[Funland] Khi người trẻ muốn cắt đứt quan hệ họ hàng xa

Dungha

Xe container
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
5,243
Động cơ
18,871 Mã lực
Thực chất họ phê phán những con cháu ở xa không về giỗ các cụ thôi chứ chả ai người ta bảo dành thời gian cho họ cả. Con cháu không về giỗ ông bà thì là loại cũng mất dạy (cụ xa hơn thì dễ thông cảm). Thứ nữa là người Việt thì họ sống tình cảm nên họ hỏi thăm những cái riêng tư như con cái, cháu chắt, ... mình thôi. TÍnh khoe khoang không ít người có; thậm chí không có cũng khoe mà. Đó là do mặc cảm với quá khứ mình nghèo đói và giờ cuộc sống ngon lành hơn, khác rồi thì khoe thôi.
Như họ nhà em, giỗ ông bà thì trừ khi quá bận em đều về đủ. Nhưng còn giỗ cụ, giỗ kị. Dần em cũng bỏ không về. Các ông bà có nhắc em cũng kệ. Cuộc sống giờ quá bận rộn. Thời gian rảnh em ưu tiên dành cho hia đình nhỏ mình.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,990
Động cơ
181,703 Mã lực
Cũng dễ đối phó thôi cụ vì ở quê họ loanh quanh cũng chỉ hỏi chuyện vợ chồng (giục cưới), con cái (giục đẻ), hỏi lương thôi. Có điều khá là mất thời gian của mình nếu dịp nào về quê chơi với bố mẹ, anh em mình cũng lại gặp dăm bảy ông bà như vậy. Lúc vui vẻ thì đối đáp vài câu là xong, nhưng giả sử đang mệt mỏi, căng thẳng, không vui thì cũng ức chế phết :D
Họ nhà em con một nhiều đời tới ông em mới có nhiều con thành ra cũng đỡ phức tạp.
Cả họ cũng ko thấy ai hỏi lương nhau, có mỗi em họ về hay bị giục lấy vợ vì gần 40 rồi, mà kiểu mọi ng cũng trêu trêu vui vẻ tí thôi nên nó vẫn vui vẻ trêu lại ko có căng thẳng gì.
Tết về gặp nhau thì toàn chị em hẹn hò rủ nhau đi chụp ảnh, sống ảo.
 

Dr Thanh Bùi

Xe lăn
Biển số
OF-46445
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
10,488
Động cơ
83,692 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Các cụ cứ nghĩ thoáng ra thì nó sẽ thoáng thôi . Đừng bó buộc và áp đặt .
Ngay trong thớt này các cụ còn vật nhau thì họp họ có người này người kia là bình thường .
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,137
Động cơ
509,328 Mã lực
Mới thế đã muốn cắt đứt thì văn hoá xã giao quá kém
xã giao hay Ngoại giao là một năng lực quan trọng đấy. một kĩ năng mềm quan trọng.
đi ra ngoài làm ăn cũng mong thằng nào cũng phải vừa ý mình? cứ thế thì làm ăn với ai? xã giao với xã hội được sao không xã giao với mấy thằng cháu được?

