để thờ cúng. Đến đời nào cũng vậy, giao cho một người chủ trì trong nom , ai trong họ cũng có quyền đến sinh hoạt, thờ cúng các cụ (không để ở).
Sổ đỏ kiểu này thì chắc chẳng bao giờ bán được, trừ khi cả họ đồng ý bán (ít khả thi trong thực tế.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Câu hỏi của cụ cháu chỉ trả lời về luật liên quan đến nhà thờ dòng họ là;K1 điều 211 luật dân sự và điều 160 luật đât đai,còn lại cụ vui lòng tìm hiểu qua dòng họ nhà mình nó sẽ dễ hiểu hơn ạ.
Nếu theo điều 160 luật đất đai (đất tín ngưỡng) thì lại chuyển đất đó từ đất ở thành đất tín ngưỡng phải không cụ? Điều 211 BLDS (sở hữu chung của cộng đồng) nếu giữ đất ở (không chuyển đổi) được không cụ nhỉ?

Còn về thoả thuận sở hữu chung, đời này thì dễ rồi. Nhưng các đời sau không biết thoả thuận được giữ nguyên sở hữu chung không hay lấy lý do thừa kế, đời sống, thoát ly vv đòi bán?
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Em thấy một số trường hợp trong thực tế họ ghi trong sổ đỏ, phần sở hữu họ ghi: sở hữu của dòng họ abc, và dành khu đó chỉ để thờ cúng. Đến đời nào cũng vậy, giao cho một người chủ trì trong nom , ai trong họ cũng có quyền đến sinh hoạt, thờ cúng các cụ (không để ở).
Sổ đỏ kiểu này thì chắc chẳng bao giờ bán được, trừ khi cả họ đồng ý bán (ít khả thi trong thực tế.
Mình vẫn hơi lăn tăn vì dòng họ không có pháp nhân. Thành viên dòng họ mới là chủ thể dân sự. Nếu đời sau (nhận thừa kế) có một bạn chập cheng nào đó đòi bán chia phần (được thừa kế quyền sở hữu chung) thì có được không cụ nhỉ?
 

phuctapboiphan

Xe tải
Biển số
OF-843664
Ngày cấp bằng
18/11/23
Số km
351
Động cơ
50,302 Mã lực
Tuổi
37
Nếu theo điều 160 luật đất đai (đất tín ngưỡng) thì lại chuyển đất đó từ đất ở thành đất tín ngưỡng phải không cụ? Điều 211 BLDS (sở hữu chung của cộng đồng) nếu giữ đất ở (không chuyển đổi) được không cụ nhỉ?

Còn về thoả thuận sở hữu chung, đời này thì dễ rồi. Nhưng các đời sau không biết thoả thuận được giữ nguyên sở hữu chung không hay lấy lý do thừa kế, đời sống, thoát ly vv đòi bán?đ
···
Nhà đất đã chuyển sang nhà thờ tự của dòng họ rồi mang tính chất sở hữu cộng đồng mà cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ ) thì bắt buộc là đất sử dụng vào mục đích tín ngưỡng không thể là đất ở thông thường được.Đã được ghi trong sổ đỏ của cả một dòng họ rồi việc thay đổi bán là rất khó phải được sự đồng thuận của cả họ mới làm được ,thực tế việc này không thể xảy ra.Cháu chứng kiến một việc xảy ra là khi nhà nước làm đường có đặt vấn đề giải phóng mặt bằng,hơn nữa giòng họ đó gần đó có xảy ra một số biến nên họ đã đồng ý phá dỡ và mua mảnh đất to hơn,và xây ngôi nhà to hơn tiện giao thông hơn ,thì có cụ ạ.Một khi đã sổ đỏ giòng họ rồi thì khó thay đổi lắm.
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,548
Động cơ
566,918 Mã lực
Đây là kết quả của lối tư duy trọng nam khinh nữ. Không hiểu hoàng gia Anh bây giờ có đc xem là đã chuyển họ hay không vì họ đã có 2 lần nữ hoàng?
Nếu trước đây mảnh đất đấy đã là tài sản riêng của nhà ông trưởng, giờ họ muốn tiếp tục sử dụng làm nhà thờ họ thì chỉ có 2 cách:
1. Thuyết phục nhà ông trưởng hiến nhà cho họ.
2. Họ góp tiền mua lại để ông trưởng chia cho con gái.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Còn ca này nữa nhờ các cụ rành pháp lý tư vấn thêm: nghĩa trang dòng họ trước đây xin là xin cho họ, nhưng sổ đỏ chỉ đứng 1 người (trưởng họ).

