Copy fb Thanhvu
Khi cô giáo bị học sinh cấp 2 hành hung.
Vụ việc ở THCS Văn Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang được thấy lại qua 2 clip. 1 là khi cô giáo kết thúc giờ giảng, học sinh nhét rác vào cặp sách, khoá cửa quấy rối, chửi bới, ném dép, ném dị vật khiến cô choáng ngất ngã xuống. Trong clip thứ 2, lớp học với cơ sở vật chất khá tốt (có máy chiếu), vẫn bị khoá, cô giáo tự đứng dậy, bị khiêu khích, lũ trẻ dùng đt quay, chỉ chờ cô giáo phản ứng để vu khống cô đánh học sinh. Một cháu học sinh còn đang ở độ tuổi quàng khăn đỏ, tức dưới 14t, lăn ra đất ăn vạ cô giáo đánh nó. Cả chục đứa liên tục chửi bới ném đồ vào cô, ngay cả khi xuất hiện của một cô nhân viên khác trong trường.
Tôi rất muốn share clip mở đầu bằng câu của chúng : Đ C M nhà cô đấy, để mọi người thấy rằng bọn trẻ rất ít tuổi có thể ác quỉ đến mức độ nào, để sẽ bớt những câu chủ quan • Cháu nó ở nhà ngoan lắm ... Tuy nhiên, chúng quá ít tuổi, trong một thời đại tất cả những gì chúng ta làm hoặc lỡ làm, sẽ bị lưu trữ mãi mãi, phát tán những hình ảnh đó cũng không làm mọi việc tốt hơn.
Câu hỏi đặt ra là, đấy chỉ là hiện tượng cá biệt hay đã đang không quá dị biệt?
Tiếp đến, có phải đấy là một hệ quả trực tiếp của thời đại con người giao tiếp qua mxh, thông tin xấu thừa mứa, ngay cả 1 đứa trẻ lớp 6,7 cũng có thể truy cập không giới hạn???
Có một thực tế là, mxh và thông tin trên mạng có thể thay đổi hành vi, thông qua thay đổi nhận thức của từng cá nhân. Ngay cả người trưởng thành dùng mxh năm 40t còn bị fake news tha hoá chứ đừng nói những đứa trẻ chưa hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, giá trị quan để phân định đúng sai, nên hay không nên làm.
Độ phủ sống viral của những clip ngắn và cách thức giao tiếp nhanh gọn bí mật không thể kiểm soát đến mức chúng có thể gửi cho nhau những hình ảnh 18+. Các xh phương Tây gần đây xuất hiện hiện tượng những đứa trẻ tự s át do bị lộ clips nhạy cảm do chính nạn nhân phát tán và bị tống tiền, đe doạ, sai khiến ngược từ chính những trẻ dưới tuổi vị thành niên khác. Pháp luật sở tại nhiều khi bất lực. Các vòng rào bảo vệ truyền thống từ gia đình, cộng đồng bị phá vỡ, vô hiệu và có khi bị coi là sự can thiệp thô bạo vào riêng tư của những đứa trẻ.
Kiểm duyệt từ chính phủ giống như TQ đang làm, thật khó để nhiều người không liên tưởng tới 1984 và những hệ quả lâu dài khác. Tuy nhiên, các thần tượng trên mxh không thể là Huấn HH, Khá Bảnh Khánh sky .. các ngôi sao giải trí phải có 1 đời sống vô cùng sạch và chuẩn, tiktok phiên bản nội địa khó để lọt nội dung rác, trẻ 16-18t được dùng 2h/ ngày, 8-16t 1h/ ngày, dưới 8t được 40’ lướt net. Định danh mọi comment, ID trên mạng. Sự toàn trị đó rất áp lực/ ngột ngạt, nhưng mặt nào khác, nó có cơ sở lý lẽ và đạo đức nhất định.
Mxh cũng thay đổi trẻ nhỏ ở phương Tây ghê gớm. Nhưng các nước phát triển ở phương Tây, thực ra có một nền tảng tốt về pháp luật, cấu trúc ổn định của xh, nhận thức cao về dân trí, văn hoá, một tầng lớp trung lưu được đảm bảo về an sinh xã hội, có nhiều thời gian cho gia đình và 3-4-5 đời đọc sách triết, chơi nhạc cụ cổ điển. Đừng lo cho họ.
Còn VN, gần như là định mệnh, chúng ta sắp chứng kiến một lớp thanh niên lớn lên thực sự rác rưởi độc hại. Đó là sự thật khó tránh khỏi, khi ngay cả chúng ta cũng có thể đang vô tình phát tán sự xấu xa ngay trên fb hàng ngày, hoặc quá bận rộn với sinh tồn, với mưu sinh.
Nên, chỉ có thể tự cứu lấy những đứa trẻ của mình, gia đình mình thoát khỏi định mệnh rác rưởi đó. Rất tiếc việc đó cũng vô cùng khó, khó hơn cả kiếm $, khó hơn cả trở thành ông nọ bà kia.