[Funland] Khá bất ngờ và hơi shock về trường Ams

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,796
Động cơ
8,612 Mã lực
Tôi nghĩ cụ bị ám ảnh với đồng tiền và đã bị đả kích nặng nề về mặt tinh thần khi không kiếm được thu nhập bằng những người khác "ít học / ít bằng cấp" hơn mình.

Ngoài ra các ví dụ cụ nhắc đến về AIT đều mang tính giai thoại (anecdotal) và có xu hướng chọn thiểu số để đại diện cho đa số (cherry picking/selection bias).

Nếu dùng logic tương tự như cụ đây nhưng với người thật việc thật, chỉ cần nhìn vào top 10 tỷ phú thế giới (https://www.investopedia.com/articles/investing/012715/5-richest-people-world.asp + Wikipedia):

Jeff Bezos - cử nhân Princeton University (Mỹ)

Elon Musk - cử nhân University of Pennsylvania (Mỹ)

Bernard Arnault

Bill Gates - bỏ giữa chừng chương trình cử nhân Harvard University (Mỹ)

Mark Zuckerberg - bỏ giữa chừng chương trình cử nhân Harvard University (Mỹ)

Warren Buffett - thạc sĩ University of Pennsylvania (Mỹ)

Larry Ellison - bỏ giữa chừng chương trình cử nhân ở University of Illinois at Urbana–Champaign và University of Chicago (Mỹ)

Larry Page - thạc sĩ Stanford University (Mỹ)

Sergey Brin - thạc sĩ Stanford University (Mỹ)

Mukesh Ambani - bỏ giữa chừng chương trình thạc sĩ ở Stanford University (Mỹ)

Và 8 trong số 10 tỷ phú này không buôn bán đất hay làm giàu nhờ chính sách/tham nhũng mà bằng cách mở ra các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và người dân trên toàn thế giới.

Không biết AIT lợi hại cỡ nào nhưng tôi nghĩ là chưa có ai từ trường này giúp đất nước của họ chứ chưa nói đến toàn nhân loại đạt được tiến bộ vượt bậc.

- - - - - - - - - - - - - - - - - -

Rồi nhìn rộng ra: https://www.entrepreneur.com/article/347276

Số lượng tỷ phú theo trường đại học (tất cả loại bằng): Mỹ có 10/13 trường top đầu.
View attachment 6403278

Số lượng tỷ phú theo quốc gia của trường đại học theo học (tất cả loại bằng): Mỹ giáo dục số lượng tỷ phú = 1.5 lần tổng các quốc gia khác trong top 10 cộng lại.
View attachment 6403281

Như ta đã thấy theo số liệu thực trên, AIT không có tên trong 10 trường giáo dục ra nhiều tỷ phú nhất. Thái Lan cũng không có tên trong 10 quốc gia giáo dục ra nhiều tỷ phú nhất.

- - - - - - - - - - - - - - - - - -

Thành thật khuyên cụ budu2810, nếu bị ám ảnh với tiền bạc thì sang Mỹ kiếm MBA từ các trường top 15 bên ấy để "rửa bằng" và kiếm nhiều tiền hơn. Lương cơ bản trung bình cho người mới tốt nghiệp với bằng MBA cỡ đó khoảng trên dưới $150,000/năm (consulting, IB, tech PM) và có không gian tăng trưởng rất mạnh.

Bỏ thời gian ra luyện toefl với GMAT và viết luận để ngẩng mặt nhìn bạn bè giàu có/thành đạt hơn mình hiện tại còn hơn lên trên này mà bỉ bôi các trường cấp 3 và các cháu có định hướng học nhiều, học cao ở Mỹ. Phức cảm tự ti (inferiority complex), nhận định vô căn cứ, và gây chiến trong chủ đề về Ams này không giúp được gì cho cụ cả mà chỉ khiến cụ thành trò cười cho thiên hạ thôi.
Số liệu thuyết phục quá ạ.

