[Funland] Không chiến trên bầu trời VN - nhìn từ hai phía

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nhà cháo trước đọc một loạt bài của Piot Putopskie (đọc đại loại như thế) viết về 9.41 sx cho Ấn Độ & loạt bài viết về Mig ở California nói về chuyến viếng thăm của không quân Đức tới Mỹ trước khi bán Mig29 cho Ba Lan ... thấy Mig29 được Mẽo nó coi trọng là máy bay có tính cơ động rất cao, vào tay phi công giỏi như Đức thì khí quần chiến kiểu dogfight thì thực sự là một thách thức. Ngoài ra Mig29 cũng được khen là rẻ, bền, dễ bảo trì, sử dụng được ở các sân bay thời nhà tống ...
Nhược của Mig29 là tầm nhìn kém, hệ thống điện tử của a Ngố luôn được coi là dưới cơ so với phương tây ...
Nước Nga rộng lớn nên không chuông máy bay hạng trung & nhỏ .. có thể vì thế mà Mig bị đuối thế trước Sukhoi dẫn đến Mig29 số phận càng ngày càng tệ .. may mà dùng cho tsb cỡ hạng ruồi của anh Cà ri & a Ngố còn được ..
Nhà mình nghèo chứ sắm 4-5 trung đoàn Mig29M về thay cái quan tài bay Mig21 thì cũng chả sợ hội láng giềng là mấy ...
Có điều em thấy tầm bay của nó sao ngắn thế nhể? nhõn có 750km, thời mig 17, 21 của mình cũng vì tầm bay ngắn nên khi lên không chiến hay bị hết dầu:((:((
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Có điều em thấy tầm bay của nó sao ngắn thế nhể? nhõn có 750km, thời mig 17, 21 của mình cũng vì tầm bay ngắn nên khi lên không chiến hay bị hết dầu:((:((
Máy bay tầm trung thì tầm bay nóa phải ngắn thoai .. Mig29K tầm tác chiến là 750Km với phiên bản hai chỗ ngồi, 1 chỗ ngồi là 850km còn với Mig29M thì tới 1000 km thì phải ..
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Máy bay tầm trung thì tầm bay nóa phải ngắn thoai .. Mig29K tầm tác chiến là 750Km với phiên bản hai chỗ ngồi, 1 chỗ ngồi là 850km còn với Mig29M thì tới 1000 km thì phải ..
Mờ theo quan điểm của em thì tình hình bây giờ mình phải tính cho tác chiến trên biển nữa, nên mua loại nào có tầm bay hơn 2000km trở lên thì hay hơn.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Mờ theo quan điểm của em thì tình hình bây giờ mình phải tính cho tác chiến trên biển nữa, nên mua loại nào có tầm bay hơn 2000km trở lên thì hay hơn.
Bay xa, thồ khỏe & đắt tiền là dòng su hào .. còn bay gần hơn, đánh nhanh rồi té & dùng để đánh chặn là môi trường của Mig29 .. hai cái mục đích khách nhau. TS & HS cách đất liền cóa 500km nằm trong tầm hoạt động của Mig29 ... vác thêm thùng dầu phụ nữa thì thời gian trên mục tiêu (TOT) sẽ dài hơn ..
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Bay xa, thồ khỏe & đắt tiền là dòng su hào .. còn bay gần hơn, đánh nhanh rồi té & dùng để đánh chặn là môi trường của Mig29 .. hai cái mục đích khách nhau. TS & HS cách đất liền cóa 500km nằm trong tầm hoạt động của Mig29 ... vác thêm thùng dầu phụ nữa thì thời gian trên mục tiêu (TOT) sẽ dài hơn ..
Thực ra em thấy phương án nếu đánh HS - TS của cụ là hơi khó nếu cụ dùng Mig, nếu tầm bay của máy bay là 1000km, HS - TS cách đất liền 500km, vậy mang thêm thùng dầu phụ thì cụ chỉ bay ra phệt mấy quả tên lửa rồi phải về, nếu bị kéo vào quần nhau thì cụ không đủ nhiên liệu rồi. Khi cụ dư nhiên liệu cụ sẽ chủ động hơn nhiều.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Thực ra em thấy phương án nếu đánh HS - TS của cụ là hơi khó nếu cụ dùng Mig, nếu tầm bay của máy bay là 1000km, HS - TS cách đất liền 500km, vậy mang thêm thùng dầu phụ thì cụ chỉ bay ra phệt mấy quả tên lửa rồi phải về, nếu bị kéo vào quần nhau thì cụ không đủ nhiên liệu rồi. Khi cụ dư nhiên liệu cụ sẽ chủ động hơn nhiều.
Vậy nên nhà cháo mới nói là Mig29 nếu oánh TS-HS thì chỉ là hit & run thoai .. TOT rất ngắn không loanh quanh được lâu ..
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,484 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vậy nên nhà cháo mới nói là Mig29 nếu oánh TS-HS thì chỉ là hit & run thoai .. TOT rất ngắn không loanh quanh được lâu ..
Vấn đề là cụ không thể bay thẳng 1 mạch ra đó để đánh nhau được, cụ còn phải bay nghi binh rồi phục kích nữa, vẫn biết rằng cụ đánh theo kiểu hit and run. Nhưng khi nó phát hiện ra cụ, nó phệt tên lửa vào cụ thì cụ còn phải nhào lộn để tránh tên lữa nữa mà.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Tường trình của phi công Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam (2)