He he mối quan hệ dòng tộc, họ hàng của dân Bắc dân Trung nhìn chung phức tạp, đòi hỏi ai cũng phải nhiệt tình vồn vã với giỗ tết là impossible. Em nhớ bé gội đầu dân miền Trung nó bức xúc kể chuyện nhà chồng nó, rằng chị xem mình ngoài này đi làm vất vả, thuê nhà cửa, gội chùn chân tay từng cái đầu kiếm sống, ở quê giỗ tết, bmc, đứa em chồng lười biếng cứ chờ em về sắm giỗ, tết, em về muộn họ cũng kệ... Việc to việc nhỏ cứ nhắn chồng em gửi tiền về (bmc, anh em chồng đều khỏe mạnh, đang tuổi lao động). Em hay buôn chuyện đội bán rau, hoa quả, gội đầu...khắp các vùng quê mưu sinh tại HN. Nhìn chung chị em mà quê nông thôn đều chán ngán giỗ tết tại quê. Họ vẫn làm nhưng bụng 1 bồ bức xúc.
Còn cái vụ những kễnh con trong họ đến 5, 6 đời vẫn khệnh em gặp đầy. Ma chay ở nông thôn đến khổ với họ hàng, em nói thật. Lề lối nhiều vùng em thấy kinh hoàng. Đợt ông bà em mất, sau cái đám thứ 2 em bảo mẹ em: thật sự ko phải đám của chính ông bà mình thì em ko thể ở nổi. Đời em chưa bao giờ ức chế với sự cổ hủ phong kiến ở quê như thế. Quan hệ họ hàng em chỉ đến con cậu con dì, con chú con bác ruột. Còn xa hơn thì chịu, ko ai biết ai, quá đông và loãng, cả nội ngoại cũng vậy. Không có nhu cầu biết hay thân.
giờ đỡ nhiều rồi. bắc bộ hay trung bộ thì cũng không còn chờ cả họ về làm giỗ đâu. chắc chắn 100% cả bắc lẫn trung bộ bây giờ làm giỗ đều nhỏ rồi, cũng chỉ con cháu thân cận, đang ở gần nhà thôi. không bao giờ gọi con cháu ở xa về đâu. bố mẹ nào chả thương con. ông bố bà mẹ nào cũng động viên con: chúng mà ở xa, đi làm đã vất vả, không cần về đâu!
tết cũng chả còn làm chục mâm đâu. cháu chắt bây giờ nó cũng đi chơi là chủ yếu chứ có ăn uống đâu. đi đâu em cũng thấy văn minh nhiều rồi. mà sao lên đây gặp nhiều cụ mợ căng thẳng thế!
 

dongnat123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
9,633
Động cơ
272,228 Mã lực
Bố mẹ anh em còn lừa nhau thì họ hàng đã là gì. Em chẳng quan tâm lắm đến họ hàng. Em quan tâm cách sống, tốt thì em chơi, không tốt em né, quá đáng quá em không thèm gặp luôn. Bạn thân của em chả phải họ hàng máu mủ gì, có biến anh em gặp nhau, thiếu tiền (khó lắm mới gọi nhau, dĩ nhiên là các việc chính đáng) alo chuyển khoản không phải giấy tờ
 
Chỉnh sửa cuối:

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
13,020
Động cơ
1,336,117 Mã lực
Một phần do mình cả thôi.
Em cũng ít về quê (trước đây mải cày giờ thì chăm về rồi), nhưng mọi người vẫn quý kể cả chả anh em họ hàng gì.
Về quê gặp ai cũng chào kể cả bề dưới (em đc cái trí nhớ tốt nên gặp một lần là nhớ con cái nhà ai, gọi mình là gì), có dịp cỗ bàn là vác chén đi chào từng mâm dù chả uống đc mấy, có cơ hội gì giúp đc cho làng, cho họ là em triển.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuấnbk

Xe buýt
Biển số
OF-307595
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
616
Động cơ
306,402 Mã lực
Nơi ở
Thành Phố Bắc Kạn
Em thấy dòng họ của Cụ thế là có sự đoàn kết lắm đấy, cố mà giữ lấy cái truyền thống đó, anh em người nọ, người kia lâu lâu gặp nhau thì "cái tốt phô ra" có phần hơi quá thì kệ họ, mình thì cứ gật gật và tỏ ý hâm mộ, tôn trọng...là xong, để ý mà làm gì, cứ tìm những người tâm đầu ý hợp mà nói chuyện, mà nâng chén thế có phải dễ chịu hơn không; dân tộc mình có câu" 1 giọt máu đào ..." nó có ý nghĩa lắm; làm gì thì làm không để các bậc bề trên của mình phải buồn bã, thất vọng là được. Em thì nghĩ rằng nếu mình có giỏi thì mình thắng thua với xã hội, còn với gia đình em lúc nào cũng chịu nhì (lúc nào thấy ổn mới đưa ra chính kiến) nên trong quan hệ cảm thấy dễ chịu và được đa số anh em nếu có vấn đề gì hay hỏi em là việc này nên làm như thế nào lắm./.
 