Du học ngoài cái cơ hội để sống tốt còn là cái nền tự học và văn hóa thấm đẫm. Em ko rõ hồi học bên Anh, cụ budu2810 có đi du lịch không? Tham gia vào các hoạt động của dân bản xứ để hiểu văn hóa ở đó không?

Theo học TS là làm nghiên cứu mà cái này thì khó giàu như buôn đất được, nhưng nó thỏa mãn mục tiêu và con đường người học. Nếu kì vọng là giàu nhờ đi làm TS thì đặt vấn đề ban đầu là sai rồi. Rất tiếc nó lại là kinh nghiệm xấu với cụ và em tin cái cảm giác thấy phí phạm là có thật. Nhưng áp dụng ra cho tất cả những người với mục tiêu đi làm TS thì lại không đúng.

Có thể ngành học của cụ không mang tính kĩ thuật lắm chứ em thấy em học được khá nhiều, được sờ, được làm trên những thiết bị mà ở VN không có. Khả năng tự học sẽ cho mình tính ko ngại học. Em giờ đang tự học tiếng TBN cũng chả biết là đi đc đến các nơi đó không nhưng là cái cớ để học văn hóa của các nước nói ngôn ngữ này. Giá trị đâu chỉ mỗi ô tô, bất động sản mà còn là tri thức. Tri thức thì chỉ có cách bồi bổ dần chứ không thể mua được.
 

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,154
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
Ams lần đầu có HCV Toán, trong khi Chuyên tổng hợp gần 3 chục cái :)
Chỉ cái trường chuyên Lam sơn xứ chó ăn đá gà ăn sỏi mí cái trường chuyên Lê hồng Phong thành Nam cũng một rổ các HCV các cuộc thi quốc tế....
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,796
Động cơ
8,612 Mã lực
Chỉ cái trường chuyên Lam sơn xứ chó ăn đá gà ăn sỏi mí cái trường chuyên Lê hồng Phong thành Nam cũng một rổ các HCV các cuộc thi quốc tế....
Nếu chỉ là Toán thì cũng không hẳn đâu cụ, em thử lấy 10 năm gần đây.

1627522957653.png
 
Biển số
OF-482405
Ngày cấp bằng
6/1/17
Số km
303
Động cơ
198,363 Mã lực
Tuổi
37
Nếu chỉ là Toán thì cũng không hẳn đâu cụ, em thử lấy 10 năm gần đây.

View attachment 6403449
chuẩn rồi cụ, chuyên Lê hông phong không có cửa HCV IMO, thực ra theo em biết chọn thi A0 với các cháu chuyên Nam định cấp 2 là ưu tiên 1 , lhp chỉ là chấp nhận thôi, thế là cũng đúng thực tế.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,796
Động cơ
8,612 Mã lực
chuẩn rồi cụ, chuyên Lê hông phong không có cửa HCV IMO, thực ra theo em biết chọn thi A0 với các cháu chuyên Nam định cấp 2 là ưu tiên 1 , lhp chỉ là chấp nhận thôi, thế là cũng đúng thực tế.
Theo tiêu chí xếp số HCV trước thì LHP còn đứng sau PBC cụ nhỉ?
 

phansonvt2005

Xe máy
Biển số
OF-371359
Ngày cấp bằng
23/6/15
Số km
92
Động cơ
251,757 Mã lực
Bác cho hỏi trường Ams đã là top đầu chưa ạ
 

budu2810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-307745
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
473
Động cơ
305,212 Mã lực
Rất tiếc là thời kì du học lại vô ích với cụ. Cũng có nhiều bạn du học về thấy phí vì ko học được mấy. Hay nó ngấm mà cụ ko biết?

Em thì có vẻ may mắn vì được nhiều thứ. Được kiến thức, cái đó để hành nghề GV. Em làm Vật lí trong lab nên về VN em có kinh nghiệm hơn GV trong nước vì họ chỉ biết mỗi giải bài tập, thứ mà do học chuyên, nó là muỗi với em. Em Toán Lí bằng tiếng Anh nên là thị trường ngách, đường rộng một mình mình đi.