(Kienthuc.net.vn) - Phi công – hoa tiêu Đại úy Thomas J. Henton lái chiếc F-4E chẳng kịp hiểu chuyện gì đã xảy ra và chỉ kịp phóng dù ra ngoài chiếc máy bay đang cháy.


…Ngày 27/6/1972, trên bầu trời Nghĩa Lộ, biên đội MiG-21 Phạm Phú Thái - Bùi Thành Liêm đánh chặn 4 chiếc F-4 Phantom. Quân Mỹ chạy các máy bay MiG tấn công trốn vào mây. Mấy phút sau, phi công Thái phát hiện chiếc Phantom ở bên trái, một biên đội ở bên phải, còn một chiếc đang vòng sang trái. Phạm Phú Thái ra lệnh cho số 2 – Bùi Thanh Liêm theo dõi hành động của tốp máy bay địch bên trái. Sau khi các phi công Việt Nam tin chắc không có máy bay nào của địch uy hiếp họ, họ đã bắt đầu tiếp cận địch.
Từ cự li 1.300m, Phạm Phú Thái phóng một quả tên lửa, Bùi Thành Liêm cũng phóng quả tên lửa từ cự li 1.500m. Cả hai quả đều trúng mục tiêu, hai chiếc tiêm kích F-4E của đơn vị không quân chiến thuật 336 đã bị hạ.
“Mục tiêu” cho Phạm Phú Thái là hoa tiêu chiếc F-4E Phantom số hiệu nhà máy 69-7271 Đại úy Thomas J. Henton mang mật danh Valint 4 hồi tưởng:
“Ba tốp của đơn vị chúng tôi sáng 27/6 là lực lượng xung kích đánh các mục tiêu đài radar của Việt Nam, tốp thứ 4 làm nhiệm vụ tuần tiễu trên không, và mỗi tốp có 4 chiếc F-4E.
Trên không phận Trung Lào, chúng tôi xếp đội hình chiến đấu mà chúng tôi gọi là Godzilla. Tuần tiễu phía xa trên biên giới Lào - Việt là một tốp của phi đội 421 anh em, còn một tốp nữa bay phía sau và bên trái lực lượng xung kích.
Phi đội tiêm kích F-4 của Không quân Mỹ.

