- Biển số
- OF-53430
- Ngày cấp bằng
- 22/12/09
- Số km
- 9,716
- Động cơ
- 539,102 Mã lực
Cậu bé gầy gò chạy xuồng, nhưng lúc nào cũng có nụ cười trên khuôn mặt khắc khổ già sớm
Lên xuống phà kiểu này ko biết sedan đi đc không cụ?Phà Tân Châu thì đợi lâu hơn chút, chắc cũng phải mất đến 45' mới qua được sông
Được cụ à, nhưng phải căn hơi khéo một chútLên xuống phà kiểu này ko biết sedan đi đc không cụ?
Thôi đứng giữa Thánh đường đạo Hồi em lại luyên thuyên tý chút
Đạo Hồi ở Việt Nam
Đạo Hồi vào Việt Nam cũng chẳng sớm lắm và đa phần chỉ có người Chăm đi theo. Người Việt nổi tiếng nhất đi theo đạo Hồi mà chúng ta biết đó chính là Nguyễn Lữ trong anh em nhà Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ.
Có hai tộc người Chăm theo đạo Hồi, người Chăm Bà Ni ở miền Trung và người Chăm Islam ở vùng Châu Đốc - An giang này.
Người Chăm theo Hồi giáo ở Ninh Thuận và Bình Thuận là những người “Hồi sớm”, tức là đến sớm mà không sâu, căn bản vẫn là Chăm, lưu giữ và pha trộn nhiều tập tục Hindu trong tín ngưỡng và cấm kị Hồi giáo. Họ không theo đầy đủ, không đúng quy tắc và không liên hệ gì với thế giới Hồi giáo cũng như với những đồng đạo của mình ở miền Nam. Họ không biết giáo lý Hồi giáo, không biết chữ Arab, không thông hiểu kinh Coran (chỉ một vài người đứng đầu có thể đọc được kinh Coran bằng tiếng Arab nhưng không phải tiếng Arab hiện đại). Cộng đồng người Chăm ở miền Trung hình thành hai thực thể khác nhau, sống bên cạnh nhau. Người Chăm theo tôn giáo truyền thống (Hindu giáo) tự gọi mình là Chăm Bà la môn hay chăm Jat, còn người Chăm theo Hồi giáo tự gọi mình là Chăm Bà ni và gọi người Chăm Jat là Chăm Kaphir “vô đạo”… Mỗi nhóm theo những phong tục, tập quán, quy tắc khác nhau… Tuy nhiên, họ không có thái độ kỳ thị nhau, cùng tổ chức và tham dự lễ hội cổ truyền: lễ Kate, Chabun và các nghi lễ truyền thống khác. Có cái rất hay là ở Việt Nam mình rất dễ dung hoà tôn giáo, ít kỳ thị nhau, ít cực đoan mà luôn tôn trọng nhau và cùng sống tốt đời đẹp đạo
Còn lại người Chăm ở Nam Bộ là những tín đồ Hồi giáo nhiệt thành. Mỗi làng hay mỗi cụm làng là một giáo khu to hay nhỏ đều có một thánh đường. Mỗi khu có một trưởng giáo khu, và có những vị tu hành giảng đạo theo cấp bậc được đi du học từ Malaysia, Arab Saudi về. Nên họ hiểu kinh Coran và hướng dẫn những tín đồ hành lễ và kiêng kỵ cho đúng. Người Chăm Hồi giáo Nam Bộ còn giữ được nhiều nghi lễ và quy tắc của đạo Hồi chính thống hơn so với đồng đạo của họ ở miền Trung, đặc biệt là những kiêng kị và tâm nguyện hành hương đến thánh địa Mecca. Hiện nay họ có khuynh hướng giao lưu với các tín đồ Hồi giáo chính thống ở các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia… và có quan hệ khá gắn bó với cộng đồng Islam trên thế giới.