Được đi chơi khắp châu Âu trong 6 năm ở đó, cái đó cũng giúp ích cho đi dạy vì để nhồi vào đầu tụi hs phải cố gắng kiếm cơ hội đi nc ngoài thì bản thân thầy cô phải có những câu chuyện kể. Đó là những ngày tắm sông băng, balo bụi ngủ ở sân Olympico ở Munich... Hay khi trường có đoàn khách sang thì em có thể tiếp ngày và tiếp cả đêm, rủ học đi bar uống bia uống rượu chém về văn hóa của tao của mày.

Những thứ đó khiến khi cả về VN, em vẫn tìm được các suất lương để đi tiếp. Chỉ trừ năm vừa rồi ko đi đâu chứ suốt 20 năm qua, ko năm nào là em ko ra khỏi biên giới. Em ko đếm nhưng có lẽ đã đi tầm 100 thành phố trên thế giới mà vẫn thèm đi.

Sự thành công của con người có thể được đánh giá bằng tiền bạc, nhà cửa, đất đai...nhưng những thứ đó em kiếm vừa đủ bởi em đánh giá sự hiểu biết mới làm nên giá trị.

Hiện em đang học tiếng TBN để có dịp đi Nam Mỹ thì dùng. Chắc hết năm nay em sẽ giao tiếp được. Năm sau em sẽ học tiếng Trung.

Ko ngại học cái mới. Đó cũng là 1 thứ mà du học đem lại. Bởi khi có cái nền tốt thì việc học cái mới khá dễ. Đã đi được thì sẽ muốn đi, đã nói được 1, 2 ngôn ngữ thì 3 hay 4 sẽ dễ. Mỗi ngôn ngữ là 1 cuộc đời bởi ở đó ko chỉ ngôn ngữ mà còn văn hóa của đất nước đó.


Tất cả những cái trên, chả tiền bạc nào có thể mua đc. Rất có thể cụ có mà ko nhận ra nên ko khai thác hết.
cụ với em cũng có những chỗ giống nhau, thời xưa em cũng đi du lịch bụi ở nhiều nước ở mấy châu âu á úc mỹ, nhưng cuối cùng ngẫm lại việc này thật phù phiếm:
vì khác gì mấy anh phượt thủ tự hào rằng ngày xưa tao xách con wave chiến check in đủ các địa phương: chinh phục tứ đại đỉnh đèo, lê gót giày khắp bốn vùng chiến thuật ... cái này có cái chó gì để khoe. Có dám ngủ ở Amanoi , 6sense , 4 seasons để trải nghiệm không? có dám ăn đặc sản địa phương tôm hùm nha trang, cua huỳnh đế phú yên, cá anh vũ phú thọ không? Đi phú quốc có vào được bãi tắm đẹp nhất ở mũi ông đội tắm ko? lên HN có vào được vào thăm quan hầm tránh bom của ks metropone ko? có dám mua vé xem liveshow của Hà Anh Tuấn, nghe hoà nhạc hennessy, toyota ko? có dám mua sắm và tận hưởng các đặc sản địa phương & vùng miền ko?
Du lịch 100 thành phố châu âu cũng vậy, đi qua các thành phố ở châu âu liệu cụ có dám ăn ở nhà hàng michellin 2-3 sao ở địa phương ấy ko? lúc ăn có dám gọi chai vang grand cru uống cùng để thêm ngon miệng không, có dám lên 1 con du thuyền ở monaco rồi đi ra ngắm hoàng hôn bình minh ở địa trung hải không. có dám vào tiệm đồng hồ thuỵ sỹ mua 1 cái đồng hồ cơ có chức năng tourbillon/minute repeater làm kỷ niệm ko?
Đi du lịch mà không dám ăn không dám tiêu không có tiền để tận hưởng thì tự hào làm gì, nghĩ lại em càng thấy nhục.
Các bạn làm kinh doanh hoặc là cán bộ thì họ ko cần mài đít ở giảng đường như của cụ và vẫn đi du lịch kháp 5 châu: nhưng họ đi kiểu khác: họ dám ăn dám tiêu dám tận hưởng những thứ mà các du học sinh không làm được. Du học sinh du lịch bụi cũng quay nhiều video review du lịch ở nước ngoài nhưng mấy ai theo dõi vì thấy nó quá tầm thường. Nhưng những video du lịch của Khắc Tiệp-Ngọc Trinh hay Khoa Pug lại được hàng triệu người xem vì đấy mới là giá trị đích thực của du lịch, đã đi chơi thì phải dám ăn dám tiêu. ko có tiền để tận hưởng, chỉ đi phượt bụi check in đếm số thành phố như cụ và em ngày xưa thì thiên hạ họ bảo là nghèo mà sĩ, xã hội này mấy ai khen ngợi các ông phượt thủ đâu
 

