[Funland] Không nói nhiều Chăm là tổng thống nguy hiểm nhất trong lịch sử nước Mỹ

nyny

Xe tải
Biển số
OF-398646
Ngày cấp bằng
28/12/15
Số km
374
Động cơ
235,107 Mã lực
Tuổi
45
Nhiều cụ hiểu dân chủ lý tưởng có nghĩa là mọi thứ được quyết theo số đông. Các nhà lập pháp Mỹ ngay từ hồi đầu đã thiết kế hiến pháp rất cẩn thận để tránh chuyện này. Họ tạo ra sự cân bằng nhất định giữa ý chí của số đông (quốc gia) và quyền lợi của thiểu số (bang). Ví dụ như mỗi bang ở hạ viện có số thành viên tỉ lệ với dân số của bang mình nhưng ở thượng viện lại chỉ có đúng 2 thành viên bất kể dân số. Số phiếu đại cử tri mỗi bang có bằng tổng số thành viên ở cả thượng, hạ viện tức là vẫn tỉ lệ theo dân số nhưng lại không ít hơn 3 (2 thượng viện, 1 hạ viện).

Tại sao thứ dân chủ lý tưởng kia không sử dụng được ở Mỹ thì cứ tưởng tượng 1 ví dụ. Giả sử bây giờ một nhà lập pháp đế xuất đạo luật cấm câu cá. Nếu xét theo quyền lợi của popular thì hầu như tất cả đều dễ dàng đồng ý vì 90% dân không bao giờ đi câu cá do vậy sẽ thông qua một đạo luật chả gây mất mát gì cho họ. Nhưng rõ ràng điều đó không hợp lý. Nói một cách ngắn gọn tư tưởng tự do kiểu Mỹ là 90% các anh sống ở thành phố không có quyền áp đặt cách 10% chúng tôi sống ở trong rừng.

Ngoài ra tất cả các nước hướng theo dân chủ lý tưởng đều kết thúc ở chủ nghĩa xã hội. Vì số đông thường nghèo, thích ăn trợ cấp, lười làm. Nên chính trị gia nào càng hứa tăng trợ cấp, giảm giờ làm càng dễ được bầu. Đó là vết xe đổ châu Âu mà các nhà lập pháp Mỹ đã nhìn ra được từ cách đây vài trăm năm.
 

Autum leaf

Xe buýt
Biển số
OF-465624
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
943
Động cơ
210,559 Mã lực
... Cụ ơi, vấn đề là các nước cụ nói đều đang ở chót bảng xếp hạng về phản ứng chống covid. Đức làm tốt hơn các nước châu Âu khác, nhưng cũng không phải hoàn hảo. Giống như giờ em bảo rằng em giỏi hơn 4 đứa kém nhất công ty, điều ấy không có nghĩa là chất lượng của những gì em làm là tốt, đúng không ạ? Thế giới có 195 nước mà cụ đem mấy nước ở đáy bảng (về phản ứng covid) ra so sánh với nhau thì có ý nghĩa gì. Nếu cụ nói số người tử vong lên đến hàng chục nghìn người (trong khi đó có nhiều quốc gia khác mới chỉ chết tầm vài trăm, thậm chí vài đơn vị) là đang làm tốt thì em không biết nói gì hơn (kể cả cụ không dùng tổng số, mà dùng tỉ lệ tử vong / 1 triệu dân thì TBN, Ý, Pháp và Anh cũng đang chiếm vị trí 2, 3, 4, và 5 trong các quốc gia lớn trên thế giới, Mỹ đứng #10, +2 vào xếp hạng nếu cụ tính những nước nhỏ tí xíu chỉ có vài chục nghìn người)

Cụ muốn so sánh thì em so sánh cho cụ nhé, 4 nước châu Á, ngoại trừ Nhật và Hàn Quốc thì còn lại nền kinh tế và y tế đều thua xa Mỹ:

VN: dân số 95.54M - 268 nhiễm - 0 tử vong
JP: dân số 126.5M - 10,797 nhiễm - 236 tử vong
KR: dân số 51.65M - 10,674 nhiễm - 236 tử vong
Myanmar: dân số 53.71M - 111 nhiễm - 5 tử vong
Tổng dân số: 327.40M
Số người nhiễm: 21,850
Số người tử vong: 477
(mà đây là nhóm này còn bị hai bạn Nhật, Hàn, một bạn đã và một bạn đang trong tình trạng nguy hiểm kéo xuống đấy)