Chỉnh sửa cuối:

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
13,020
Động cơ
1,336,117 Mã lực
He he mối quan hệ dòng tộc, họ hàng của dân Bắc dân Trung nhìn chung phức tạp, đòi hỏi ai cũng phải nhiệt tình vồn vã với giỗ tết là impossible. Em nhớ bé gội đầu dân miền Trung nó bức xúc kể chuyện nhà chồng nó, rằng chị xem mình ngoài này đi làm vất vả, thuê nhà cửa, gội chùn chân tay từng cái đầu kiếm sống, ở quê giỗ tết, bmc, đứa em chồng lười biếng cứ chờ em về sắm giỗ, tết, em về muộn họ cũng kệ... Việc to việc nhỏ cứ nhắn chồng em gửi tiền về (bmc, anh em chồng đều khỏe mạnh, đang tuổi lao động). Em hay buôn chuyện đội bán rau, hoa quả, gội đầu...khắp các vùng quê mưu sinh tại HN. Nhìn chung chị em mà quê nông thôn đều chán ngán giỗ tết tại quê. Họ vẫn làm nhưng bụng 1 bồ bức xúc.
Còn cái vụ những kễnh con trong họ đến 5, 6 đời vẫn khệnh em gặp đầy. Ma chay ở nông thôn đến khổ với họ hàng, em nói thật. Lề lối nhiều vùng em thấy kinh hoàng. Đợt ông bà em mất, sau cái đám thứ 2 em bảo mẹ em: thật sự ko phải đám của chính ông bà mình thì em ko thể ở nổi. Đời em chưa bao giờ ức chế với sự cổ hủ phong kiến ở quê như thế. Quan hệ họ hàng em chỉ đến con cậu con dì, con chú con bác ruột. Còn xa hơn thì chịu, ko ai biết ai, quá đông và loãng, cả nội ngoại cũng vậy. Không có nhu cầu biết hay thân.
Như ở quê em đám ma hay đám cưới đều rất văn minh, chôn cất cũng vậy, có quy hoạch và khống chế kích thước mộ (trừ mộ tổ).
Đám ma thì chính quyền đứng ra tổ chức, chỉ làm cơm người nhà, cơm chứ không phải dạng cỗ.
Duy chỉ có khánh thành nhà mới, tưởng văn minh nhưng lại dở: hương ước quy định mừng thọ, khánh thành nhà mới không đc nhận phong bì, quà thì đc. Gia đình kinh tế khá thì không sao, chư nghèo, vay mượn mãi mới làm đc cái nhà, không làm cơm thì ngại mà làm thì tiền đâu ra. (Mừng thọ mà con cái thuộc diện hộ nghèo quỹ họ sẽ hỡ trợ kinh phí, mừng nhà mới thì k).
 

Dodge Ram

Xe điện
Biển số
OF-566248
Ngày cấp bằng
26/4/18
Số km
3,272
Động cơ
184,145 Mã lực
Em về quê ăn giỗ cũng gặp cảnh trớ trêu. Trưởng họ là nhãi ranh đi làm khu cn nên nói năng, phong cách đúng kiểu cn ở tập trung, rất bỗ bã và hay văng lung tung. Nhưng là trưởng họ nên cậu ta ý thức được “vị thế” của mình trong ngày trọng đại, thành ra nghe và nhìn rất kệch cỡm.
Em tính ôn hoà, không thích va chạm nên về vài lần rồi thôi, thuê xe cho mẹ về dự đám.
 

lingak

Xe máy
Biển số
OF-798144
Ngày cấp bằng
22/11/21
Số km
79
Động cơ
17,106 Mã lực
Tuổi
34
nó là xu thế rồi cụ ạ.
 

Niceday2022

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-814655
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
399
Động cơ
13,849 Mã lực
Mỗi khi ai có ý kiến gì bị cho là "kém cỏi" là được tặng ngay mác "mợ", như một cách dìm hàng phủ đầu. Hy vọng xh tiến bộ nhanh lên tí.

Cụ đấy cụ ạ, cụ ấy rất giàu nữa thì phải ;;)
Thời đại bây giờ gái còn có giá hơn zai. Gọi em là mợ hời cho em quá. :))
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,845
Động cơ
1,263,544 Mã lực
Tuổi
48
Giỗ ông bà, cụ và bố mẹ cụ tự tổ chức. Ko cần gặp những người anh em ruột của bố mẹ cụ thì em thấy ông bà cụ hơi vô phúc, các con ko ưa nhau nên ngày giỗ cũng chả buồn gặp nhau!
Lại một ông kễnh ở quê đây rồi :))

Nhà to ở là phúc, xe đẹp đi là phúc, vợ chồng con cái hòa thuận ngoan ngoãn là phúc, công việc thuận lợi là phúc... Phúc đấy người ta tự làm tự hưởng, chả nhờ vả xin xỏ gì ai.