Bluehelmet

Xe buýt
Biển số
OF-310716
Ngày cấp bằng
6/3/14
Số km
762
Động cơ
300,773 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cũng là một dạng loser, bị tính đố kỵ đè chết
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,796
Động cơ
8,612 Mã lực
cụ với em cũng có những chỗ giống nhau, thời xưa em cũng đi du lịch bụi ở nhiều nước ở mấy châu âu á úc mỹ, nhưng cuối cùng ngẫm lại việc này thật phù phiếm:
vì khác gì mấy anh phượt thủ tự hào rằng ngày xưa tao xách con wave chiến check in đủ các địa phương: chinh phục tứ đại đỉnh đèo, lê gót giày khắp bốn vùng chiến thuật ... cái này có cái chó gì để khoe. Có dám ngủ ở Amanoi , 6sense , 4 seasons để trải nghiệm không? có dám ăn đặc sản địa phương tôm hùm nha trang, cua huỳnh đế phú yên, cá anh vũ phú thọ không? Đi phú quốc có vào được bãi tắm đẹp nhất ở mũi ông đội tắm ko? lên HN có vào được vào thăm quan hầm tránh bom của ks metropone ko? có dám mua vé xem liveshow của Hà Anh Tuấn, nghe hoà nhạc hennessy, toyota ko? có dám mua sắm và tận hưởng các đặc sản địa phương & vùng miền ko?
Du lịch 100 thành phố châu âu cũng vậy, đi qua các thành phố ở châu âu liệu cụ có dám ăn ở nhà hàng michellin 2-3 sao ở địa phương ấy ko? lúc ăn có dám gọi chai vang grand cru uống cùng để thêm ngon miệng không, có dám lên 1 con du thuyền ở monaco rồi đi ra ngắm hoàng hôn bình minh ở địa trung hải không. có dám vào tiệm đồng hồ thuỵ sỹ mua 1 cái đồng hồ cơ có chức năng tourbillon/minute repeater làm kỷ niệm ko?
Đi du lịch mà không dám ăn không dám tiêu không có tiền để tận hưởng thì tự hào làm gì, nghĩ lại em càng thấy nhục.
Các bạn làm kinh doanh hoặc là cán bộ thì họ ko cần mài đít ở giảng đường như của cụ và vẫn đi du lịch kháp 5 châu: nhưng họ đi kiểu khác: họ dám ăn dám tiêu dám tận hưởng những thứ mà các du học sinh không làm được. Du học sinh du lịch bụi cũng quay nhiều video review du lịch ở nước ngoài nhưng mấy ai theo dõi vì thấy nó quá tầm thường. Nhưng những video du lịch của Khắc Tiệp-Ngọc Trinh hay Khoa Pug lại được hàng triệu người xem vì đấy mới là giá trị đích thực của du lịch, đã đi chơi thì phải dám ăn dám tiêu. ko có tiền để tận hưởng, chỉ đi phượt bụi check in đếm số thành phố như cụ và em ngày xưa thì thiên hạ họ bảo là nghèo mà sĩ, xã hội này mấy ai khen ngợi các ông phượt thủ đâu
À vì cụ nghĩ du lịch là chỉ ăn tiêu chứ em nghĩ còn hoạt động khác. Hồi đó, học bổng của em là 3K/tháng nên em tiêu nhòe. Tuy không du thuyền sang trọng nhưng khi thì khách sạn, lúc thì cùng mấy đứa SV chả quen biết gì, chỉ quen nhau trên đường, ngủ bụi ở mấy nơi, thậm chí bìa rừng vì cả hội hát hò vui vẻ tán gẫu với nhau đến 2-3h sáng thì book gì cho mệt. Em thích những buổi thế hơn là ở 1 khách sạn tại Paris.

