Tức các ông ấy đã bỏ cái nghề dậy để người ta đi dậy được toán sơ cấp?
Mà giáo sư sư phạm đi nghiên cứu cái gì vậy. Về toán nói chung có hẳn 1 viện toán. Liệu để nghiên cứu các lĩnh vực khác ngoài cách thức giảng, dậy môn toán sơ cấp thì các ông ấy có đấu lại với người trong cái Viện toán kia không (nhiều người trong số họ đang đi giảng dậy tại các trường ĐH ở nước ngoài). Còn nếu chuyên nghiên cứu về phương pháp giảng, dậy toán sơ cấp mà không thể giải được toán như học sinh của các học sinh của các ông ấy thì ngồi trong trường ăn lương nhà nước có xứng đáng không?
Thảo nào mà người ta vẫn đang đặt ra câu hỏi học toán để làm gì!!!
Cụ chưa hiểu đúng vai trò nhiệm vụ của đội ngũ TS/PGS/GS toán của trường đại học nói chung và đhsp nói riêng. Thông thường nhiệm vụ giảng dạy đào tạo, dạy nghề chiếm từ 50% đến 70% quỹ thời gian, còn lại từ 30% đến 50% dành cho nghiên cứu. Trường đại học định hướng nghiên cứu càng mạnh thì thời lượng thời gian dành cho nhiệm vụ nghiên cứu càng cao, có thể trên 50%.
Viện Toán học lèo tèo vài chục người, kinh phí hạn hẹp, làm sao đông đảo như nhóm TS/PGS/GS ở các trường đại học, đặc biệt nhóm được đào tạo rất tốt từ Mỹ, Pháp, Đức và Ý. Sức mạnh nó cả ở quy mô lớn, chất lượng thì same same, không phải Viện toán mạnh vượt trội như thời 198x.
Về đào tạo đội ngũ giáo viên dạy toán ở phổ thông, sau này chủ yếu sẽ dạy học ở các trường phổ thông, làm việc với học sinh chủ yếu trong toán sơ cấp, nhưng từ rất lâu rồi số tín chỉ nội dung toán sơ cấp và phương pháp giảng dạy chỉ chiếm cỡ 40% tổng số tín chỉ các nội dung chuyên ngành toán. 60% số tín chỉ là toán cao cấp hiện đại TK20. Người ta xác định giáo viên dạy toán ở phổ thông cũng được đào tạo gần bằng cử nhân toán hiện đại, cỡ 70% như cử nhân toán học.
ĐHSP nó không hạ cấp thành trường dạy nghề, nên nó vẫn đang cố gắng đào tạo giáo viên toán phổ thông ở level gần bằng cử nhân toán.