Nói về giáo lý hồi giáo, kinh điển nhất là kinh Coran (qur'an) cái này bắt buộc mọi tín đồ phải học, phải lấy là kim chỉ nam. Và theo những người Hồi giáo nó là cuốn kinh chuẩn nhất, đầy đủ nhất và vĩ đại nhất....thế nên mọi điều trái ngược với kinh Coran bị coi là dị giáo, mà dị giáo đối với ngừoi đạo Hồi thì nó kinh khủng lắm. Thế nhưng đối với những người Chăm Bà Ni thì họ lại không thực hiện hết mà chỉ một phần. Ngoài ra họ vẫn thờ tổ tiên, đa thần...thế nhưng những người Chăm Islam ở miền Tây nam bộ này cũng không kinh miệt kỳ thị gì họ, trong khi ở ngay đất thang mộc của Hồi giáo hai phái Shiite và Sunni đánh nhau gần chết. Thế mới tài
Về nguyên tắc cơ bản ngừoi Hồi giáo phải có 5 tín lý đó là:
1. Lễ nguyện Salat: Mỗi tín đồ cầu nguyện 5 lần một ngày
2. Tháng chay Ramanda: Chỉ được ăn sau khi mặt trời lăn
3. Zakah: Phải bố thí để giúp đỡ người khó khăn hơn mình
4. Haji: Hành hương về thánh địa Mecca
5. Jihad: Thánh chiến để bảo vệ Hồi giáo
Năm Tín lý này người Chăm Islam ở đây theo khá đầy đủ, trừ cái thứ 5 em chưa thấy họ hành động Còn đối với người Chăm Bà Ni thì theo kiểu nửa mùa có nghĩa là họ vẫn tin vào Allah như một đấng tối cao nhưng không phải là duy nhất. Họ vẫn tôn thờ các vị thần trong tín ngưỡng truyền thống như Thần Mưa, Thần Núi, Thần biển... Họ vẫn thực hiện các nghi lễ nông nghiệp theo tín ngưỡng dân gian như lễ cầu xin thần Mẹ Xứ Sở (Rija Nưgar), lễ cầu mưa (Yor Yang), lễ cầu thần Sóng Biển (Plao Pasah), lễ chặn dầu nguồn (Kap Hlâu Krong)... Người Chăm Bàni cầu nguyện 3 lần/ ngày; không nhịn ăn ban ngày vào tháng Ramưwan mà chỉ có giáo sĩ nhịn ăn ba ngày đầu tháng mà thôi. Họ cũng không hành hương tới thánh địa Mecca
Người Hồi giáo thì coi thường đàn bà lắm, coi họ chỉ là vật sở hữu của đàn ông....nhưng vào Việt Nam mình đáng mừng là phải thay đổi cho phù hợp với đạo lý người Việt ta
Người Chăm ở Việt Nam theo mẫu hệ, con cái tính theo dòng mẹ, người phụ nữ trong nhà nắm giữ nhiều của cải, quyết định mọi hình thức cưới hỏi. Đạo Hồi đã đem phụ hệ, phụ quyền vào đời sống Chăm nhưng đã dung hoà với phong tục truyền thống Chăm:
+ Trong hôn nhân có sự bình quyền tương đối giữa nhà trai và nhà gái, cho tự do tìm hiểu giữa nam nữ trước hôn nhân.
+ Cho phép kết hôn con chú, con gì.
+ Cho phép con mang cả họ mẹ và họ cha.
+ Chú rể – chồng bắt buộc phải ở lại nhà vợ 2 - 3 tháng (ở nông thôn) hay 3 - 4 ngày ở thành thị sau ngày cưới. Người Chăm theo mẫu hệ, họ chỉ có tục đưa rể chứ không đón dâu. Chú rể được đưa sang nhà cô dâu và mọi thủ tục, nghi lễ được thực hiện bên nhà gái.
+ Con trai có thể đi hỏi vợ nhưng phải mang theo 2, 3 bà chị hoặc bạn của mẹ.
+ Khi ly hôn, theo luật pháp người đàn ông được chia tài sản nhưng phần lớn họ ra đi tay không.
+ Người đàn ông có quyền lấy 4 vợ nhưng rất hiếm trường hợp người đàn ông Chăm lấy hơn một vợ.
+ Người Chăm có thể tục huyền khi vợ hoặc chồng chết, tuy nhiên người đàn bà phải ở vậy trong 10 tháng để xác định dòng máu của đứa con sau này (có nơi người ta chỉ bắt buộc người phụ nữ ở vậy trong 3 tháng để xác định có thai hay không). Mặc dù có sự ngự trị của chế độ phụ hệ nhưng gia đình mẹ vợ (nếu như có điều kiện kinh tế) giúp đỡ người con gái xây dựng nhà cửa bên cạnh nhà mình, nhất là với người con gái út (huyết thống theo dòng mẹ và theo đằng con gái út).