Anh em họ hàng vui vẻ có thì tốt, không có thì thôi, phúc dek gì mà lên giọng khệnh khạng phán xét người khác.
 

Mỳ 2 tôm

Xe điện
Biển số
OF-803903
Ngày cấp bằng
11/2/22
Số km
4,024
Động cơ
-100,126 Mã lực
Em về quê ăn giỗ cũng gặp cảnh trớ trêu. Trưởng họ là nhãi ranh đi làm khu cn nên nói năng, phong cách đúng kiểu cn ở tập trung, rất bỗ bã và hay văng lung tung. Nhưng là trưởng họ nên cậu ta ý thức được “vị thế” của mình trong ngày trọng đại, thành ra nghe và nhìn rất kệch cỡm.
Em tính ôn hoà, không thích va chạm nên về vài lần rồi thôi, thuê xe cho mẹ về dự đám.
Trưởng họ em nhìn chỉ muốn đấm. Nhưng năm chỉ có 1 lần gặp nhau chừng 3 tiếng nên cứ nhe răng cho xong việc
 

Son23

Xe buýt
Biển số
OF-834880
Ngày cấp bằng
3/6/23
Số km
586
Động cơ
25,399 Mã lực
xã giao hay Ngoại giao là một năng lực quan trọng đấy. một kĩ năng mềm quan trọng.
đi ra ngoài làm ăn cũng mong thằng nào cũng phải vừa ý mình? cứ thế thì làm ăn với ai? xã giao với xã hội được sao không xã giao với mấy thằng cháu được?


giờ đỡ nhiều rồi. bắc bộ hay trung bộ thì cũng không còn chờ cả họ về làm giỗ đâu. chắc chắn 100% cả bắc lẫn trung bộ bây giờ làm giỗ đều nhỏ rồi, cũng chỉ con cháu thân cận, đang ở gần nhà thôi. không bao giờ gọi con cháu ở xa về đâu. bố mẹ nào chả thương con. ông bố bà mẹ nào cũng động viên con: chúng mà ở xa, đi làm đã vất vả, không cần về đâu!
tết cũng chả còn làm chục mâm đâu. cháu chắt bây giờ nó cũng đi chơi là chủ yếu chứ có ăn uống đâu. đi đâu em cũng thấy văn minh nhiều rồi. mà sao lên đây gặp nhiều cụ mợ căng thẳng thế!
Mợ ko gặp thì mợ thấy thế. Bố mẹ em đã thoát ly nên giỗ tết nhà em rất nhẹ. Nhưng có việc cần về quê các cụ, em thấy như em mô tả. Thêm người xung quanh em họ kể đó. Đúng là giờ nhẹ hơn rất nhiều nhưng vẫn nhiều vùng, nhiều dòng họ nặng nề lắm. Em giống cụ gì ở trên nói ấy, khó khăn cần tiền toàn nhắn lũ bạn 1 câu, chuyển vài chục, thậm chí vài trăm cho mình phút mốt. Chả bao giờ nghĩ phiền hà đến anh em họ chứ đừng nói xa hơn. Vậy nên họ hàng cần vui vẻ, tôn trọng nhau chứ ko phải can thiệp thô bạo. Mợ có tin cách HN 30km mà đám ma, em muốn tự lo liệu ko đc, họ hàng bắt phải theo đúng cách ở quê, nếu ko họ từ mặt mẹ em, dì em... Mà cách ở quê là gì, bọn em toàn đứa lẻo khoẻo, có đứa đã thoát vị đĩa đêmh phải tự bê quan tài, trên có thêm bộ gì rất nặng. Họ bắt cho thằng oắt cháu nội nó ko còn gắn bó gì ông bà, ở với mẹ từ bé tít nơi xa vì bme ly hôn phải đứng đầu mọi thủ tục, nó ko biết gì và ko muốn làm nhưng mấy lão già dòng họ ép. Gái, rể 1 tay chăm ôb họ cho ra rìa mà bố em, chú rể em đều đã 2 thứ tóc, rất lễ nghĩa với bố mẹ vợ. Trưởng họ khệnh khạng quyết hết vì cậu em mất sớm, họ coi thường và bắt nạt vì còn toàn con gái đó. Nhiều thứ hủ tục lắm. Chẳng còn thời gian mà nghĩ đến ông bà vừa mất vì họ hàng nói ra nói vào soi từng thủ tục. Lúc ấy em mới hiểu câu Ma chê cưới trách các cụ xưa hay nói. Mk em tuyên bố ko cần dòng họ, tự bọn em sẽ lo liệu đầy đủ vì các gđinh đều đã thoát ly, con cháu đàng hoàng, ăn học tử tế. Nhưng mẹ và các dì vẫn gốc quê nên bảo em cố theo cho xong. Nói chung em ghê sợ cái kiểu liên kết họ hàng như mấy vùng đó. Bố mẹ em thì rất văn minh, bảo em là thôi quê hủ tục nốt đời ông bà. Còn các cụ mua sẵn trong công viên nghĩa trang, cũng bảo quan trọng giỗ tết anh em gặp nhau thôi, ko cần gì cầu kì nữa.
 