Đến khi trưởng họ mất, thừa kế cho con trai trưởng họ đứng tên. Nhưng cụ con trai đó không phải trưởng họ.

Mọi người đang vui vẻ không vấn đề gì nhưng cẩn tắc vô áy náy vì đất càng ngày càng lên giá :) thì có lý gì (về pháp lý) để đề nghị cụ con chuyển thành sở hữu chung ko các cụ nhỉ?

Sau này nhỡ con cháu nói: văn hoá mới thời đại văn minh như Trung quốc hoả thiêu hết, chuyển vào thờ trong nhà từ đường là được rồi. Còn sổ đỏ em xin rồi chuyển thành đất ở thì toi :)
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
8,590
Động cơ
202,342 Mã lực
Tuổi
49
Còn ca này nữa nhờ các cụ rành pháp lý tư vấn thêm: nghĩa trang dòng họ trước đây xin là xin cho họ, nhưng sổ đỏ chỉ đứng 1 người (trưởng họ).

Đến khi trưởng họ mất, thừa kế cho con trai trưởng họ đứng tên. Nhưng cụ con trai đó không phải trưởng họ.

Mọi người đang vui vẻ không vấn đề gì nhưng cẩn tắc vô áy náy vì đất càng ngày càng lên giá :) thì có lý gì (về pháp lý) để đề nghị cụ con chuyển thành sở hữu chung ko các cụ nhỉ?

Sau này nhỡ con cháu nói: văn hoá mới thời đại văn minh như Trung quốc hoả thiêu hết, chuyển vào thờ trong nhà từ đường là được rồi. Còn sổ đỏ em xin rồi chuyển thành đất ở thì toi :)
Ông nào có năng lực chuyển được hết các cụ trên đất đó đi thì cũng xứng đáng được hưởng mảnh đất ạ. Em thật.
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,687
Động cơ
281,792 Mã lực
Còn ca này nữa nhờ các cụ rành pháp lý tư vấn thêm: nghĩa trang dòng họ trước đây xin là xin cho họ, nhưng sổ đỏ chỉ đứng 1 người (trưởng họ).

Đến khi trưởng họ mất, thừa kế cho con trai trưởng họ đứng tên. Nhưng cụ con trai đó không phải trưởng họ.

Mọi người đang vui vẻ không vấn đề gì nhưng cẩn tắc vô áy náy vì đất càng ngày càng lên giá :) thì có lý gì (về pháp lý) để đề nghị cụ con chuyển thành sở hữu chung ko các cụ nhỉ?

Sau này nhỡ con cháu nói: văn hoá mới thời đại văn minh như Trung quốc hoả thiêu hết, chuyển vào thờ trong nhà từ đường là được rồi. Còn sổ đỏ em xin rồi chuyển thành đất ở thì toi :)
Nghĩa trang nguồn gốc từ đất thổ cư, đất trồng cây lâu năm hay sao mà có sổ đỏ hả cụ. Em thấy thường là đất nông nghiệp.
 

Abram

Xe điện
Biển số
OF-318599
Ngày cấp bằng
6/5/14
Số km
3,010
Động cơ
10,596 Mã lực
Mình vẫn hơi lăn tăn vì dòng họ không có pháp nhân. Thành viên dòng họ mới là chủ thể dân sự. Nếu đời sau (nhận thừa kế) có một bạn chập cheng nào đó đòi bán chia phần (được thừa kế quyền sở hữu chung) thì có được không cụ nhỉ?
Vài lần em nhìn thấy sổ dsor kiểu này, em cũng không rõ lắm là thằng "chập cheng" kia aau này đòi bán thì luật xử lý thế nào.
Em đoán là không thể bán/chia được nếu không có sự đồng ý của tất cả thành viên trong họ.
Luật hiện giờ em thấy, đất của hộ gia đình không thể bán được nếu không có sự đồng ý của các thành viên.