Những năm gần đây, người Chăm Bà ni ở Bình Thuận đã có những cuộc hôn nhân không cùng tôn giáo, được cộng đồng và các chức sắc chấp nhận. Tuy nhiên, trong những cuộc hôn nhân như thế, người ngoại đạo không phải cải thành đạo Hồi nhưng phải đáp ứng 3 điều kiện:
- Phải biết tiếng và chữ Chăm cổ truyền.
- Phải chịu lễ Katat (nếu là đàn ông) hoặc lễ Karơh (nếu là phụ nữ)
- Phải tuân thủ đầy đủ các nghi lễ Hồi giáo Bà ni; khi chết không được chôn chung vào nghĩa địa của dòng họ mà phải chôn riêng.
Người Hồi xịn có hai cái nghi lễ khá dã man đó là nghi lễ cắt bao quy đầu ở trẻ và nghi lễ rạch màng trinh ở các cô gái. Nhưng vào Việt Nam nghi lễ đó cũng phải biến tướng đi mới phù hợp. Đó là hai nghi lễ Khotan và Karoh
1. Lễ Khotan
Người Chăm theo Hồi giáo quy định con trai, con gái đến 15 tuổi là coi như bước vào tuổi trưởng thành. Họ phải thực hiện nghi lễ thành đinh. Khi thực hiện nghi lễ Khotan cho nam giới.
Họ phải dựng một chiếc lều đơn giản ở khu vực khuất nẻo trong làng, trải chiếu trên đó bày một bộ đồ pha trà, một ít trà khô và thuốc lá, một tô to đầy nước và trứng vịt để thày Achar làm lễ. Đến giờ hành lễ, các chàng trai phải tập trung trước cửa lều, thầy Achar gọi lần lượt từng người vào làm lễ. Ông cầu kinh, một tay cầm bao quy đầu của chàng trai, một tay cầm thanh tre cật đã được chuốt mỏng hoặc một con dao đưa qua đưa lại ở đầu dương vật của người chịu lễ. Sau đó, thày Achar lấy một quả trứng vịt xoa vào chỗ vừa giả vờ cắt. Đây chỉ là nghi lễ tượng trưng, mô phỏng động tác thực sự cắt bao quy đầu của người chịu lễ Khotan truyền thống Hồi giáo.
2. Lễ Karoh
Nữ giới cũng phải tham gia nghi lễ thành niên gọi là Karoh. Nghi thức này đối với nữ giới cũng mang tính tượng trưng so với các quốc gia Hồi giáo chính thống. Lễ này cũng được làm tập thể cho các cô gái trong vùng. Họ phải làm hai cái rạp: Cái lớn thờ thánh Allah, cái nhỏ để các cô gái chịu lễ thay quần áo và ở đó trong suốt thời kỳ làm lễ. Các thiếu nữ không được ra ngoài với bất kỳ lý do gì. Người làm lễ này gồm có thầy chính gọi là Po Gru, hai thầy phụ gọi là Imun. Sau một đêm trôi qua, các cô gái mặc quần áo chỉnh tề mới bước ra rạp nhỏ. Họ sang rạp lớn chờ các thầy ban phép. Chỗ các thầy làm lễ ban phép có một cái bát lớn đựng nước phép và một cành lá thơm, một cái kéo. Đến giờ làm lễ, các thầy đọc kinh, rồi ra hiệu cho từng người một vào quỳ đối diện với thầy chính (Po-Gru). Thầy để vào lưỡi người thiếu nữ vài hạt muối, rồi lấy kéo cắt một ít tóc trên đỉnh đầu và cho uống một ngụm nước phép. Sau đó người nhà dâng lễ ăn sáng cho các thầy. Khi vào dâng lễ, người nhà và họ hàng phải mặc toàn đồ trắng tượng trưng cho sự trinh bạch đến chào người thiếu nữ vừa chịu lễ xong.
Ngoài ra còn rất nhiều tục lệ mà Hồi giáo xịn không có nhưng em lười gõ quá thôi để khi khác kể hầu các cụ sau vậy
Xin lỗi cụ Tùng vì em phải report bài của cụ để hỏi Min Mod vì sao bài nhiều thông tinh bổ ích thế này lại không cho em vodka. Em đã trót vodka cái post trước của cụ rồi nên phải đợi thêm 1 ngày mới được.Thôi đứng giữa Thánh đường đạo Hồi em lại luyên thuyên tý chút
Đạo Hồi ở Việt Nam
Đạo Hồi vào Việt Nam cũng chẳng sớm lắm và đa phần chỉ có người Chăm đi theo. Người Việt nổi tiếng nhất đi theo đạo Hồi mà chúng ta biết đó chính là Nguyễn Lữ trong anh em nhà Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ.