Vẫn còn một phi đội nữa của đơn vị chúng tôi (phi đội tiêm kích chiến thuật số 4) đã cho 2 tốp yểm trợ lực lượng xung kích. Chỉ huy cả đoàn dẫn đầu 2 tốp bay bên trái các máy bay F-4 Phantom đầy bom. Chúng tôi chờ MiG công kích trước hết là từ phía trái.
Ba tốp của chúng tôi đã đến mục tiêu thì phát hiện 2 chiếc MiG. Chiếc thứ nhất đã bỏ thùng dầu phụ, nhưng đã mất yếu tố bất ngờ, và chiếc này không công kích nữa. Chúng tôi không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường, MiG cách chúng tôi khoảng 40 Km, nhưng trên màn hình radar thì thấy MiG rất rõ. Chúng tôi quần trên khu vực giữa Hà Nội và Hải Phòng, sau đó 12 chiếc Phantom bay về nơi gặp máy bay tiếp dầu.
Trong lúc chúng tôi “bú sữa” máy bay tiếp dầu, sở chỉ huy mặt đất điều hành đội cứu hộ đi cứu các tổ lái của 2 chiếc Phantom bị bắn rơi buổi sáng. Chúng tôi đang ở phía Đông Bắc Hà Nội, bảo vệ chiếc máy bay dẫn đường hàng không phía trước
Một chiếc F-4E do tổ lái có kinh nghiệm lái làm nhiệm vụ máy bay dẫn đường hàng không bay nhanh phía trước. Công việc của những máy bay này trên bầu trời Bắc Việt Nam được cho là hết sức nguy hiểm. Chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ chiếc Phantom này và đội máy bay cứu hộ.
Chúng tôi nhận được thông tin các máy bay tiêm kích MiG-21 của Không quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang tiến đến gần từ phía Hà Nội.
Chỉ huy tốp lập tức ra lệnh bỏ thùng dầu phụ. Chúng tôi triển khai đội hình về phía Hà Nội để có thể nhìn thấy đối phương bằng mắt thường. Cuộc truy đuổi không mang lại kết quả. Do tăng tốc và bỏ thùng dầu phụ nên chúng tôi lại phải tìm máy bay tiếp dầu.
F-4 đang được tiếp nhiên liệu trên không.

Sau lần tiếp dầu tiếp theo, lần thứ 3 chúng tôi lại quay về bầu trời Bắc Việt Nam. Lượng dầu trong thùng chứa trên máy bay chỉ cho phép bay một vòng trong khu vực máy bay dẫn đường hàng không phía trước, sau đó trở về căn cứ Udon gần nhất trên đất Thái Lan. Thời tiết tốt, trời sáng, không có nguy cơ lạc đường, nếu không nhiên liệu sẽ không đủ cho một vòng bay.
Chúng tôi quay về nơi tuần tiễu. Chỉ huy truyền lệnh: “Chúng tôi đang ở đây, có 4 chiếc, Valint. Tôi thì hỏi phi công của mình là Lynn Aikman về nhiên liệu còn bao nhiêu. Aikman không trả lời bằng máy đàm thoại, mà bằng vô tuyến điện “Tôi Valint 4” - tôi hết nhiên liệu!” Chỉ huy tốp không nói gì, và điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên: chúng tôi cố dùng vô tuyến ở mức tối thiểu. Chúng tôi tiếp tục bay về phía Hà Nội.
Do nguy cơ từ phía hệ thống phòng không của Bắc Việt Nam nên chúng tôi phải thường xuyên cơ động với quá tải lớn, điều đó đã làm giảm nhanh lượng nhiên liệu trong các thùng chứa của Phantom.
Dự trữ nhiên liệu nhanh chóng đến gần mức nguy hiểm, mức chỉ cho phép về đến Udon và hạ cánh ngay lần định hạ cánh đầu tiên. Với lượng dầu như vậy thậm chí chúng tôi cũng không thể nhận tiếp dầu thêm từ máy bay tiếp dầu, không đủ nhiên liệu bay đến điểm gặp máy bay tiếp dầu và tiếp cận nó. Vậy mà chỉ huy vẫn kéo chúng tôi về phía Đông.
Nếu gặp MiG lượng nhiên liệu thấp không cho phép thực hiện thậm chí cơ động nhỏ. Một lần nữa Lynn cảnh báo chỉ huy về lượng nhiên liệu chỉ còn ít. Lynn đã cố gắng bằng mọi cách tiết kiệm nhiên liệu. Đúng lúc đó có tin MiG xuất hiện, khoảng cách lúc này là 25km - tiêm kích địch chưa phải là nguy cơ trực tiếp.
Ảnh đồ họa MiG-21 phóng tên lửa đối không K-13.

