Vâng, trước em cũng nghĩ như cụ. Nhưng sau khi xem clip cái anh béo đeo kính mặc áo vàng ngồi trên khề khà răn dạy con bé quỳ dưới sàn nhà bên dưới là kiếp trước con gây sự cướp đất nhà chùa quyến rũ chư tăng nên con phải làm gái lầu xanh... thì giờ em hết tin rồi cụ ạ.
Mắt thịt/thường của cụ có nhìn thấy virus, vi khuẩn không? Cụ có nhìn thấy sóng điện thoại hay sóng radio không? Không nhìn thấy không lẽ không có?
Những gì mắt thịt mình nhìn thấy chỉ là một phần nhỏ so với những cái mình chưa nhìn thấy. Còn rất nhiều thế giới khác, tầng không gian khác mà tai mắt thịt của mình không thấy nhưng vẫn tồn tại. Đây là sự thực đó cụ có nhận ra hay không.
Chuyện kiếp trước hay 14 kiếp trước là quá bình thường. Nếu cụ có con mắt trí tuệ thì cụ sẽ thấy chúng sinh như mình trôi lăn trong sinh tử luân hồi vô lượng kiếp rồi ợ. Có kiếp làm người, có kiếp làm trâu bò chó mèo..., kiếp này làm nghề này, kiếp khác làm nghề khác,... cứ như thế tùy theo nghiệp lực và phước báu của mỗi người tạo ra mà tái sinh tương ứng.
Mà chuyện luân hồi chuyển kiếp này em gợi mở với cụ không chỉ ở VN hay các nước Á Đông mà bên Mỹ và phương Tây có rất nhiều ghi chép cũng như chứng thực về chuyện này. Có cả những khoa/nhân sự chuyên ghi chép, nghiên cứu về chuyện luân hồi này nhé, ví dụ ở ĐH Stanford của Mỹ.
Nếu dùng con mắt thịt thì sẽ thấy chuyện trên nhảm nhí, vô lý. Cũng chả khác mấy bảo tôi có nhìn thấy sóng điện thoại đâu mà bảo có. Nếu dùng con mắt trí tuệ thì lại thấy đây là chuyện hoàn toàn bình thường cụ ợ.
Chỗ này mợ ngộ nhận
1. Nhiều người thuộc làu kinh điển, đi rao giảng, thuyết pháp vẫn tham, sân, si như bình thường và thậm chí còn hơn người bình thường.
2. Nếu không đúng nơi, đúng cách, đúng đối tượng đúng thời điểm thì ở chùa nhảm nhí và độc hại hơn ở những nơi mợ liệt kê. Thế giới của trẻ đã đầy rẫy thứ nhảm nhí và độc hại rồi
mợ đừng tô thêm màu đen vào bức tranh ấy nữa.
Em đồng ý với cụ có những trường hợp thuộc kinh điển, đi thuyết pháp nhưng vẫn còn tham sân si. Căn bệnh tham sân si của chúng sinh phải dùng Phật pháp mới chữa được. Chữa được lâu hay mau thì tùy bệnh nặng hay nhẹ. Tuy người đó họ vẫn còn tham sân si nhưng họ đang trong quá trình giảm bớt nhờ công phu tu tập nếu như họ thực tu (còn những trường hợp không thực tu thì em không nói). Cái này giống như là cụ với em đang có bệnh lý sinh học cần dùng thuốc. Do đang trong quá trình chữa trị nên bệnh vẫn còn. Tuy vậy nếu không dùng thuốc chữa trị đó thì bệnh cũng không khỏi.
Em mới tranh luận với ông cùng cơ quan về việc này. Ông kia năm ngoái đăng ký cho con 1 tháng ở 3 vàng đây. Hỏi sau đó con học được gì không thì vẫn 1 lòng ca ngợi về sự từ bi và hướng thiện sau khi con theo học 1 khoá về. Năm nay đang tiếc nuối vì không đăng ký tiếp được. Haizzz khó hiểu thật sự.