Có hai tộc người Chăm theo đạo Hồi, người Chăm Bà Ni ở miền Trung và người Chăm Islam ở vùng Châu Đốc - An giang này.
Người Chăm theo Hồi giáo ở Ninh Thuận và Bình Thuận là những người “Hồi sớm”, tức là đến sớm mà không sâu, căn bản vẫn là Chăm, lưu giữ và pha trộn nhiều tập tục Hindu trong tín ngưỡng và cấm kị Hồi giáo. Họ không theo đầy đủ, không đúng quy tắc và không liên hệ gì với thế giới Hồi giáo cũng như với những đồng đạo của mình ở miền Nam. Họ không biết giáo lý Hồi giáo, không biết chữ Arab, không thông hiểu kinh Coran (chỉ một vài người đứng đầu có thể đọc được kinh Coran bằng tiếng Arab nhưng không phải tiếng Arab hiện đại). Cộng đồng người Chăm ở miền Trung hình thành hai thực thể khác nhau, sống bên cạnh nhau. Người Chăm theo tôn giáo truyền thống (Hindu giáo) tự gọi mình là Chăm Bà la môn hay chăm Jat, còn người Chăm theo Hồi giáo tự gọi mình là Chăm Bà ni và gọi người Chăm Jat là Chăm Kaphir “vô đạo”… Mỗi nhóm theo những phong tục, tập quán, quy tắc khác nhau… Tuy nhiên, họ không có thái độ kỳ thị nhau, cùng tổ chức và tham dự lễ hội cổ truyền: lễ Kate, Chabun và các nghi lễ truyền thống khác. Có cái rất hay là ở Việt Nam mình rất dễ dung hoà tôn giáo, ít kỳ thị nhau, ít cực đoan mà luôn tôn trọng nhau và cùng sống tốt đời đẹp đạo
Còn lại người Chăm ở Nam Bộ là những tín đồ Hồi giáo nhiệt thành. Mỗi làng hay mỗi cụm làng là một giáo khu to hay nhỏ đều có một thánh đường. Mỗi khu có một trưởng giáo khu, và có những vị tu hành giảng đạo theo cấp bậc được đi du học từ Malaysia, Arab Saudi về. Nên họ hiểu kinh Coran và hướng dẫn những tín đồ hành lễ và kiêng kỵ cho đúng. Người Chăm Hồi giáo Nam Bộ còn giữ được nhiều nghi lễ và quy tắc của đạo Hồi chính thống hơn so với đồng đạo của họ ở miền Trung, đặc biệt là những kiêng kị và tâm nguyện hành hương đến thánh địa Mecca. Hiện nay họ có khuynh hướng giao lưu với các tín đồ Hồi giáo chính thống ở các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia… và có quan hệ khá gắn bó với cộng đồng Islam trên thế giới.
