[CCCĐ] Khoái mã gia biên vĩnh định an hà

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,062 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Lịch sử luôn có những điều thú vị và không bao giờ có chữ "nếu". Nếu như không có khởi nghĩa Tây sơn, nếu như Nguyễn Ánh không thua Tây sơn mà chạy dài, nếu như không có chuyện Tôn Sĩ Nghị đem quân sang chiếm Thăng long thì cũng không có thành Gia định và vùng đất Saigon như ngày nay.
Cuối năm 1788 lợi dụng lúc Nguyễn Huệ đang mải đối phó với quân Thanh, Nguyễn Phúc Ánh chiếm được vùng Gia định và lấy đây làm căn cứ chống lại quân Tây Sơn. Ông bình định vỗ về dân nơi đây và không như sử sách chính thống của ta chép, ông rất được lòng dân. Không chỉ nơi đây mà còn cả những khu vực miền nam trung bộ. Dân ngày đó thường có những câu ca dao như sau:

"Lạy trời cho chóng gió nồm, Cho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm trẩy ra"

Khi nhà Tây Sơn suy yếu cứ đến tháng 4, tháng 5 khi gió nồm (gió nam thổi) thì chúa Nguyễn Phúc Ánh đốc thúc quân ra đánh. Đến khi gió đông bắc cỡ tháng 11 rút quân về. Chính thế nên những sĩ phu "phản. động" mong chờ ngài đánh ra ngoài là thế.
Đến khi Quang Trung mất, Nguyễn Phúc Ánh đánh ra thắng lớn chiếm lại được toàn bộ non sông, dời đô từ thành Gia định về Phú Xuânn đổi tên là Huế. Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long. Vua Gia long là vị vua đầu tiên của nước ta ngồi trên dải đất hình chữ S rộng nhất trong lịch sử với bbowf biển dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, từ mục Nam Quan tới mũi Cà mau. Thậm chí còn rộng hơn cả bây giờ nữa ;)
Còn số phận ngôi thannfh Gia định không được may mắn như người khởi tạo nó. Sau khi Tả quân Lê văn Duyệt mất, con nuôi ông là Lê Văn Khôi chống lại triều đình. Vua Minh Mạng cho san phẳng thành bát quái Gia định sau đó lập nên thành mới mà bây giờ chỉ còn mỗi cái cổng thành mà em chụp được gần mộ ông Lê Văn Duyệt


Sơ đồ thành Bát quái Gia định


20200127_110032.jpg




Cổng thành Gia định "mới" còn sót lại



20200127_135655.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,062 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Trong bảo tànng này họ cũng trưng bày thành Saigon - Gia định qua từng thời kỳ


20200127_110104.jpg




20200127_110156.jpg
20200127_110219.jpg
20200127_110224.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,062 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Phòng trưng bày này chắc nền gạch bông còn nguyên bản từ thời xây dựng nó. Và có thể là Made in France đó


20200127_110231.jpg


Bên ngoài là khuôn viên cây cối xanh tốt. Vì là dân ngoại đạo nên em không hiểu tại sao người Pháp xây các toà nhà bao giờ cũng có vườn, khuôn viên xung quanh. Còn bây giờ mình xây các toà nhà hầu nhưu chẳng có tý khuôn viên nào mà một là bám hết ra mặt đường còn không thì làm cái sân to bổ chảng. Cung VHHN Việt - Xô là một ví dụ


20200127_110248.jpg



20200127_110251.jpg



20200127_110256.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,062 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Những cái sảnh giữa toà nhà thế này chắc đây là phòng khánh tiết hoặc phòng khách của ngài Thống đốc Nam kỳ, nơi diễn ra các bữa tiệc, nhẩy đầm..và các vị chính khách salon thường đến đây bàn tán hay các doanh nghiệp lobbby cho một chính sách mới