Còn trường hợp phòng xa cho các đời sau xuất hiện thằng chập cheng thì ngay đời này lập văn bản có công chứng thừa kế có điều kiện. Em không nhớ tên gọi theo luật nó là gì, đại loại là chủ sở hữu hiện tại ghi: các thế hệ có quyền thừa kế sau này chỉ được thực hiện khi tất cả xác thành viên trong họ đồng ý. Sau này thằng chập cheng có kêu gào thoải mái mà không thoả mãn điều kiện thừa kế thì chẳng ai giải quyết.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Nghĩa trang nguồn gốc từ đất thổ cư, đất trồng cây lâu năm hay sao mà có sổ đỏ hả cụ. Em thấy thường là đất nông nghiệp.
Trước là CLN cụ ạ, nhưng bây giờ nằm quây trong vùng đất ở, nên mới lăn tăn cụ Yeuaibaygio ạ. Có thể tập quán hiện nay rất khó ai dám bốc hết các cụ đi, nhưng nếu có công trình gì đó gpmb một phần chẳng hạn. Có thể đường lớn đi qua. Hay đến lúc VN ra chính sách quy tập nghĩa trang, hoả táng như TQ

Nếu quy tập hoả táng như TQ cũng tốt thôi, nhưng cái chính là nếu vậy thì nên chuyển nghĩa trang thành mục đích chung cho dòng họ, hoặc địa phương chứ lấy riêng thì không hợp tình hợp lý
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Vài lần em nhìn thấy sổ dsor kiểu này, em cũng không rõ lắm là thằng "chập cheng" kia aau này đòi bán thì luật xử lý thế nào.
Em đoán là không thể bán/chia được nếu không có sự đồng ý của tất cả thành viên trong họ.
Luật hiện giờ em thấy, đất của hộ gia đình không thể bán được nếu không có sự đồng ý của các thành viên.

Còn trường hợp phòng xa cho các đời sau xuất hiện thằng chập cheng thì ngay đời này lập văn bản có công chứng thừa kế có điều kiện. Em không nhớ tên gọi theo luật nó là gì, đại loại là chủ sở hữu hiện tại ghi: các thế hệ có quyền thừa kế sau này chỉ được thực hiện khi tất cả xác thành viên trong họ đồng ý. Sau này thằng chập cheng có kêu gào thoải mái mà không thoả mãn điều kiện thừa kế thì chẳng ai giải quyết.
Ok cụ, đúng là cũng khó mà đòi chia được nhỉ vì khó được tất cả đồng ý. Đang tính cả trai gái cả mấy đời cùng đứng tên sở hữu chung cho chắc ăn.
 

Xeomchocon

Xe tăng
Biển số
OF-495973
Ngày cấp bằng
9/3/17
Số km
1,227
Động cơ
194,436 Mã lực
Em thấy một số trường hợp trong thực tế họ ghi trong sổ đỏ, phần sở hữu họ ghi: sở hữu của dòng họ abc, và dành khu đó chỉ để thờ cúng. Đến đời nào cũng vậy, giao cho một người chủ trì trong nom , ai trong họ cũng có quyền đến sinh hoạt, thờ cúng các cụ (không để ở).
Sổ đỏ kiểu này thì chắc chẳng bao giờ bán được, trừ khi cả họ đồng ý bán (ít khả thi trong thực tế.
Em nghĩ này phải xem lại...Ai cũng có quyền đến sinh họat, thế nào là sinh họat, đến ở 1 vài ngày hay chỉ đến mấy giờ để thắp hương? Thích đến lúc nào thì đến hay sao? Hay tuần rằm, ngày giỗ thôi?...Phức tạp nhỉ?
 

Xeomchocon

Xe tăng
Biển số
OF-495973
Ngày cấp bằng
9/3/17
Số km
1,227
Động cơ
194,436 Mã lực
Các cụ lăn tăn một chuyện là dành ra đất riêng sở hữu chung để xây nhà thờ. Cơ mà em thấy tầm đôi chục năm nay xuất hiện vấn đề đau đầu không kém là ai chịu đứng ra trông nom nhà thờ. Nhiều chi, họ đến thế hệ bọn em là trưởng hay cả thứ cũng đi hết rồi. Có nơi kiếm mãi được ông cháu xa lắc chịu nhận mà có vẻ cũng dặt dẹo lắm.