Ngoài ra, em dùng khá nhiều thời gian du lịch để vào bảo tàng, nhà thờ, ngồi đọc các ghi chép về các nơi đó.

Cụ lấy chuẩn du lịch sang chảnh làm chuẩn thì đúng là SV khó ai đạt tới, trừ mấy cậu SV con nhà giàu Arab. Em có thằng bạn người Moskva nhà giàu thôi rồi, bố nó còn có máy bay riêng sang Stockholm thăm con và mỗi lần thế là bọn em được uống vodka Nga. Nó cũng ở corridor như bọn SV quốc tế khác, đi du lịch cũng theo mọi người chứ nó ko tách ra ngủ KS riêng. Em nghĩ SV sống cuộc đời SV, cave sống cuộc đời cave. Còn SV đòi sống như cave thì em chưa thấy.
 

budu2810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-307745
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
473
Động cơ
305,212 Mã lực
Xâu chuỗi lại những gì cụ Budu viết, em nghĩ cụ ý có dụng ý khác. Cụ ý không ngừng nhắc và ca ngợi AIT và trường gì mà ai cũng biết ở 135 Nguyễn Phong Sắc, thoạt nghe thì có vẻ ca ngợi, nhưng xem kỹ thì có vẻ không phải vậy, vì không ai khen là trường Đ 135 Nguyễn Phong Sắc là đỉnh cao trí tuệ cả, lố quá :).

AIT thì theo em biết là VN có ký thoả thuận đào tạo sau đại học bằng ngân sách nhà nước, nên rất nhiều “cán bộ quy hoạch” học ở đó.

Nghe giọng của cụ ý thì có vẻ khen, nhưng chứa nhiều cay đắng trong đó. Có lẽ gặp nhiều ẩn ức không vui với các đối tượng này cụ ạ.

Nhân tiện em share thống kê điểm TB thi THPT mới nhất đây ạ. Túm lại là mấy trường chuyên có vẻ cũng không bị học lệch đâu.
B3E153C3-CF8E-4911-AFDE-5C526F565854.jpeg


Tôi nghĩ cụ bị ám ảnh với đồng tiền và đã bị đả kích nặng nề về mặt tinh thần khi không kiếm được thu nhập bằng những người khác "ít học / ít bằng cấp" hơn mình.

Ngoài ra các ví dụ cụ nhắc đến về AIT đều mang tính giai thoại (anecdotal) và có xu hướng chọn thiểu số để đại diện cho đa số (cherry picking/selection bias).

Nếu dùng logic tương tự như cụ đây nhưng với người thật việc thật, chỉ cần nhìn vào top 10 tỷ phú thế giới (https://www.investopedia.com/articles/investing/012715/5-richest-people-world.asp + Wikipedia):

Jeff Bezos - cử nhân Princeton University (Mỹ)

Elon Musk - cử nhân University of Pennsylvania (Mỹ)

Bernard Arnault

Bill Gates - bỏ giữa chừng chương trình cử nhân Harvard University (Mỹ)

Mark Zuckerberg - bỏ giữa chừng chương trình cử nhân Harvard University (Mỹ)

Warren Buffett - thạc sĩ University of Pennsylvania (Mỹ)

Larry Ellison - bỏ giữa chừng chương trình cử nhân ở University of Illinois at Urbana–Champaign và University of Chicago (Mỹ)

Larry Page - thạc sĩ Stanford University (Mỹ)

Sergey Brin - thạc sĩ Stanford University (Mỹ)

Mukesh Ambani
- bỏ giữa chừng chương trình thạc sĩ ở Stanford University (Mỹ)

Và 8 trong số 10 tỷ phú này không buôn bán đất hay làm giàu nhờ chính sách/tham nhũng mà bằng cách mở ra các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và người dân trên toàn thế giới.