20200127_110525.jpg
20200127_110531.jpg
20200127_110538.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,062 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Cánh hữu của toà nhà là phòng trưng bày các ngành tiểu thủ công nghiệp của vùng đất này từ xưa đến nay. Phải nói người miền nam họ có đầu óc canh tân, dám làm và ít suy tính bàn lùi như người bắc. Đứng trước một việc ngừoi Nam cứ làm trước rồi gặp khó khăn xử lý sau. Còn ngừoi bắc thì suy tính nhiều quá nhiều khi dẫn đến sợ không dám làm. Ngoài ra khi miền bắc được sống dứoi chế độ XHCN và phải triệt tiêu hết tư sản, tiểu tư sản, địa chủ....mà tất cả mọi thứ phải tập trung vào các Hợp tác xã.....dẫn đến các ông vua như vua dép lốp...phải khốn khổ thì miền nam dọ phải sống dưới chế độ tàn ác xấu xa nên các ngành tiểu thủ cônng nghiệp mặc sức nở rộ. Những thương hiệu tư nhân ra đời và phát triển mạnh

Xà bông của Trương Văn Bền


20200127_110659.jpg



Ca đong rượu của nhà máy rượu Bình tây


20200127_110732.jpg




20200127_110552.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,062 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Bọn trẻ con thành phố cũng khổ, nếu không vào bảo tàng thì cũng chẳng biết khung cửi nó như thế nào. Con bé nhà em còn thuộc cả bài Mưa xuân của Nguyễn Bính. Suốt ngày đọc "Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh./ Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em" thế nhưng khi nhìn thấy cái này hỏi nó là cái gì nó lắc đầu không biết :))


20200127_110610.jpg



20200127_110558.jpg




20200127_110643.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,062 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đồ dùng thời xưa, chắc hẳn những gia đình có đồ này phải giầu lắm.


20200127_110928.jpg



20200127_110932.jpg



20200127_110951.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,062 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Sang phòng phong tục cưới hỏi của các sắc dân nam bộ, em thấy có lẽ đây là phòng hay nhất trong bảo tàng này. Vùng nam bộ có 4 sắc dân chính: người Kinh, người Hoa, người Chăm, người Khmer nên phong tục cưới hỏi nó cũng khác nhau nhiều.



20200127_111042.jpg



20200127_111052.jpg






20200127_111028.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,062 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đầu tiên là các loại giấy đăng ký kết hôn qua các thời kỳ


20200127_111118.jpg



Tờ này thời 1956

20200127_111123.jpg




Tờ này năm 1979



20200127_111126.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,062 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Bây giờ nói đến phong tục cưới hỏi của từng sắc người. Không giống như ngày nay, ngày xưa người Kinh ta cưới hỏi cầu kỳ phết gồm 6 lễ tận. Nhưng chắc do ngày nay mà làm cầu kỳ như thế thì cô dâu đẻ mất nên thu gọn vào còn 3 lễ là: Lế dạm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới thôi. Còn nguyên bản ngày xưa phải gồm 6 lễ sau:

1. Lễ nạp thái: Sau khi hai nhà trai và gái đã đính ước, lúc này mới nhờ bà mai đem chai rượu đến nhà gái để tỏ ý đã kén chọn nơi ấy. Ý nói đất đã có sổ đỏ, đừng thằng nào ve vãn nữa
2. Lễ vấn danh: Nhà trai nhờ người mai đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của cô gái. Chắc để xem bói xem tuổi hai cháu có hợp nhau không, ngày lành tháng tốt để tổ chức hôn lễ. Ngày xưa các cụ kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nên mới không biết tên tuổi của cô dâu mà toàn gọi "Con gái nhà ôngh Ba X..." chứ như bây giờ không những ngày sinh tháng đẻ của cô dâu mà ngày nào cô dâu đẻ...chú rể nó cũng biết rồi nên bỏ lễ này là đúng.
3. Lễ Nạp cát: Báo cho nhà gái biết đã bói được quẻ tốt, tuổi hai cháu hợp nhau, việc hôn nhân này chắc chắn tốt đẹp. Còn nếu bói quẻ xấu, tuổi không hợp thì chắc dừng ở đây
4. Lễ nạp tế (hay nạp trưng): Nộp sính lễ cho nhà gái, kiểu như lễ ăn hỏi bây giờ
5. Lễ thỉnh kỳ: Xin định ngày cưới để rước dâu
6. Lễ thân nghinh: Nhà trai đến rước dâu về



20200127_111206.jpg




20200127_111202.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,062 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Ngày nay chúng ta cứ cho là lễ cưới mới quan trọng, chứ ngày xưa các cụ cho lễ hỏi quan trọng hơn nhiều. Nhưng lễ hỏi trong vùng nam bộ này nó cũng rất khác bắc bộ, đặc biệt trong nam sính lễ thường là con số chẵn chứ không phải số lẻ như ngoài bắc mình.
Sính lễ thường gồm có các quả sau:

1. Khay trầu rượu, tiền cưới
2. Cặp đèn hoàng lạp kết hoa
3. Mâm trầu cau gồm: 36 trái cau và 64 lá trầu tượng trưng cho 64 quẻ trong Kinh dịch
4. Cặp chén rượu
5. Mâm bánh
6. Mâm trái cây

Nếu nhà giầu thì nhà trai có thể mang nữ trang đến cho cô gái, thường là: bông tai, đôi xuyến, kiểng, dây chuyền. Nữ trang thường bằng vàng. Nhưng dù nghèo đến đâu thì sính lễ không thể thiếu là đôi bông tai. Đối với người kinh ở Nam bộ, đôi bông tai được coi là vật đính ước vậy nên có câu hát

"Một mai thiếp có xa chàng
Đôi bông thiếp trả đôi vàng thiếp xin"

Có nghĩa là nếu cô gái nhận lễ của nguời ta rồi mà trót bị tiếng sét ái tình của thằng khác, thì vật cần trả chỉ là đôi bông tai. Còn vàng bạc thì cứ giữ lấy và yên tâm "anh không đòi quà"

Quần áo cưới của người Việt nam bộ


20200127_111106.jpg



Thiệp mời



20200127_111216.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,062 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Lễ cưới của ngừoi Hoa cũng qua 6 bước y chang nnhuw người Việt vậy, có khác chỉ khác ở lễ hỏi. Trong khi một số người Việt dùng heo sống đóng cũi làm lễ hỏi thì người Hoa dùng heo quay làm lễ hỏi, ngoài ra cònn các loại vịt, gà quay và nhiều loại củ zsen, trái cây...nên lễ hỏi của người Hoa nhìn bao giờ cũng hoành tráng hơn ngừoi Việt


Quần áo cưới của người Hoa


20200127_111259.jpg
 

Mr qhunter

Xe tải
Biển số
OF-65550
Ngày cấp bằng
5/6/10
Số km
255
Động cơ
438,070 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hic, e vào SG bao nhiêu lần rồi mà chưa thăm đc cái Viện Bảo tàng. Chắc đợt tới phải cho bọn trẻ con vào thăm mới đc
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,062 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đám cưới của người Chăm (Chàm) Islam lại khác với người Hoa và người Việt vì khác từ tôn giáo đến phong tục. Gồm 4 bước sau:

1. Lễ Nao Kha Da (Lễ dạm hỏi): Nhà trai nhờ ngừoi làm mai sang nhà gái thoả thuận về tiền dẫn cưới và thời gian tiến hành các lễ tiếp theo.
2. Lễ Clok Pa Nôi (Lễ hỏi): Nhà trai mang sính lễ gồm: Trầu cau, vải vóc, nữ trang và cái lạ là công khai số tiền dẫn cưới
3. Lễ Chon Khal Ao (Lễ tănngj quà): Trước lễ cưới, nhà trai đem biếu cô gái các món quà cho ngày cưới và những vật dụng gia đình
4. Lễ Pa Khah (Lễ cưới): Diễn ra trước sự chứng kiến của hai họ. Người chủ hôn đại diện cho nhà gái gọi là ông Wali tuyên bố gả cô gái cho chàng trai cùng với số tiền cưới. Chú rể đáp lời ưng thuận. Xonng rồi toàn bộ hội hôn đọc kinh Cô Ran chúc mừng cho đôi trẻ.


Nghe chừng lễ cưới của người Chăm có vẻ cũng đơn giản, cụ nào ngoài này muốn lấy vợ Chăm chắc cũng không khó vì tôn giáo của họ chấp nhận đa thê. Hôm ở Châu đốc em đã vào ngôi làng người Chăm và rút ra kết luận là "Con gái Chăm cực đẹp"

Quần áo cưới của người Chăm theo đạo Hồi


20200127_111319.jpg
 

medela

Xe điện
Biển số
OF-19894
Ngày cấp bằng
14/8/08
Số km
4,992
Động cơ
551,574 Mã lực
Website
www.dhl-meditech.com
Như được vào thăm bảo tàng. Cám ơn cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top