Nền y tế công cộng tốt mà tan hoang thì chứng tỏ phản ứng chưa tốt chứ sao cụ. Điều này không chỉ giới hạn tại Mỹ, cụ đừng hiểu nhầm. Vấn đề là Mỹ đã tan hoang rồi Trump lại hay chém gió nên dân tình mới có cái để chỉ trích. VD như anh Cuomo (governor của NY), lúc đầu bạn cũng chủ quan làm NY tanh bành, nhưng tanh bành rồi thì bạn không chém gió, nghe lời chuyên gia khoa học, đi xin trợ giúp khắp nơi, v..v... nên dân tình có mấy ai chỉ trích đâu.
Dân tình nào không chỉ trích, anh ấy có CNN chống lưng như một ngôi sao sáng đối chọi với TRump , cái gì tốt thì anh ấy hưởng, cái gì sai để Trump chịu.
Anh ấy không đóng cửa NY sớm nhưng đố CNN có bình luận nào về anh ấy không chịu đóng cửa NY, suốt ngày CNN chửi Trump không chịu dùng quyền lực để lockdown cả nước
Đến khi NYC nhiễm nặng quá, Trump đòi phong tỏa NYC không cho dân NY rời khỏi NYC, anh Cuomo sửng cồ ngay lập tức nói Trump không có quyền, thế là CNN quay qua chửi Trump là vi phạm hiến pháp
Nói thật với bạn lúc đầu mình coi CNN mình cũng bực và ghét Trump lắm, sau vụ NYC mình phải suy nghĩ lại và lắng nghe kỹ hơn. Toàn bias
Rồi đến khi mở cửa Trump muốn mở, Cuomo nói đó là quyền của thống đốc, CNN lại tiếp tục chửi Trump mở cửa sớm làm chết người trong khi TRump chả có quyền gì
Trump chém gió dữ dội thật nhưng có Pence sau lưng làm hết mọi việc. Ngày hôm nay, chính Cuomo xác nhận là NY không thiếu ventilator, NY không thiếu giường bệnh, NY không thiếu đội ngũ y tá, bác sĩ, người chết là họ không thể qua khỏi nhưng phần của chính phủ và nhà thương đều làm đầy đủ bổn phận cứu chữa, không để bệnh nhân phải thiếu thốn bất cứ thứ gì từ thuốc men, y tế đến máy thở. Những cái đó ở đâu ra? Là do chính quyền liên bang giúp đở
Hôm nay nghe TRump đối đáp với phóng viên cũng có cái hay. Phóng viên hỏi vì sao Trump không đóng cửa từ tháng 2, Trump hỏi lại tháng 2 có bao nhiêu ca, ngày Trump đóng cửa có người nào chết chưa? Dĩ nhiên là phóng viên không trả lời được
 

Dang Vu

Xe tải
Biển số
OF-332852
Ngày cấp bằng
26/8/14
Số km
297
Động cơ
283,172 Mã lực
... Cụ ơi, vấn đề là các nước cụ nói đều đang ở chót bảng xếp hạng về phản ứng chống covid. Đức làm tốt hơn các nước châu Âu khác, nhưng cũng không phải hoàn hảo. Giống như giờ em bảo rằng em giỏi hơn 4 đứa kém nhất công ty, điều ấy không có nghĩa là chất lượng của những gì em làm là tốt, đúng không ạ? Thế giới có 195 nước mà cụ đem mấy nước ở đáy bảng (về phản ứng covid) ra so sánh với nhau thì có ý nghĩa gì. Nếu cụ nói số người tử vong lên đến hàng chục nghìn người (trong khi đó có nhiều quốc gia khác mới chỉ chết tầm vài trăm, thậm chí vài đơn vị) là đang làm tốt thì em không biết nói gì hơn (kể cả cụ không dùng tổng số, mà dùng tỉ lệ tử vong / 1 triệu dân thì TBN, Ý, Pháp và Anh cũng đang chiếm vị trí 2, 3, 4, và 5 trong các quốc gia lớn trên thế giới, Mỹ đứng #10, +2 vào xếp hạng nếu cụ tính những nước nhỏ tí xíu chỉ có vài chục nghìn người)