Son23

Xe buýt
Biển số
OF-834880
Ngày cấp bằng
3/6/23
Số km
586
Động cơ
25,399 Mã lực
Như ở quê em đám ma hay đám cưới đều rất văn minh, chôn cất cũng vậy, có quy hoạch và khống chế kích thước mộ (trừ mộ tổ).
Đám ma thì chính quyền đứng ra tổ chức, chỉ làm cơm người nhà, cơm chứ không phải dạng cỗ.
Duy chỉ có khánh thành nhà mới, tưởng văn minh nhưng lại dở: hương ước quy định mừng thọ, khánh thành nhà mới không đc nhận phong bì, quà thì đc. Gia đình kinh tế khá thì không sao, chư nghèo, vay mượn mãi mới làm đc cái nhà, không làm cơm thì ngại mà làm thì tiền đâu ra. (Mừng thọ mà con cái thuộc diện hộ nghèo quỹ họ sẽ hỡ trợ kinh phí, mừng nhà mới thì k).
Đám ma bà em cách đây 2 năm, là trg hợp đầu tiên của xã dám hỏa thiêu vì lúc ấy dịch bệnh. Còn lại trước đó, ko ai dám vì dòng họ sẽ nhiều người thối mồm bảo chỉ bất hiếu mới thiêu cha thiêu mẹ. Dòng họ can thiệp đủ mọi thứ. Càng những lão cả đời úp mặt ao quê càng ếch ngồi đáy giếng và muốn tất cả phải theo lề lối cũ. Bọn nào thoát ly đời 2 như em đều văn minh, tôn trọng nhau và đều thấy chướng mắt đám hủ nho. Nghèo, ít học, khệnh khạng. Nhiều ng trưởng họ có thể dân quê thật nhưng điềm đạm, uy tín. Nhưng em ko thấy họ bố họ mẹ em có đc trưởng họ như vậy. Vụ chôn cất họ còn muốn địa táng, bốc mộ như cũ. Kinh hoàng.
 

fadco

Xe container
Biển số
OF-48457
Ngày cấp bằng
11/10/09
Số km
6,311
Động cơ
541,439 Mã lực
Không thưa cụ, đời thứ 13 bọn em vẫn là anh em đây này.
Cái này nó thuộc về mối quan hệ trong gia tộc, chứ không phụ thuộc vào đời thứ bao nhiêu.
Nhà em cũng vẫn họp họ cách nhau mười mấy đời cụ ạ nhưng xét về huyết thống theo khoa học phương tây thì quá 3 đời được lấy nhau rồi thì phải
 

Tuấn 3s

Xe tăng
Biển số
OF-548177
Ngày cấp bằng
30/12/17
Số km
1,518
Động cơ
-291,952 Mã lực
Em là em chọn cách ko tranh luận, vì muốn cũng ko tranh luận được. Vâng dạ, rồi lảng sang chỗ khác, có lẽ đối fương thấy mình ko hào hứng với câu chuyện thì sẽ thôi sớm.
 

