Khi tiếp xúc với những con người miền tây thường có chung một nhận xét là họ khá dễ dãi, vồn vập, trung thực và thẳng thắn.....nó cũng có những lý do của nó. Một trong những lý do là khi tổ tiên của họ, những người bỏ quê quán hương hoả ở ngoài bắc mà theo Chúa Nguyễn hoặc sau này đi khai phá phương nam. Họ cũng bỏ luôn những hương ước nặng nề cổ hủ của làng quê miền bắc, vào đây đất rộng người thưa lập ấp cốt chỉ cần tình người với nhau chứ không bon chen rồi mưu hiểm như ngoài bắc. Dẫn đến con người ta dễ tính hơn, gần gũi hơn giúp đỡ nhau nhiều hơn và con người thiên về hành động hơn ngồi tính toán. Từ đó cách suy nghĩ của con người nơi đây cũng đơn giản hơn nhiều.
Xem hài kịch của hai miền thấy rõ sự khác biệt này nhất. miền bắc thì hài kịch phải sâu cay, cười ra nước mắt. Càng ngẫm nghĩ càng thấy sâu xa kiểu như truyện ngắn của cụ Nguyễn Công Hoan...nhưng hài miền nam thì cười cái xoẹt, đơn gỉan hơn rất nhiều. Chính vì thế người miền bắc xem hài miền nam chê nhạt. Còn ông bạn em người nam xem hài bắc nói
"Hài gì mà khó hiểu không à? Xem hài cốt để đầu óc nó nhẹ nhàng sao mà phải làm sâu xa quá dzậy?"
Trong cách cư xử cũng khác nhau nhiều, miền bắc thường thiên về nói chuyện rào trước đón sau và hay đoán ý. Miền nam có gì nói thẳng ra cho dễ hiểu. Dẫn đến tục ngữ dân ca của hai miền cũng khác.
Trong khi miền bắc thì
"Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?"... Miền nam thì nói thẳng cmnl:
" Gió đẩy đưa rau dừa quặn quỵu/ Anh mảng thương nàng lịu địu xuống lên" hay
"Nước ròng trong ngọn chảy ra./ Thấy em chồng chết anh bôn ba qua liền" .....