Nói về giáo lý hồi giáo, kinh điển nhất là kinh Coran (qur'an) cái này bắt buộc mọi tín đồ phải học, phải lấy là kim chỉ nam. Và theo những người Hồi giáo nó là cuốn kinh chuẩn nhất, đầy đủ nhất và vĩ đại nhất....thế nên mọi điều trái ngược với kinh Coran bị coi là dị giáo, mà dị giáo đối với ngừoi đạo Hồi thì nó kinh khủng lắm. Thế nhưng đối với những người Chăm Bà Ni thì họ lại không thực hiện hết mà chỉ một phần. Ngoài ra họ vẫn thờ tổ tiên, đa thần...thế nhưng những người Chăm Islam ở miền Tây nam bộ này cũng không kinh miệt kỳ thị gì họ, trong khi ở ngay đất thang mộc của Hồi giáo hai phái Shiite và Sunni đánh nhau gần chết. Thế mới tài
Về nguyên tắc cơ bản ngừoi Hồi giáo phải có 5 tín lý đó là:
1. Lễ nguyện Salat: Mỗi tín đồ cầu nguyện 5 lần một ngày
2. Tháng chay Ramanda: Chỉ được ăn sau khi mặt trời lăn
3. Zakah: Phải bố thí để giúp đỡ người khó khăn hơn mình
4. Haji: Hành hương về thánh địa Mecca
5. Jihad: Thánh chiến để bảo vệ Hồi giáo
Năm Tín lý này người Chăm Islam ở đây theo khá đầy đủ, trừ cái thứ 5 em chưa thấy họ hành động Còn đối với người Chăm Bà Ni thì theo kiểu nửa mùa có nghĩa là họ vẫn tin vào Allah như một đấng tối cao nhưng không phải là duy nhất. Họ vẫn tôn thờ các vị thần trong tín ngưỡng truyền thống như Thần Mưa, Thần Núi, Thần biển... Họ vẫn thực hiện các nghi lễ nông nghiệp theo tín ngưỡng dân gian như lễ cầu xin thần Mẹ Xứ Sở (Rija Nưgar), lễ cầu mưa (Yor Yang), lễ cầu thần Sóng Biển (Plao Pasah), lễ chặn dầu nguồn (Kap Hlâu Krong)... Người Chăm Bàni cầu nguyện 3 lần/ ngày; không nhịn ăn ban ngày vào tháng Ramưwan mà chỉ có giáo sĩ nhịn ăn ba ngày đầu tháng mà thôi. Họ cũng không hành hương tới thánh địa Mecca
Người Hồi giáo thì coi thường đàn bà lắm, coi họ chỉ là vật sở hữu của đàn ông....nhưng vào Việt Nam mình đáng mừng là phải thay đổi cho phù hợp với đạo lý người Việt ta
Người Chăm ở Việt Nam theo mẫu hệ, con cái tính theo dòng mẹ, người phụ nữ trong nhà nắm giữ nhiều của cải, quyết định mọi hình thức cưới hỏi. Đạo Hồi đã đem phụ hệ, phụ quyền vào đời sống Chăm nhưng đã dung hoà với phong tục truyền thống Chăm:
+ Trong hôn nhân có sự bình quyền tương đối giữa nhà trai và nhà gái, cho tự do tìm hiểu giữa nam nữ trước hôn nhân.
+ Cho phép kết hôn con chú, con gì.
+ Cho phép con mang cả họ mẹ và họ cha.
+ Chú rể – chồng bắt buộc phải ở lại nhà vợ 2 - 3 tháng (ở nông thôn) hay 3 - 4 ngày ở thành thị sau ngày cưới. Người Chăm theo mẫu hệ, họ chỉ có tục đưa rể chứ không đón dâu. Chú rể được đưa sang nhà cô dâu và mọi thủ tục, nghi lễ được thực hiện bên nhà gái.
+ Con trai có thể đi hỏi vợ nhưng phải mang theo 2, 3 bà chị hoặc bạn của mẹ.
+ Khi ly hôn, theo luật pháp người đàn ông được chia tài sản nhưng phần lớn họ ra đi tay không.
+ Người đàn ông có quyền lấy 4 vợ nhưng rất hiếm trường hợp người đàn ông Chăm lấy hơn một vợ.
+ Người Chăm có thể tục huyền khi vợ hoặc chồng chết, tuy nhiên người đàn bà phải ở vậy trong 10 tháng để xác định dòng máu của đứa con sau này (có nơi người ta chỉ bắt buộc người phụ nữ ở vậy trong 3 tháng để xác định có thai hay không). Mặc dù có sự ngự trị của chế độ phụ hệ nhưng gia đình mẹ vợ (nếu như có điều kiện kinh tế) giúp đỡ người con gái xây dựng nhà cửa bên cạnh nhà mình, nhất là với người con gái út (huyết thống theo dòng mẹ và theo đằng con gái út).
Những năm gần đây, người Chăm Bà ni ở Bình Thuận đã có những cuộc hôn nhân không cùng tôn giáo, được cộng đồng và các chức sắc chấp nhận. Tuy nhiên, trong những cuộc hôn nhân như thế, người ngoại đạo không phải cải thành đạo Hồi nhưng phải đáp ứng 3 điều kiện:
- Phải biết tiếng và chữ Chăm cổ truyền.
- Phải chịu lễ Katat (nếu là đàn ông) hoặc lễ Karơh (nếu là phụ nữ)
- Phải tuân thủ đầy đủ các nghi lễ Hồi giáo Bà ni; khi chết không được chôn chung vào nghĩa địa của dòng họ mà phải chôn riêng.