Cụ muốn so sánh thì em so sánh cho cụ nhé, 4 nước châu Á, ngoại trừ Nhật và Hàn Quốc thì còn lại nền kinh tế và y tế đều thua xa Mỹ:

VN: dân số 95.54M - 268 nhiễm - 0 tử vong
JP: dân số 126.5M - 10,797 nhiễm - 236 tử vong
KR: dân số 51.65M - 10,674 nhiễm - 236 tử vong
Myanmar: dân số 53.71M - 111 nhiễm - 5 tử vong
Tổng dân số: 327.40M
Số người nhiễm: 21,850
Số người tử vong: 477
(mà đây là nhóm này còn bị hai bạn Nhật, Hàn, một bạn đã và một bạn đang trong tình trạng nguy hiểm kéo xuống đấy)

Nền y tế công cộng tốt mà tan hoang thì chứng tỏ phản ứng chưa tốt chứ sao cụ. Điều này không chỉ giới hạn tại Mỹ, cụ đừng hiểu nhầm. Vấn đề là Mỹ đã tan hoang rồi Trump lại hay chém gió nên dân tình mới có cái để chỉ trích. VD như anh Cuomo (governor của NY), lúc đầu bạn cũng chủ quan làm NY tanh bành, nhưng tanh bành rồi thì bạn không chém gió, nghe lời chuyên gia khoa học, đi xin trợ giúp khắp nơi, v..v... nên dân tình có mấy ai chỉ trích đâu.
Cái bác Coumo của cụ, bật bác Chum tanh tách ý, nhưng toàn bị đội của bác Chum đi trước 1 bước thôi (từ máy thở, giường bệnh, đồ bảo hộ...) và giờ thì cũng tranh thủ họp báo chém gió để tâng điểm thôi. Công điều phối tàu 1000 giường bệnh, máy thở thừa mứa... chắc là nhờ vào cái mồm luôn kêu thiếu của bác Coumo, còn đồ thì nó từ trên giời rơi xuống:D
 

zatekusen

Xe máy
Biển số
OF-341172
Ngày cấp bằng
2/11/14
Số km
52
Động cơ
274,833 Mã lực
... Cụ ơi, vấn đề là các nước cụ nói đều đang ở chót bảng xếp hạng về phản ứng chống covid. Đức làm tốt hơn các nước châu Âu khác, nhưng cũng không phải hoàn hảo. Giống như giờ em bảo rằng em giỏi hơn 4 đứa kém nhất công ty, điều ấy không có nghĩa là chất lượng của những gì em làm là tốt, đúng không ạ? Thế giới có 195 nước mà cụ đem mấy nước ở đáy bảng (về phản ứng covid) ra so sánh với nhau thì có ý nghĩa gì. Nếu cụ nói số người tử vong lên đến hàng chục nghìn người (trong khi đó có nhiều quốc gia khác mới chỉ chết tầm vài trăm, thậm chí vài đơn vị) là đang làm tốt thì em không biết nói gì hơn (kể cả cụ không dùng tổng số, mà dùng tỉ lệ tử vong / 1 triệu dân thì TBN, Ý, Pháp và Anh cũng đang chiếm vị trí 2, 3, 4, và 5 trong các quốc gia lớn trên thế giới, Mỹ đứng #10, +2 vào xếp hạng nếu cụ tính những nước nhỏ tí xíu chỉ có vài chục nghìn người)

Cụ muốn so sánh thì em so sánh cho cụ nhé, 4 nước châu Á, ngoại trừ Nhật và Hàn Quốc thì còn lại nền kinh tế và y tế đều thua xa Mỹ:

VN: dân số 95.54M - 268 nhiễm - 0 tử vong
JP: dân số 126.5M - 10,797 nhiễm - 236 tử vong
KR: dân số 51.65M - 10,674 nhiễm - 236 tử vong
Myanmar: dân số 53.71M - 111 nhiễm - 5 tử vong
Tổng dân số: 327.40M
Số người nhiễm: 21,850
Số người tử vong: 477
(mà đây là nhóm này còn bị hai bạn Nhật, Hàn, một bạn đã và một bạn đang trong tình trạng nguy hiểm kéo xuống đấy)