Ngay như nhà bố mẹ đẻ em, bên ngoại xây được gần chục năm rồi mà hiện bác trai trên Hà Nội đứng tên (bác cũng là con trai thứ 3 thôi), bác em gần 80t rồi mà con trai, cháu trai bác chắc 90% là không về quê. Mẹ em ở gần thường lên dọn dẹp, hương khói, làm vườn. Đấy là mẹ em còn khỏe, chứ bọn em cũng chịu. Có năm mẹ em đi chơi hè 2 tháng, cỏ mọc như rừng, về phải thuê mấy tầm 20 công thợ dọn cỏ xong mới làm vườn lại được.

Đằng nội em còn vườn đất ngay giáp thành phố, vị trí cũng đẹp mà ông anh trai em chưa dám xây nhà thờ dù ông ấy có vẻ cũng tâm huyết nguồn cội (bố em là con một, anh trai em cũng con trai một và có 1 thằng cu, nghĩa là định đoạt thoải mái không phải hỏi ý kiến ai).
Em rất rất biết chỗ này của CỤ, ngày giỗ họ con cháu về lại còn PHẢI thế nọ, PHẢI thế chai thì vui...lại hô thiếu cái này, thiếu cái kia...lúc ăn uống cứ sai nọ sai kia....
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Như thông lệ trên này, ca này không phải em hỏi cho em mà hỏi giúp anh bạn.

Tình huống là thế này, bố là con trưởng, trưởng 1 chi nhỏ, có duy nhất 1 mảnh đất trên đó có nhà vừa để ở vừa là nhà thờ của chi, đặt ban thờ các đời cụ kị từ xưa. Bố có 2 con gái chưa chồng. Nếu làm di chúc cho con, hoặc ko làm gì thì sau nhà thờ đó đứng tên 2 con gái. Đến đời cháu dù là con trai thì mang họ bố và sẽ lập ban thờ dòng họ bên đó. Vậy xử lí tình huống này thế nào, bỏ qua góc độ kinh tế, thiệt hay ko thiệt của 2 cô con gái. Hiện tại mới chỉ có 2 phương án:

- Sang tên cho con trai trưởng ông chú, là người kế tiếp làm trưởng chi nếu anh trưởng ko có con trai. Vđ là sang khi nào, sang ngay hay ghi di chúc được? Di chúc thì có vướng quy định về người thừa kế đương nhiên ko? Sang ngay có rủi ro gì ko? (1 hôm thằng cháu đến mời 2 bác ra khỏi nhà chẳng hạn)

- Làm lễ chuyển nhà thờ chi từ nhà anh trưởng sang anh thứ? Ko khả thi vì anh thứ nhà chung cư chật. Họ hàng cũng quen bao năm nay về nhà thờ đó lễ bái, rộng rãi vườn tược.
Em tổng hợp :
Đất của Cụ Cố cho Ông nội (trưởng nam), và sáu Anh Chị Em trong Chi góp tiền làm nhà cho Ông nội làm nhà ở và lo thờ cúng . Ông nội sang tên cho Ông Bố (trưởng nam).
Ông Bố có bà vợ , 2 con gái nhỏ, chưa lấy chồng

Em góp ý như sau:
1. Khi Bố còn sống thì tiếp tục thờ. nhà hương khói 2 đời Ông nội và bố, coi như công sức đóng góp và tài sản của gia đình (Bố và bà mẹ có hai cô gái)
2. Khi Bố mất, bà mẹ hoặc Con gái (chưa chồng hoặc lấy chồng) nếu vẫn ở thì tiếp tục thờ nhưng thu gọn lại ban thờ không cần nhiều tầng). Các con trai nhà chú mà kế thừa trưởng họ coa trách nhiệm xin bàn thờ chính về thờ Gia tiên. Nếu nhà c/cư chật thì cháu trai khác nhà rộng rãi thì xin lập bàn thờ từ đường (xưa vua ko có con trai để lập thái tử (lên ngôi và thời tự) cũng lập cháu trai khác làm thái tử kế thừa (thờ tự) ko nhất thiết con ông Em kế)
4. Nhà trên bà mẹ và hai cô con gái tự quyết định phân chia nhà thờ hay để lại ở. vì đất nhỏ chia sẽ khó. tốn tiền xây cất. Hoặc họ hàng có điều kiện góp xây nhà mới cho mỗi bên 50% (khó khả thi).
5. Ông bố không nên di chúc cho cháu trai trưởng (vì nó thờ đời nó thì cũng tương tự con gái mình thờ nhưng đời con của nó chưa chắc, có khi lại bán đi mất). Chưa kể Vợ và 2 con gái lại buồn tủi. Con thờ vẫn hơn cháu. Đời sau tự các cháu tính.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Em tổng hợp :
Đất của Cụ Cố cho Ông nội (trưởng nam), và sáu Anh Chị Em trong Chi góp tiền làm nhà cho Ông nội làm nhà ở và lo thờ cúng . Ông nội sang tên cho Ông Bố (trưởng nam).
Ông Bố có bà vợ , 2 con gái nhỏ, chưa lấy chồng