Người Hồi xịn có hai cái nghi lễ khá dã man đó là nghi lễ cắt bao quy đầu ở trẻ và nghi lễ rạch màng trinh ở các cô gái. Nhưng vào Việt Nam nghi lễ đó cũng phải biến tướng đi mới phù hợp. Đó là hai nghi lễ Khotan và Karoh
1. Lễ Khotan
Người Chăm theo Hồi giáo quy định con trai, con gái đến 15 tuổi là coi như bước vào tuổi trưởng thành. Họ phải thực hiện nghi lễ thành đinh. Khi thực hiện nghi lễ Khotan cho nam giới.
Họ phải dựng một chiếc lều đơn giản ở khu vực khuất nẻo trong làng, trải chiếu trên đó bày một bộ đồ pha trà, một ít trà khô và thuốc lá, một tô to đầy nước và trứng vịt để thày Achar làm lễ. Đến giờ hành lễ, các chàng trai phải tập trung trước cửa lều, thầy Achar gọi lần lượt từng người vào làm lễ. Ông cầu kinh, một tay cầm bao quy đầu của chàng trai, một tay cầm thanh tre cật đã được chuốt mỏng hoặc một con dao đưa qua đưa lại ở đầu dương vật của người chịu lễ. Sau đó, thày Achar lấy một quả trứng vịt xoa vào chỗ vừa giả vờ cắt. Đây chỉ là nghi lễ tượng trưng, mô phỏng động tác thực sự cắt bao quy đầu của người chịu lễ Khotan truyền thống Hồi giáo.
2. Lễ Karoh
Nữ giới cũng phải tham gia nghi lễ thành niên gọi là Karoh. Nghi thức này đối với nữ giới cũng mang tính tượng trưng so với các quốc gia Hồi giáo chính thống. Lễ này cũng được làm tập thể cho các cô gái trong vùng. Họ phải làm hai cái rạp: Cái lớn thờ thánh Allah, cái nhỏ để các cô gái chịu lễ thay quần áo và ở đó trong suốt thời kỳ làm lễ. Các thiếu nữ không được ra ngoài với bất kỳ lý do gì. Người làm lễ này gồm có thầy chính gọi là Po Gru, hai thầy phụ gọi là Imun. Sau một đêm trôi qua, các cô gái mặc quần áo chỉnh tề mới bước ra rạp nhỏ. Họ sang rạp lớn chờ các thầy ban phép. Chỗ các thầy làm lễ ban phép có một cái bát lớn đựng nước phép và một cành lá thơm, một cái kéo. Đến giờ làm lễ, các thầy đọc kinh, rồi ra hiệu cho từng người một vào quỳ đối diện với thầy chính (Po-Gru). Thầy để vào lưỡi người thiếu nữ vài hạt muối, rồi lấy kéo cắt một ít tóc trên đỉnh đầu và cho uống một ngụm nước phép. Sau đó người nhà dâng lễ ăn sáng cho các thầy. Khi vào dâng lễ, người nhà và họ hàng phải mặc toàn đồ trắng tượng trưng cho sự trinh bạch đến chào người thiếu nữ vừa chịu lễ xong.
Ngoài ra còn rất nhiều tục lệ mà Hồi giáo xịn không có nhưng em lười gõ quá thôi để khi khác kể hầu các cụ sau vậy
vâng tks cụ nhiều!Được cụ à, nhưng phải căn hơi khéo một chút
Thôi đứng giữa Thánh đường đạo Hồi em lại luyên thuyên tý chút
Cụ mở bài đúng theo phong cách bút tre nhỉNgó thấy cái nghĩa địa của người Chăm ngay trong nhà thờ này em lại chém với các cụ về đám ma của người Chăm vậy
Năm trc nhà e vào miền tây chơi, lúc ăn lẩu mắm có các loại rau và có Lục bình này. Nhìn kỹ hóa ra là bèo tây ở ngoài Bắc nhà mình, heheThăm quan xong Thánh đường Hồi giáo của người Chăm, em quay lại bến tàu lên xuồng quay về. Lúc này mới để ý là ở đây lục bình nở khá nhiều và là món ăn không thể thiếu của người miền tây. Bây giờ ngoài Hanoi mình ăn rau lục bình này cũng khá nhiều