Để tiết kiệm nhiên liệu Lynn lợi dụng sức hút Trái Đất: Anh ta cho Phantom bổ nhào, tích lũy tốc độ, sau đó nhờ tốc độ đã tăng lên khi lao xuống cho máy bay ngóc đầu lên. Khi cơ động như vậy 3 chiếc Phantom khác của tốp chúng tôi thực tế luôn ở độ cao lớn hơn. Chúng tôi rất hi vọng sẽ gặp may.
Hóa ra, chả ích gì. Máy bay như bị một búa giáng mạnh: tên lửa do MiG-21 phóng ra đã trúng Phantom.
Tôi thậm chí không thể hiểu nổi điều gì đã xảy ra. Máy bay bị mất điều khiển, động cơ bên trái bốc cháy, hệ thống thủy lực điều khiển các cánh lái bị hỏng. Tôi chuẩn bị phóng dù, mắt không rời khỏi đồng hồ độ cao.
Xác một chiếc F-4 được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không - Không quân.

Như chúng tôi đã thống nhất trước khi bay, nếu độ cao giảm đến dưới 450 mét thì phải phóng dù. Chúng tôi đạt đến độ cao phóng dù nhanh khó tưởng tượng nổi.
Tay phải tôi nắm lấy cần phóng dù nằm giữa hai chân. Phi công đã phóng dù cả hai ghế. Bộ phận đàm thoại của chúng tôi không hoạt động, vì vậy phi công đã không báo cho tôi trước khi phóng dù, may mà tôi đã giữ được tư thế đúng trong ghế ngồi”.
Phi công – hoa tiêu Đại úy Thomas J. Henton sau khi nhảy dù đã bị quân dân ta bắt sống và đưa về nhà tù Hỏa Lò. Viên phi công này được trao trả ngày 27/3/1973 cùng nhiều phi công Mỹ khác.
Nguyễn Vũ
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
"Điện Biên Phủ trên không" nhìn từ phía bên kia

Nhân dân


Cách đây 40 năm, bằng tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu đánh bại cuộc tập kích đường không của đế quốc Mỹ, lập nên kỳ tích "Điện Biên Phủ trên không". Sự kiện "Điện Biên Phủ trên không" đã làm chấn động nước Mỹ thời điểm lịch sử lúc bấy giờ. Hành động tội ác của chính quyền Ních-xơn bị nhân dân Mỹ yêu chuộng hòa bình phản đối kịch liệt. Những người Mỹ có lương tri đã lên tiếng vạch trần sự tráo trở, lật lọng của đế quốc Mỹ, tố cáo tội ác của chúng, đồng thời bày tỏ ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam.