Có gì khó hiểu đâu cụ. Do vị PH kia họ thấy được lợi ích thực sự từ những khóa tu mùa hè mang lại. Họ hiểu được những giá trị mang lại làm hành trang cho con cái họ hiện tại và mai sau.
Dù em tin vào nhân quả và luôn mong muốn con mình là đứa trẻ lương thiện, giàu lòng trắc ẩn nhưng ko bao giờ cho bé theo mấy khóa tu này.
Thứ nhất, nó là phong trào, chạy theo xu hướng, bị thương mại hóa. Kiểu như thấy nhà bác dk cho con đi thì em cũng cho con đi ko sợ bị thua thiệt, kém miếng khó chịu.
Thứ hai, tu tập nghe thì cao siêu nhưng chung quy lại vẫn là rèn giũa về nhân cách, đạo đức, thói quen ứng xử hàng ngày, thấy sai ở đâu thì sửa ở đó. Vậy, ai hiểu con hơn chính bố mẹ? Tu tại gia còn chẳng ăn ai nữa là nhao nhao hàng đàn hàng đống lộn xộn với nhau.
Thứ ba, nhân cách 1 đứa trẻ hình thành từ cách dạy dỗ, từ nền tảng gian đình, từ sự ảnh hưởng môi trường xung quanh. Làm gì có sự đổi thay vi diệu khiến con mình tốt hẳn trong 3-4 tuần? Có thể có đổi thay phần nào thôi. Còn phụ huynh mong con sau khóa tu trở thành 1 phiên bản lột xác hoàn toàn thì u mê quá!
Cuối cùng, khóa học nào cũng mang lại ít nhiều lợi ích cho gia đình. Nhưng bố mẹ mới là tấm gương lớn, gần nhất để các con nhìn vào tu sửa chứ chả có thế lực siêu nhiên nào phù phép để con chúng ta chuyển biến về tâm thức từ 1 đứa trẻ ngỗ nghịch thành đứa bé ngoan ngoãn cả.
Một năm có 365 ngày con trẻ ở với bố mẹ thì các cụ mợ và em vẫn dậy dỗ con cái đó thôi. Vấn đề là mình dạy những cái gì? Hầu như ai cũng thấy là dạy chăm ngoan học hành, sống lành mạnh, biết làm việc nhà, có chí hướng, biết lễ phép, có kỹ năng sống thiết yếu, biết đồng cảm và yêu thương những người khó khăn... Cái này cần chứ. Trẻ rất cần cha mẹ dạy như vậy ở nhà và không chỉ một ngày, hai ngày mà thường xuyên. Nhưng vấn đề là các bố mẹ nhiều khi vì công việc, vì sức khỏe, thời gian... không cho phép nên không dạy dỗ, quan tâm được thường xuyên và kể cả có quan tâm dạy dỗ đi nữa thì cũng chỉ ở mức thông thường, khó đi sâu được (trừ số ít gia đình có những người cha người mẹ thực sự dành nhiều thời gian và năng lượng cho con trẻ).
Nhưng kể cả vậy đi nữa thì các trẻ em nói riêng và người trưởng thành nói chung vẫn khiếm khuyết về giáo dục. Bởi vì những cái trên hầu hết là những cái bề nổi, giúp nhận thức và hành động ở mức độ thông thường. Nó cũng rất có tác dụng nhưng nó không giúp giải quyết được tận gốc rễ.
Bởi thế xã hội mới đầy rẫy tệ nạn, lừa đảo, đánh nhau, cướp giật, ma túy, mại dâm, tham nhũng, ngoại tình, ly hôn, đổ vỡ... Những cái này nhờ học và thực hành lâu dài những lời Phật dạy thì mới chữa được.
Tham sân si là tam độc chi phối chúng sinh, dù có biết quy tắc gì học ở nhà trường hay bố mẹ đi nữa nhưng khi gặp hoàn cảnh bất như ý nào đó nổi lên thì sẽ phá vỡ hết. Thế nên mới có những chuyện có đầy đủ quy định pháp luật nhưng tội phạm vẫn đầy.