Em góp ý như sau:
1. Khi Bố còn sống thì tiếp tục thờ. nhà hương khói 2 đời Ông nội và bố, coi như công sức đóng góp và tài sản của gia đình (Bố và bà mẹ có hai cô gái)
2. Khi Bố mất, bà mẹ hoặc Con gái (chưa chồng hoặc lấy chồng) nếu vẫn ở thì tiếp tục thờ nhưng thu gọn lại ban thờ không cần nhiều tầng). Các con trai nhà chú mà kế thừa trưởng họ coa trách nhiệm xin bàn thờ chính về thờ Gia tiên. Nếu nhà c/cư chật thì cháu trai khác nhà rộng rãi thì xin lập bàn thờ từ đường (xưa vua ko có con trai để lập thái tử (lên ngôi và thời tự) cũng lập cháu trai khác làm thái tử kế thừa (thờ tự) ko nhất thiết con ông Em kế)
4. Nhà trên bà mẹ và hai cô con gái tự quyết định phân chia nhà thờ hay để lại ở. vì đất nhỏ chia sẽ khó. tốn tiền xây cất. Hoặc họ hàng có điều kiện góp xây nhà mới cho mỗi bên 50% (khó khả thi).
5. Ông bố không nên di chúc cho cháu trai trưởng (vì nó thờ đời nó thì cũng tương tự con gái mình thờ nhưng đời con của nó chưa chắc, có khi lại bán đi mất). Chưa kể Vợ và 2 con gái lại buồn tủi. Con thờ vẫn hơn cháu. Đời sau tự các cháu tính.
Mình cũng nghĩ không nên thừa kế cho cháu trai. Nhất là 2 con gái chưa chồng còn ở đó. Con nào cũng là con thà không cho ai thì thôi, đây cho cháu mà ko cho con gái?

Ca khó cái kẹt là dù đất nội để lại, nhưng các nhà khác góp công của xây nhà từ đường. Nên về tình là cũng có tiếng nói trong việc quyết định.

Nên chăng làm cái cam kết? 2 con gái cả các đời sau đứng tên, ở đó nhưng sẽ không bán nhà khi họ hàng chưa đồng ý; vẫn để nhà từ đường cho họ hàng đến thắp hương bình thường. Tức là được quyền sử dụng, nhưng không toàn quyền định đoạt (bán) nhà từ đường.

Mình có tuổi chút bắt đầu quan tâm tìm hiểu chuyện họ hàng biết đâu có ngày làm trưởng họ :) nên cũng hóng giải pháp các cụ xử lý như thế nào. Nhưng cũng nghĩ chuyện tình làng nghĩa xóm họ hàng rất tế nhị, tuỳ hoàn cảnh mà lựa, khó có đáp án chung, ở quê cũng còn quá nặng quan niệm nam nữ nên khó xử
 
Chỉnh sửa cuối:

namnabonbon

Xe tải
Biển số
OF-570576
Ngày cấp bằng
23/5/18
Số km
479
Động cơ
150,326 Mã lực
Tuổi
59
Làm di chúc cho các cháu trai trong họ đồng sở hữu, đời sau ko mua bán, cầm cố. Còn các đinh cả họ góp tiền chuyển cho bác trưởng họ để cho con gái. Thế là nhà thờ vẫn có, tài sản các con gái vẫn có. Còn ko cả họ mua mảnh khác mà chuyển bát hương đến.
Hai cô con gái ra đường?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top