Nền y tế công cộng tốt mà tan hoang thì chứng tỏ phản ứng chưa tốt chứ sao cụ. Điều này không chỉ giới hạn tại Mỹ, cụ đừng hiểu nhầm. Vấn đề là Mỹ đã tan hoang rồi Trump lại hay chém gió nên dân tình mới có cái để chỉ trích. VD như anh Cuomo (governor của NY), lúc đầu bạn cũng chủ quan làm NY tanh bành, nhưng tanh bành rồi thì bạn không chém gió, nghe lời chuyên gia khoa học, đi xin trợ giúp khắp nơi, v..v... nên dân tình có mấy ai chỉ trích đâu.
Cụ muốn so sánh có ý nghĩa thì phải so sánh các nước, chính phủ có hệ thống chính trị, văn hóa tương đồng với nhau. So châu Âu với châu Á là đã có một sự khác biệt rất lớn rồi. Về văn hóa đeo khẩu trang, tuân thủ hướng dẫn của chính quyền, tôn trọng sự riêng tư... rất khác nhau, về hệ thống chính trị thì khỏi nói.

Nếu cụ chỉ trích phản ứng của toàn bộ hệ thống chính trị phương Tây so với châu Á trong đợt dịch này thì em không ý kiến, vì rõ ràng châu Á làm tốt hơn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là văn hóa, chính trị phương Tây không bằng châu Á, chỉ là họ đề cao quyền tự do cá nhân và không sẵn sàng hy sinh để bảo vệ số đông trong những trường hợp như này.

Tuy nhiên rất nhiều người vì bị media dẫn dắt nên dồn hết chỉ trích vào Mỹ và Trump, như kiểu là tệ nhất thế giới, trong khi phản ứng và số liệu của Mỹ cũng tương đồng như những nước phương Tây khác, thậm chí là nằm ở "top trên".
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,135
Động cơ
313,750 Mã lực
Ông 100 này nói nhiều lúc ko thấy ngượng, như: khoe là mới nhận đc thư của CT Bắc TRIỀU TIÊN, hôm sau họ bảo lâu rồi ko hề gửi, rõ nhục.
 

Grab_Bike

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-582815
Ngày cấp bằng
2/8/18
Số km
893
Động cơ
145,840 Mã lực

Craftfornaught

Xe đạp
Biển số
OF-725035
Ngày cấp bằng
11/4/20
Số km
18
Động cơ
75,580 Mã lực
Website
www.youtube.com
Ghét vì gì thì quá rõ ràng.
Thông tin lúc nào cũng có. Do muốn nghe hay muốn phủ nhận .
Ít nhất người Mỹ nói thì phải chính xác hơn tôi nói.
có những sự thật ko chối bỏ đc.

Sơ bộ về lịch sử của a Trung, nếu thấy sai thì mời sửa lại.

Một bài phát biểu gần đây của a Trung

Ý kiến của 1 cây viết đảng cộng hòa


Đây fox của a Trung
 

Grab_Bike

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-582815
Ngày cấp bằng
2/8/18
Số km
893
Động cơ
145,840 Mã lực

Grab_Bike

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-582815
Ngày cấp bằng
2/8/18
Số km
893
Động cơ
145,840 Mã lực

born2go

Xe điện
Biển số
OF-359322
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
3,044
Động cơ
283,295 Mã lực
Các thông tin của cụ là abc thôi, đầy trên mạng mà, còn để tìm hiểu bầu trực tiếp, gián tiếp...thì nó ở nhiều phần khácnữa cụ ạ, Còn nếu chỉ search định nghĩa các cụm từ đơn lẻ trên như Cử tri đoàn, cử tri, rồi Đại cử tri, rồi Phiếu đại cử tri....thì khó ra vấn đề, hay bản chất như cụ nói lắm ạ, em cũng rất thật hehe;)
Coi chừng search ra mấy bài vớ vẩn rồi đọc linh tinh là tèo. Bầu TT Mẽo thì nó có quy định trong hiến pháp rồi, nếu cãi nhau thì phải lên tòa án tối cao phân xử, không khác được
 

Dang Vu

Xe tải
Biển số
OF-332852
Ngày cấp bằng
26/8/14
Số km
297
Động cơ
283,172 Mã lực
Coi chừng search ra mấy bài vớ vẩn rồi đọc linh tinh là tèo. Bầu TT Mẽo thì nó có quy định trong hiến pháp rồi, nếu cãi nhau thì phải lên tòa án tối cao phân xử, không khác được
Hehe đúng rồi cụ, kiện cáo thì ra Tối cao pháp viện cãi, cứ lên CNN trình bày nhiều, loạn hết cả...
 

