Em nghĩ quan điểm của bác là gộp đèn và biển trong một phạm trù là khiêm cưỡng, vậy bác giải quyết sao với tình huống biển cấm dừng đậu nơi ngã tư, nếu tư duy chập đèn vào biển thì khi gặp đèn đỏ vẫn phải đi vì biển không cho dừng đỗ? Từ đó thấy điểm 1 của bác không thuyết phục nên điểm 2 cũng không thể áp dụng được.
Nhiều bác nói ở nươc ngoài cấm rẽ trái là cấm quay đầu??, cái này em tranh luận trong một thớt có từ trước khi VN ra luật mới, nó giải quyết một tình huống là đến giao cắt với đường một chiều, hiển nhiên phải cấm rẽ trái (để không đi vào đường 1 chiều) nhưng không thể cấm quay đầu khi điều kiện có thể.
Em đi chưa nhiều nhưng một vài nước em đến cấm rẽ trái vẫn quay đầu vô tư, chỉ khi nào cấm quay đầu mới không được quay thôi. Và tất nhiên phải tuân theo đèn mũi tên.
Vì thế trở về chủ đề của thớt, em không rõ sao lại có khái niệm đèn chính và đèn phụ, phân biệt thế nào?? Ở nhiều nơi làn đi thẳng còn nhỏ hơn làn rẽ, và đèn được gắn ở hai cột các biệt vậy làm sao phân biệt được chính phụ? Hai là cứ đèn mũi tên là phụ hết? Vì hai đèn này mỗi thằng một nhiệm vụ đâu có liên quan đến nhau vậy thì chính phụ để làm gì? Chí phủ nhận được phụ không? Bỏ khái niệm này đi thì sẽ thấy là đèn mũi tên đỏ thì mọi hướng đi sang đó tạm dừng, khi xanh được đi mới xét đến cấm rẽ hay cấm quay, như vậy là xong câu hỏi của chủ thớt.
1- Trong còm phía trên, nhà cháu không hề gộp đèn và biển vào một phạm trù. Nhà cháu chỉ nghĩ cần có cách hiểu thống nhất về cách hiểu giữa đèn và biển cho các trạng thái giao thông giống nhau.
Ví dụ, khi phương tiện đang lưu thông (giao thông động), thì nguyên tắc hiểu giữa đèn và biển cần giống nhau.
Khi phương tiện đang không lưu thông (giao thông tĩnh, xe đang dừng, đang đỗ), thì nguyên tắc có thể khác.
Dừng đèn đỏ là hành vi xảy ra khi phương tiện tham gia giao thông động. Tín hiệu đèn được áp dụng cho trường hợp này. Biển cấm rẽ trái, cấm quay đầu cũng được áp dụng cho các trường hợp giao thông động.
Dừng xe, đỗ xe để lên xuống hàng, là hành vi giao thông tĩnh. Biển báo cấm dừng cấm đỗ được áp dụng trong trường hợp này.
2- Việc xe đang tham gia giao thông động phải dừng đèn đỏ không hề vi phạm lệnh cấm dừng xe đỗ xe của biển báo cấm dừng cấm đỗ đó, vì trong trường hợp này mỗi một loại biển hay đèn được áp dụng cho hình thái giao thông khác nhau.
.
3- Hình minh hoạ cho ý 2- của còm #68 ở trên:
Nếu tại giao cắt có làn quay đầu riêng, như làn A và C trong hình này, thì khi đèn phụ hình mũi tên rẽ trái đang đỏ, ô tô trên làn A hoàn toàn có thể được phép quay đầu đi vào làn C, chờ trên làn C để nhập vào làn D cho an toàn.
Việc quay đầu vào làn C như này không hề cản trở luồng phương tiện đang lưu thông theo đèn xanh trên làn D.
Chiều dài của làn C dài hay ngắn tuỳ thuộc vào lưu lượng xe quay đầu trên làn C.
Khi đó, mũi tên phụ rẽ trái màu đỏ chỉ có hiệu lực cấm phương tiện từ làn A rẽ trái vào làn B, nhưng không cấm phương tiện từ làn A quay đầu vào làn C.
Hình: ngã tư Liễu Giai - Phan Kế Bính - Vạn Phúc, Hà nội (gần Lotte)
.