Trở lại tình hình, sau bốn năm thực hiện Học thuyết Ních-xơn mà bước thực nghiệm đầu tiên là "Việt Nam hóa chiến tranh", đế quốc Mỹ không những không giành được một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược nào mà ngày càng lún sâu vào thế suy yếu và bị động. Đặc biệt, trong hai năm 1971 - 1972, quân và dân ta liên tiếp giành những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh ở miền nam và trên toàn chiến trường Đông Dương, buộc Mỹ phải chấp nhận văn bản Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do ta đưa ra đầu tháng 10-1972. Trong các thông điệp gửi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ních-xơn phải thừa nhận thiện chí của ta và cho rằng đó là phương án mà các bên có thể chấp nhận được. Ních-xơn khẳng định: "Hiệp định hiện nay đã coi như hoàn chỉnh. Có thể tin ở chúng tôi là sẽ ký tắt được vào ngày 31-10".
Như để chứng minh cho cam kết của mình, ngày 22-10-1972, Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Hơn thế nữa, ngày 26-10-1972, trong một cuộc họp báo, đại diện Nhà trắng tuyên bố "hòa bình trong tầm tay".
Tuy nhiên, lãnh đạo ****, Nhà nước ta đã vạch rõ âm mưu thâm độc của kẻ thù là: Với bản chất hiếu chiến, ngoan cố, đế quốc Mỹ còn nhiều thủ đoạn xảo quyệt, tàn bạo chống lại nhân dân Việt Nam. Do đó, tháng 11-1972, Bộ Chính trị T.Ư **** đã ra Nghị quyết khẳng định, trong thời gian tới địch sẽ ít bị ràng buộc hơn về chính trị vì cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ đã tiến hành xong, cho nên ta phải đề phòng Mỹ tăng cường hành động quân sự.
Quả đúng như vậy, ngày 14-12-1972, Ních-xơn chính thức phê chuẩn kế hoạch tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng với mật danh Lai-nơ - Bếch-cơ II. Ních-xơn khẳng định: "Bằng cuộc tập kích đường không chiến lược này, chúng ta sẽ bắt Hà Nội phải quỳ gối, sẽ đưa miền bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá". Nhận định về quyết định của Ních-xơn dùng B52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng, tờ Bưu điện Oa-sinh-tơn viết: "Những gì mà Giôn-xơn và các vị tiền bối của ông ta đã kiên quyết tránh trong 15 hoặc hơn 15 năm qua thì Ních-xơn đã quyết định trong vòng một đêm".
Ngày 18-12-1972, cuộc đánh phá của không quân Mỹ bắt đầu. Bình quân mỗi ngày đêm chúng huy động tới 60 đến 70 lần chiếc B52; 300 đến 400 lần chiếc máy bay chiến thuật, đỉnh cao là đêm 26-12-1972, chúng đã huy động tới 105 lần chiếc B52 và hàng trăm lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá Hà Nội. Bình luận về sự tàn phá do các đợt ném bom của Mỹ gây ra, Giô-dép A.Am-tơ, trong cuốn sách Lời phán quyết về Việt Nam chỉ rõ: "Từ ngày 18 đến ngày 30-12, Mỹ ném bom Hà Nội và Hải Phòng với sự tàn bạo hơn bao giờ hết trong lịch sử chiến tranh Việt Nam".
Sau 12 ngày đêm chiến đấu oanh liệt bằng tất cả lòng căm thù, sự dũng cảm, bộ đội phòng không - không quân, quân dân Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và quân dân toàn miền bắc đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 chiếc B52, 5 chiếc F111, diệt và bắt sống nhiều giặc lái Mỹ. Theo các tài liệu quân sự Mỹ, tỷ lệ máy bay rơi đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay (25%), khiến các nhà quan sát quân sự Mỹ phải thú nhận: "Cứ cái đà mất máy bay, người lái này và nếu Mỹ còn tiếp tục ném bom thì chỉ đến ngày 28-4-1973 toàn bộ lực lượng không quân chiến lược Mỹ ở vùng Đông - Nam Á sẽ hết nhẵn". Vì vậy, chính Ních-xơn phải thốt lên trong Hồi ký của mình: "Nỗi lo sợ của tôi trong những ngày này không phải là do những làn sóng phản đối và phê phán nghiêm khắc ở trong nước và trên thế giới, mà chính là ở mức độ tổn thất nặng nề về máy bay B52".