Reinhard

Xe buýt
Biển số
OF-412894
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
924
Động cơ
232,170 Mã lực
Tuổi
37
Dân tình nào không chỉ trích, anh ấy có CNN chống lưng như một ngôi sao sáng đối chọi với TRump , cái gì tốt thì anh ấy hưởng, cái gì sai để Trump chịu.
Anh ấy không đóng cửa NY sớm nhưng đố CNN có bình luận nào về anh ấy không chịu đóng cửa NY, suốt ngày CNN chửi Trump không chịu dùng quyền lực để lockdown cả nước
Đến khi NYC nhiễm nặng quá, Trump đòi phong tỏa NYC không cho dân NY rời khỏi NYC, anh Cuomo sửng cồ ngay lập tức nói Trump không có quyền, thế là CNN quay qua chửi Trump là vi phạm hiến pháp
Nói thật với bạn lúc đầu mình coi CNN mình cũng bực và ghét Trump lắm, sau vụ NYC mình phải suy nghĩ lại và lắng nghe kỹ hơn. Toàn bias
Rồi đến khi mở cửa Trump muốn mở, Cuomo nói đó là quyền của thống đốc, CNN lại tiếp tục chửi Trump mở cửa sớm làm chết người trong khi TRump chả có quyền gì
Trump chém gió dữ dội thật nhưng có Pence sau lưng làm hết mọi việc. Ngày hôm nay, chính Cuomo xác nhận là NY không thiếu ventilator, NY không thiếu giường bệnh, NY không thiếu đội ngũ y tá, bác sĩ, người chết là họ không thể qua khỏi nhưng phần của chính phủ và nhà thương đều làm đầy đủ bổn phận cứu chữa, không để bệnh nhân phải thiếu thốn bất cứ thứ gì từ thuốc men, y tế đến máy thở. Những cái đó ở đâu ra? Là do chính quyền liên bang giúp đở
Hôm nay nghe TRump đối đáp với phóng viên cũng có cái hay. Phóng viên hỏi vì sao Trump không đóng cửa từ tháng 2, Trump hỏi lại tháng 2 có bao nhiêu ca, ngày Trump đóng cửa có người nào chết chưa? Dĩ nhiên là phóng viên không trả lời được
Em không đánh giá ý kiến người dân dựa trên những kênh truyền thông quá thiên về một hướng nào đó (quá tả hoặc quá hữu) cụ ạ. Như cụ nói, CNN cũng giống như Fox News (thực ra CNN đáng tin cậy hơn Fox News một chút), cả hai đều ra sức chỉ trích lực lượng cánh ngược lại. Em dựa trên những kênh mang tính trung lập, ví dụ như tờ ForeignPolicy và TheHill (hai tờ này tương đối trung lập, thậm chí còn hơi nghiêng về cánh phải một chút - cụ có thể check trên Mediabiasfactcheck) và trên mạng xã hội (Twitter, Reddit) cũng tại những kênh tương đối trung lập (không tin tưởng /r/politics hay /r/conservative nghiêng trái nghiêng phải đâu nhá, /r/The_Donald thì càng nghỉ). Theo các nguồn ấy thì rất ít có tin hoặc bài chỉ trích Cuomo so với Trump. Cụ cũng đừng nghĩ "Ơ, truyền thông bắt nạt Trump", vì nếu chính những kênh truyền thông cùng cánh cũng chỉ trích thì khả năng cao là đối tượng bị chỉ trích cũng có vấn đề.

