Các thông tin đưa ra quá ít để có thể bình, vì tôi không biết những người trượt họ đã học trường nào, quốc gia nào, họ dự thi vào những vị trí nào, và ở kỳ thi sát hạch họ bị ban tổ chức hỏi những thứ gì. Nghe nói là những câu hỏi này hết sức vu vơ. Mời xem bên dưới.
Nhưng có vài điểm nổi bật về chính sách rất đáng nói.
Thứ nhất là không nên xếp thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi ở nước ngoài hay cử nhân tốt nghiệp loại xuất sắc ở nước ngoài vào cùng 1 giỏ.
Xếp như thế chỉ chứng tỏ sự lười biếng, và ngu dốt của những người đưa ra chính sách. Ở mỗi quốc gia đã phát triển quy mô dân số trung bình, hơn 50 triệu dân, có thể có đến gần 1,000 trường đại học, trong số đó chỉ có khoảng 20% có chất lượng tốt, còn lại thì khá, trung bình, yếu, kém. Chất lượng giáo dục ở các quốc gia cũng rất khác nhau. Một người tốt nghiệp y khoa loại giỏi ở trường đại học y học cổ truyền thuộc khu tự trị người Choang quảng tây (Tàu), đặt cạnh một người tốt nghiệp y khoa loại giỏi ở Melbourne (úc) là quá khập khiễng. Tương tự nếu đặt một anh cử nhân khoa học hay kỹ sư tốt nghiệp giỏi ở ĐH Tasken (Uzbekistan, LX cũ) bên cạnh cử nhân khoa học, kỹ sư loại giỏi từ ĐH Bách khoa Munich (München, Đức) hay Grand Ecole (Pháp) là chứng tỏ sự rất thiếu hiểu biết về thế giới - nói một cách ngoại giao, hay nói thẳng: là sự dốt nát vô bờ bến của những nhà làm chính sách !
Nếu muốn ưu tiên thì chỉ nên ưu tiên những người tốt nghiệp loại giỏi trở lên từ top 500 trường đại học của thế giới, hoặc các đại học nằm trong top 10 trường ở các quốc gia phát triển mà ứng viên đã học.
Thứ hai, kiểm tra trình độ ngoại ngữ và tin học, thì mời bên thứ 3 độc lập đảm nhiệm, vd kiểm tra tiếng Anh thì mời gv native speakers có chứng chỉ quốc tế hoặc yêu cầu ứng viên có điểm IELTS từ 5.5 điểm, tương tự đối với tin học văn phòng. Công chức HN nhìn chung trình độ ngoại ngữ kém nhất các TP lớn trong khu vực.
=============================================
Các cụ nên tìm hiểu thêm chi tiết trước khi chém loạn xạ cảm tính nhé !!! Các vị trí mà họ dự tuyển vào đều được XH cho là "béo", chứng tỏ các ứng viên thi vào đây đều là các nhân vật rất cơ hội. Cả quân xanh và quân đỏ.
=============================================
Thủ khoa, thạc sĩ trượt những vị trí nào?
9 thí sinh “không đạt” của năm 2013 gồm 5 thủ khoa các trường đại học trong nước, dự tuyển vào các vị trí như: Thủ khoa ngành Tài chính – Ngân hàng dự tuyển Sở Tài chính; Thủ khoa ngành Kế toán dự tuyển vào Sở Công Thương; Thủ khoa ngành Tin học trắc địa dự tuyển vào Sở TT&TT; Thủ khoa ngành Công tác xã hội dự tuyển vào Sở LĐ,TB&XH; Thủ khoa ngành Tài chính doanh nghiệp dự tuyển vào Sở LĐ TB&XH...
Năm 2015, nhìn vào bảng kết quả kiểm tra, sát hạch, một số người “tinh ý” cho rằng đa phần thủ khoa, thạc sĩ trượt ở những vị trí lâu nay vẫn được cho là “ngon ăn”.