Nhớ lại thời điểm khi tiến hành cuộc hành binh Lai-nơ - Bếch-cơ II, Ních-xơn tin tưởng một cách chắc chắn rằng bầy quái vật của ông ta sẽ nuốt chửng Hà Nội, ngay một số báo chí Mỹ, lúc cuộc chiến mới bắt đầu cũng đã vội vã tung tin và phác họa thêm một bức tranh hãi hùng: "Hà Nội sẽ là một khu vực chết. Những ai may mắn còn lại sau trận bom hủy diệt đó thì đó là những kẻ sống sót". Thế nhưng, tin máy bay B52 bị bắn rơi, giặc lái bị diệt từ Việt Nam dội về Oa-sinh-tơn như cú sét giáng xuống Nhà trắng và Lầu năm góc khiến Ních-xơn choáng váng. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ rụng rời. Kết quả rõ nhất mà Mỹ thu được sau cuộc tập kích là uy tín của Mỹ trên trường quốc tế bị giảm sút, thanh danh nước Mỹ bị bôi nhọ. Liên đoàn thế giới các nhà khoa học Mỹ cho rằng "các cuộc ném bom khủng bố kinh tởm xuống các vùng đông dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bôi nhọ thanh danh nước Mỹ". Tổng Bí thư **** Cộng sản Mỹ G.Hôn nhận định: "Kết quả việc Mỹ ném bom trở lại miền bắc Việt Nam làm uy tín của Mỹ trên thế giới tụt xuống mức thấp chưa từng có". Còn ông Oét-đơn Ê-bờ-rao, Giáo sư lịch sử Viện Bách khoa Vớc-gi-ni-a Mỹ, trong cuốn sách Chiếc trực thăng cuối cùng kết thúc vai trò của Mỹ ở Việt Nam đã viết: "Trước mắt toàn nhân loại, hình ảnh của nước Mỹ thật là đen tối".
Sự thất bại của Mỹ là minh chứng về tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam. Cơn-oen, Tham mưu trưởng không lực Mỹ đưa ra lời thú nhận: "Lực lượng phòng không của bắc Việt Nam là lực lượng đáng sợ nhất và hoàn chỉnh nhất mà phi công Mỹ chưa bao giờ gặp phải". Còn Kít-xinh-giơ phải thừa nhận: "Không lực Hoa Kỳ đã vấp phải một hệ thống phòng không có hiệu lực nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới".
Hãng tin UPI của Mỹ ngày 31-12-1972 khẳng định: "12 ngày ném bom trở lại vùng Hà Nội, Hải Phòng được coi là cuộc ném bom dữ dội nhất trong lịch sử chiến tranh, đã làm cho Mỹ bị thiệt hại nặng nề nhất về người và trang bị". Thời báo Niu Oóc số ra ngày 20-12-1972 bình luận: "Tổng thống Mỹ lại một lần nữa quay về với sức mạnh thô bạo để tìm cách giành lấy những mục tiêu rộng lớn hơn của ông ta ở Đông - Nam Á, những mục tiêu không bao giờ là hiện thực và cần thiết cho lợi ích an ninh của nước Mỹ. Giá như Hà Nội có chịu trách nhiệm đến đâu đi nữa về việc làm gián đoạn cuộc thương lượng - giả thuyết này là rất đáng nghi ngờ - thì việc sử dụng một lực lượng không quân hùng mạnh nhất để thẳng tay đánh một cách tàn bạo vào một nước nhỏ ở châu Á là một sự lạm dụng sức mạnh của nước Mỹ và là sự chà đạp lên những nguyên tắc của chủ nghĩa nhân đạo... Trong quá trình này, chính nước Mỹ đang đứng trước nguy cơ bị đẩy trở lại một thứ chế độ dã man của thời kỳ đồ đá, đó là điều có thể tiêu diệt những cái gì đáng giá nhất cần giữ gìn trong nền văn minh của Mỹ".
Đã qua 40 năm, nhìn từ phía Mỹ trong cuộc tập kích chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi trên miền bắc nước ta thì đó là một sai lầm mà chính họ phải trả giá. Những nhận xét, đánh giá của các chính khách, học giả và cả sự thừa nhận của phía Mỹ đã minh chứng cho thất bại này. Trong cuốn sách Không còn những Việt Nam nữa, chính cựu Tổng thống Ních-xơn đã thừa nhận: "Thất bại ở Việt Nam là thảm họa lớn nhất đối với nước Mỹ. Từ nay không còn ai muốn có những (cuộc chiến tranh) Việt Nam nữa!".
LÊ VĂN PHONG
 

DODuySon

Xe tăng
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
1,856
Động cơ
379,453 Mã lực
Thuật ngữ Hit&Run là như nào các cụ?
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
He he. Ngày xưa mềnh hay chưởi bọn mẽo chơi đòn này với mềnh là cắn t rộm.
Chửi thời cứ chửi còn học nó cứ học thoai. Sống sót mờ về là tốt roài mờ :)
Con MIG21 lại hợp với cái trò cắn trộm í mới chít chứ :D
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Em thấy máy bay mẽo nhiều phi công sợ chết quá nên nó cũng chơi trò hít & run, nhưng toàn thấy nó hít tùm lum toàn thiệt dân thường của mình không à.
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,966
Động cơ
423,611 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top