Cụ nói "NY không thiếu giường bệnh, không thiếu đội ngũ ý tá, v.v..." "đều do chính quyền liên bang giúp đỡ" - điều đó không sai. Đó cũng là trách nhiệm của chính quyền liên bang, nhưng em sẽ không phủ nhận đó là một chuyện xảy ra được nhờ sự giúp đỡ của bộ máy CP Mỹ. Nhưng điều đó không thay đổi sự thực là Trump đã và đang nói giảm, nói tránh, hoặc nói sai sự thực về tình hình bệnh dịch (gần đây thì đỡ hơn, những mỗi tuần vẫn thả một đến vài câu). Trump không phải dân thường, những gì Trump nói sẽ lan truyền qua rất nhiều kênh truyền thông và các bạn cánh phải sẽ tin như điếu đổ. Chẳng nói đâu xa, đến bây giờ với ngần ấy người chết tại Mỹ (đã vượt cúm mùa và tiếp tục tăng), đội ngũ "chỉ là cúm mùa" tại Mỹ vẫn còn rất đông đảo - đây là do Trump phát ngôn chứ đâu. Do chúng ta có nhắc đến Cuomo: đây là điểm khác biệt giữa cả hai: mặc dù họ đều có sai lầm lúc đầu, ít nhất Cuomo cũng hạn chế chém gió sau đó và tập trung xử lý dịch.

Em gần đây không xem briefings của Nhà Trắng nữa nên em không biết phóng viên không trả lời được hay phóng viên chưa kịp trả lời người khác đã hỏi tiếp, nhưng nếu phóng viên không trả lời được chứng tỏ trình độ hiểu biết về dịch của bạn phóng viên đó cũng không đầy đủ. Các hành động đóng cửa, giãn cách xã hội là để phòng dịch. Một khi bệnh dịch đã bắt đầu lây lan sang các nước có nhiều người di chuyển qua lại với Mỹ thì việc phòng ngừa tất nhiên phải được thực hiện ít nhiều. Covid ủ bệnh 4 ngày đến 2 tuần, chờ đến khi các ca bệnh bắt đầu xuất hiện mới hành động thì có thể cũng đã muộn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Reinhard

Xe buýt
Biển số
OF-412894
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
924
Động cơ
232,170 Mã lực
Tuổi
37
Cụ phải phân tích nó tốt hơn ở điểm nào. Chứ tốt hơn theo cảm nhận riêng của cụ thì cũng khó nói chuyện.
Có một số điểm, nhưng để ngắn gọn thì em xin đưa ra điểm căn bản nhất: hệ thống bầu cử của Findland là hệ thống hoàn toàn dân chủ. Điểm này khác biệt so với hệ thống bầu cử của Mỹ (theo chế độ dân chủ cộng hòa). Điều này dẫn đến điểm khác biệt dễ thấy trong hệ thống bầu cử của Finland và Mỹ. Bầu tổng thống Mỹ thì em không phải nhắc lại nữa nhé, còn tại Finland, vị trí tổng thống hoàn toàn do dân trực tiếp bầu, không thông qua đội ngũ đại cử tri (trước đây Finland cũng sử dụng hệ thống đại cử tri, song đã loại bỏ kể từ những năm 90). Ứng viên nào được (1) nhiều phiếu bầu hơn và (2) được ít nhất 50% số phiếu bầu sẽ chiến thắng vị trí tổng thống. Nếu không ứng viên nào được đủ 50% số phiếu bầu sẽ bỏ phiếu lần 2 cho 2 ứng viên với số phiếu bầu cao nhất, và trong lần 2 này, ai được nhiều phiếu bầu hơn sẽ chiến thắng.

Với hệ thống này, người dân là yếu tố quan trọng nhất thay vì một yếu tố chính trị hay địa lý khác. Tất cả các lá phiếu đều có giá trị ngang nhau - bất kể cụ là người thành thị hay nông thôn, chỗ đông người hay vùng sâu vùng xa, không lá phiếu nào hoàn toàn vô nghĩa cả.

Cụ muốn so sánh có ý nghĩa thì phải so sánh các nước, chính phủ có hệ thống chính trị, văn hóa tương đồng với nhau. So châu Âu với châu Á là đã có một sự khác biệt rất lớn rồi. Về văn hóa đeo khẩu trang, tuân thủ hướng dẫn của chính quyền, tôn trọng sự riêng tư... rất khác nhau, về hệ thống chính trị thì khỏi nói.

Nếu cụ chỉ trích phản ứng của toàn bộ hệ thống chính trị phương Tây so với châu Á trong đợt dịch này thì em không ý kiến, vì rõ ràng châu Á làm tốt hơn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là văn hóa, chính trị phương Tây không bằng châu Á, chỉ là họ đề cao quyền tự do cá nhân và không sẵn sàng hy sinh để bảo vệ số đông trong những trường hợp như này.