Ví dụ như một thủ khoa xuất sắc ngành kinh tế không đạt khi dự tuyển vào Đội Quản lý thị trường số 6, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội; Thủ khoa xuất sắc ngành Luật Kinh doanh không vào được Phòng Đăng ký kinh doanh số 1, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thủ khoa ngành Tài chính – Ngân hàng không trúng tuyển vào Phòng Thanh tra 5, Thanh tra Thành phố; Thủ khoa xuất sắc ngành Kỹ thuật công trình xây dựng không trúng tuyển vào Đội Thanh tra chuyên ngành 1 – Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội; Tốt nghiệp đại học xuất sắc ở nước ngoài cũng không thể đạt yêu cầu để được tuyển dụng vào Đội Thanh tra Xây dựng Quận Nam Từ Liêm và Đội Thanh tra Xây dựng quận Hoàn Kiếm, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội; Hai cử nhân tốt nghiệp loại giỏi ở nước ngoài ngành Quản trị kinh doanh và Kinh tế quản lý trượt vị trí ở Thanh tra và Phòng Tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư…
========================
Một thạc sĩ - chúng tôi sẽ gọi là “anh T” - chia sẻ: Với bộ hồ sơ đã qua rất nhiều vòng xét duyệt, đề thi kiểm tra ở vòng sát hạch có 4 câu hỏi “không có barem điểm”.
Đến khi phỏng vấn có 3 người, không có giám sát không ghi âm, không biết cho điểm thế nào.
"Họ hỏi tôi 3 câu mà tôi còn nhớ rất rõ. Câu thứ nhất: “Anh làm bài thi viết được bao nhiêu %?”, câu thứ hai: “Vị trí và chức năng của đơn vị mà anh dự tuyển?”, câu thứ ba: “Giới thiệu về bản thân”. Trả lời 3 câu này xong là đi ra".
Nói thêm về bài thi viết, anh T. kể trước khi thi 10 ngày, mọi người được phát nội dung ôn tập. Phần lý thuyết chung anh một ngày là thuộc lòng từng chữ. Những ngày còn lại, anh học ngày học đêm, tìm kiếm các văn bản pháp luật liên quan đến vị trí dự tuyển để đọc, tìm hiểu qua mạng, qua bạn bè những vấn đề cụ thể của công việc để chuẩn bị câu trả lời.
"Số lượng giấy tôi in tài liệu ra đọc phải gần 3 thếp giấy khổ A4. Nhưng thật là khó mà có thể nhở từng câu, từng chữ trong toàn bộ văn bản pháp luật được. Với kinh nghiệm về thi cử, sau khi đã đọc, học nghiên cứu toàn bộ phần kiến thức chung, tôi đã đặt trọng tâm ôn thi. Như thế, tôi đã giảm được 2/3 lượng kiến thức chuyên ngành cần nhớ để tập trung vào trọng tâm. Và khi đi thi, tôi đã thành công, các câu hỏi đều nằm trong nội dung trọng tâm mình đề ra. Có điều, trong phần kiểm tra viết 60 phút có câu hỏi nằm ngoài nội dung ôn tập mà Sở Nội vụ đưa, nhưng tôi vẫn làm được, vì tôi đã từng đọc qua trong quá công tác trước đây” - anh T nhớ lại.
Điều mà anh T băn khoăn là cùng đợt sát hạch, bên cạnh 63 người là thủ khoa, thạc sĩ loại giỏi nước ngoài, còn có 80 người nữa thuộc diện có kinh nghiệm 5 năm công tác.
Công chức ở các quận cũng là những vị trí mà thủ khoa, thạc sĩ khó với tới. Thủ khoa xuất sắc ngành cấp thoát nước không vào được Phòng Quản lý Đô thị, quận Hai Bà Trưng; Hai thủ khoa ngành Kỹ thuật cơ khí và Công nghệ Kỹ thuật cơ khí không vào được phòng Kinh tế, Quận Thanh Xuân; Thủ khoa xuất sắc ngành Tài chính – Ngân hàng không đạt vị trí công chức của Phòng Tài chính – Kế hoạch, Quận Bắc Từ Liêm; Tốt nghiệp ngành Y đa khoa loại giỏi ở nước ngoài đạt điểm rất thấp khi dự tuyển vào vị trí Quản lý Nhà nước về Dân số KHHGĐ, Phòng Y tế, Quận Nam Từ Liêm…
Với các thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở nước ngoài, những vị trí họ dự tuyển nhưng “không đạt” gồm có: Vị trí ở Phòng Đô thị, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Chi cục Tiêu chuẩn đô lường chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ; Văn phòng HĐND - UBND Quận Bắc Từ Liêm; Phòng Hợp tác quốc tế, Sở Ngoại vụ; Phòng Tổng hợp, Sở Kế hoạch và Đầu tư…
Nguồn ở đây