Langthang_Mercedes

Xe container
Biển số
OF-426773
Ngày cấp bằng
2/6/16
Số km
8,180
Động cơ
338,434 Mã lực
Trên 60 tuổi coi như người cổ hủ, lạc hậu, có thể cho qua.

Mấy ông trong này tý tuổi đầu phát ngôn trịch thượng, gia trưởng, chưa biết người ta là ai mà chụp mũ như đúng rồi, chê bôi đủ kiểu thì không biết lúc trong giỗ chạp có bị hắt chén rượu vào mặt bao giờ chưa hay mạng ảo nói to còn thực tế thì ngoan hơn cún.

Giỗ chạp, ma chay, cưới xin là phong tục lâu đời để kéo con người lại gần nhau. Ngày xưa thông tin kém thì phải tập trung về một chỗ, nay thì nên làm thành từng nhóm nhỏ theo địa giới hành chính, hạn chế tụ tập đông người mất thời gian, phí tiền bạc nhưng lâu lâu cũng nên làm lớn một lần cho nó có ý nghĩa. Tuy nhiên vẫn phải dạy con cháu mình hướng về cội nguồn bằng cái tâm chứ tập trung để uống rượu, phân vai vế và khoe đủ thứ thì không cần thiết.
 
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
14,830
Động cơ
484,039 Mã lực
Mợ ko gặp thì mợ thấy thế. Bố mẹ em đã thoát ly nên giỗ tết nhà em rất nhẹ. Nhưng có việc cần về quê các cụ, em thấy như em mô tả. Thêm người xung quanh em họ kể đó. Đúng là giờ nhẹ hơn rất nhiều nhưng vẫn nhiều vùng, nhiều dòng họ nặng nề lắm. Em giống cụ gì ở trên nói ấy, khó khăn cần tiền toàn nhắn lũ bạn 1 câu, chuyển vài chục, thậm chí vài trăm cho mình phút mốt. Chả bao giờ nghĩ phiền hà đến anh em họ chứ đừng nói xa hơn. Vậy nên họ hàng cần vui vẻ, tôn trọng nhau chứ ko phải can thiệp thô bạo. Mợ có tin cách HN 30km mà đám ma, em muốn tự lo liệu ko đc, họ hàng bắt phải theo đúng cách ở quê, nếu ko họ từ mặt mẹ em, dì em... Mà cách ở quê là gì, bọn em toàn đứa lẻo khoẻo, có đứa đã thoát vị đĩa đêmh phải tự bê quan tài, trên có thêm bộ gì rất nặng. Họ bắt cho thằng oắt cháu nội nó ko còn gắn bó gì ông bà, ở với mẹ từ bé tít nơi xa vì bme ly hôn phải đứng đầu mọi thủ tục, nó ko biết gì và ko muốn làm nhưng mấy lão già dòng họ ép. Gái, rể 1 tay chăm ôb họ cho ra rìa mà bố em, chú rể em đều đã 2 thứ tóc, rất lễ nghĩa với bố mẹ vợ. Trưởng họ khệnh khạng quyết hết vì cậu em mất sớm, họ coi thường và bắt nạt vì còn toàn con gái đó. Nhiều thứ hủ tục lắm. Chẳng còn thời gian mà nghĩ đến ông bà vừa mất vì họ hàng nói ra nói vào soi từng thủ tục. Lúc ấy em mới hiểu câu Ma chê cưới trách các cụ xưa hay nói. Mk em tuyên bố ko cần dòng họ, tự bọn em sẽ lo liệu đầy đủ vì các gđinh đều đã thoát ly, con cháu đàng hoàng, ăn học tử tế. Nhưng mẹ và các dì vẫn gốc quê nên bảo em cố theo cho xong. Nói chung em ghê sợ cái kiểu liên kết họ hàng như mấy vùng đó. Bố mẹ em thì rất văn minh, bảo em là thôi quê hủ tục nốt đời ông bà. Còn các cụ mua sẵn trong công viên nghĩa trang, cũng bảo quan trọng giỗ tết anh em gặp nhau thôi, ko cần gì cầu kì nữa.
Cũng là 1 cách giai cấp thống trị muốn duy trì quyền lực thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top