Tuy nhiên rất nhiều người vì bị media dẫn dắt nên dồn hết chỉ trích vào Mỹ và Trump, như kiểu là tệ nhất thế giới, trong khi phản ứng và số liệu của Mỹ cũng tương đồng như những nước phương Tây khác, thậm chí là nằm ở "top trên".
Đúng là văn hóa và chính trị các nước phương tây và châu Á khác nhau thật, nhưng chỉ sự khác biệt này thì không đủ để tại ra khoảng cách giữa phản ứng của Mỹ (và Italy, UK, Spain, v..v...) và những nước đang làm tốt hơn, cả Âu lẫn Á, cụ ạ. Cụ nhìn xem, Đan Mạch, Nauy và Séc chẳng hạn, họ là phương Tây, nhưng họ chống dịch vẫn rất hiệu quả - số người nhiễm bệnh, số người tử vong, và tỉ lệ tử vong đều rất thấp. Sự khác biệt về văn hóa khiến việc phòng chống dịch khó hơn, nhưng không phải không thể.

Cụ chỉ cho em thử, có văn hóa và chính trị phương nào ép buộc một tổng thống phải nói giảm, nói tránh, nói sai sự thực về một dịch bệnh nguy hiểm đang đe dọa toàn cầu không? Có văn hóa và chính trị phương nào khiến một lãnh đạo đất nước gần như bỏ ngoài tai lời khuyên của cơ quan tình báo lâu năm của chính nước mình không? Phải chăng văn hóa phương Tây khiến một tổng thống phải vứt bỏ cỗ máy phòng dịch từng làm việc rất hiệu quả của người tiền nhiệm với lí do "làm đơn giản bộ máy, khi cần gọi họ quay lại được ngay ấy mà" (thực tế thì câu ấy đã được chứng mình là không đúng...)?

Cụ nói phản ứng và số liệu của Mỹ nằm ở top trên thì em không hiểu. Cụ nghĩ "phương Tây" (theo định nghĩa ở VN mình là châu Âu và Mỹ) có bao nhiêu nước? Phương Tây không chỉ bao gồm mỗi Mỹ, Anh, Đức, Pháp cụ nhé (chưa nói Mỹ và hàng xóm, nội châu Âu cũng đã có 44 nước rồi). Với số lượng tử vong đứng đầu và tỉ lệ tử vong / 1 triệu dân trong top 10 thế giới thì sao gọi là phản ứng thuộc top trên được hả cụ? Khi sức mạnh cả về kinh tế và y tế đều cao chót vót mà vẫn rơi vào top 10 từ dưới lên thì em nghĩ gọi là phản ứng chưa được tốt lắm (hay nói thẳng ra là thất bại) không phải sai.
 
Chỉnh sửa cuối:

nyny

Xe tải
Biển số
OF-398646
Ngày cấp bằng
28/12/15
Số km
374
Động cơ
235,107 Mã lực
Tuổi
45
Có một số điểm, nhưng để ngắn gọn thì em xin đưa ra điểm căn bản nhất: hệ thống bầu cử của Findland là hệ thống hoàn toàn dân chủ. Điểm này khác biệt so với hệ thống bầu cử của Mỹ (theo chế độ dân chủ cộng hòa). Điều này dẫn đến điểm khác biệt dễ thấy trong hệ thống bầu cử của Finland và Mỹ. Bầu tổng thống Mỹ thì em không phải nhắc lại nữa nhé, còn tại Finland, vị trí tổng thống hoàn toàn do dân trực tiếp bầu, không thông qua đội ngũ đại cử tri (trước đây Finland cũng sử dụng hệ thống đại cử tri, song đã loại bỏ kể từ những năm 90). Ứng viên nào được (1) nhiều phiếu bầu hơn và (2) được ít nhất 50% số phiếu bầu sẽ chiến thắng vị trí tổng thống. Nếu không ứng viên nào được đủ 50% số phiếu bầu sẽ bỏ phiếu lần 2 cho 2 ứng viên với số phiếu bầu cao nhất, và trong lần 2 này, ai được nhiều phiếu bầu hơn sẽ chiến thắng.

Với hệ thống này, người dân là yếu tố quan trọng nhất thay vì một yếu tố chính trị hay địa lý khác. Tất cả các lá phiếu đều có giá trị ngang nhau - bất kể cụ là người thành thị hay nông thôn, chỗ đông người hay vùng sâu vùng xa, không lá phiếu nào hoàn toàn vô nghĩa cả.
Tại sao lại bầu cử Phần Lan đơn giản chỉ tính đến người dân mà không tính đến yếu tố địa lý mà cụ lại nghĩ nó ưu việt hơn hệ thống của Mỹ phức tạp hơn là sự kết hợp cân bằng cả người dân và yếu tố địa lý? Phần Lan là nước bé tí, yếu tố địa lý gần như tương đồng trên cả nước nên họ bỏ qua cũng không gặp vấn đề gì. Còn nước Mỹ với đặc thù như em đã nói ở bài trước: rộng mênh mông nhưng phần đông dân số tập trung ở mấy thành phố lớn. Nếu bây giờ đánh đồng tất cả như nhau sẽ dẫn đến việc các ứng cử viên để dành chiến thắng chỉ chăm chăm đưa ra các chính sách có lợi cho các khu vực đô thị mà phớt lờ các khu vực nông thôn. Đây chính là điều các nhà sáng lập nước Mỹ tuyệt đối tránh và thiết kế chế độ đại cử tri để ngăn chuyện này. Vì vậy nếu cụ nghĩ chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu ưu việt hơn chế độ đại cử tri thì chắc chắn không phải, trừ phi cụ giỏi hơn các bộ óc kiệt xuất đã tạo nên hiến pháp nước Mỹ.

Ngoài ra nước Mỹ là nhà nước liên bang, do đó nó phải có yếu tố đặc trưng của nhà nước liên bang. Bầu cử tổng thư ký liên hợp quốc hay chủ tịch châu Âu có phổ thông đầu phiếu không hay mỗi nước bỏ một phiếu bất luận dân số? Hay cụ định kiến nghị tất cả các cuộc bầu cử kia cũng chuyển sang hình thức phổ thông đầu phiếu cho công bằng, để anh Tàu nắm cả thế giới cho nhanh.

Nói chung cụ nên tìm hiểu sâu về nước Mỹ trước khi đưa ra những đánh giá kiểu phổ thông đầu phiếu ưu việt hơn đại cử tri em nói thật nó hời hợt lắm.
 

cargoman

Xe điện
Biển số
OF-98490
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
3,128
Động cơ
425,644 Mã lực
Tôi chỉ mong đông nào có tổng thống như chăm.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
537 bạn đó được dân bầu lên, điều đó đúng, nhưng không phải lá phiếu nào của một bạn elector trong khi bầu cử tổng thống cũng tỉ lệ thuận với số người ủng hộ - vì vậy mới dẫn đến việc có thể thắng popular vote, nhưng thua cuộc chơi chính hoặc ngược lại.


Em xin phép xoay lời của cụ lại cho cụ, "đã không biết lại còn phát biểu linh tinh". Vì hệ thống electoral college, một số lá phiếu của dân thường trở nên vô nghĩa. Bởi vì một ứng viên chỉ cần "thắng" tại một bang là có được lá phiếu của đại cử tri bang đó nên sau khi vượt mức thắng thì số phiếu "dư" sẽ trở thành vô dụng. Đây có điểm tốt, và cũng có điểm xấu.

Em ví dụ thế này nhé: giả sử tại bang A có 20 lá phiếu đại cử tri, 3,000,000 người bầu cho đảng Dân Chủ, và 500,000 người bầu cho đảng cộng hòa - ứng viên đảng Dân Chủ sẽ thắng 20 lá phiếu. Nhưng thực tế, chỉ cần 500,001 người bầu cho đảng Dân Chủ là ứng viên A đã được 20 lá phiếu rồi, nên số dư (2,499,999 phiếu phổ thông) trở nên vô nghĩa.
Không có hệ thống bầu cử nào là hoàn hảo cả cụ ạ.
Mỹ nó bầu cử tổng thống theo kiểu các bang chọn ra tổng thống cho nước Mỹ chứ không phải toàn dân Mỹ bầu ra tổng thống.
Đấy là luật chơi đã được các bên chấp nhận nên ông nào thắng là thắng thôi, chẳng có nhưng nhị gì cả.
Cả Dân chủ và Cộng hòa đều có những ứng cử viên tổng thống thắng phiếu phổ thông nhưng thua phiếu đại cử tri.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top