Không biết AIT lợi hại cỡ nào nhưng tôi nghĩ là chưa có ai từ trường này giúp đất nước của họ chứ chưa nói đến toàn nhân loại đạt được tiến bộ vượt bậc.

- - - - - - - - - - - - - - - - - -

Rồi nhìn rộng ra: https://www.entrepreneur.com/article/347276

Số lượng tỷ phú theo trường đại học (tất cả loại bằng): Mỹ có 10/13 trường top đầu.
View attachment 6403278

Số lượng tỷ phú theo quốc gia của trường đại học theo học (tất cả loại bằng): Mỹ giáo dục số lượng tỷ phú = 1.5 lần tổng các quốc gia khác trong top 10 cộng lại.
View attachment 6403281

Như ta đã thấy theo số liệu thực trên, AIT không có tên trong 10 trường giáo dục ra nhiều tỷ phú nhất. Thái Lan cũng không có tên trong 10 quốc gia giáo dục ra nhiều tỷ phú nhất.

- - - - - - - - - - - - - - - - - -

Thành thật khuyên cụ budu2810, nếu bị ám ảnh với tiền bạc thì sang Mỹ kiếm MBA từ các trường top 15 bên ấy để "rửa bằng" và kiếm nhiều tiền hơn. Lương cơ bản trung bình cho người mới tốt nghiệp với bằng MBA cỡ đó khoảng trên dưới $150,000/năm (consulting, IB, tech PM) và có không gian tăng trưởng rất mạnh.

Bỏ thời gian ra luyện toefl với GMAT và viết luận để ngẩng mặt nhìn bạn bè giàu có/thành đạt hơn mình hiện tại còn hơn lên trên này mà bỉ bôi các trường cấp 3 và các cháu có định hướng học nhiều, học cao ở Mỹ. Phức cảm tự ti (inferiority complex), nhận định vô căn cứ, và gây chiến trong chủ đề về Ams này không giúp được gì cho cụ cả mà chỉ khiến cụ thành trò cười cho thiên hạ thôi.
Cũng là một dạng loser, bị tính đố kỵ đè chết



các cụ cứ so sánh VN và các nước khác , có cùng hệ quy chiếu đâu mà so sánh.
Tỷ phú và đại gia ở VN ở là những ai: mấy ai học trường chuyên và có bằng ts ở âu mỹ? hay mấy ông mọt sách này chỉ đi làm thuê : là thằng tá điền cho mấy ông địa chủ. Thằng tá điền khoe mình cày chăm cầy khoẻ nhưng liệu có xây được căn nhà vườn cho bố mẹ, chuẩn bị sẵn vài tờ A4 cho F1 khởi nghiệp ko?

Mấy trường đại học mà cụ Uchihakula kể tên thì đã có ai là người VN thành công chưa? hay ở VN chỉ có những người học ở 135 nguyễn phong sắc , cán bộ quy hoạch học ở AIT hoặc các bác tiến sỹ đông âu, liên xô mới thành công.

Em thừa nhận mình là 1 loser các cụ ạ, vì em ngu dại tốn thời gian học trường chuyên, phí công sức xin học bổng ts nên mất đi khoảng thời gian quý báu để có thể tiếp thu kiến thức xã hội, phí hoài tuổi trẻ vì khi ấy ko học thêm được nhiều từ trường đời. Các bạn cùng học chuyên và có bằng ts như em cũng đều là loser như vậy, càng học nhiều thì càng ngu. Giống như thằng tá điền chỉ tập trung phấn đấu làm sao cho đường cày thẳng nhất, luống rau tươi nhất thì làm sao đầu óc có thể minh mẫn để suy tính xem nên đầu tư kinh doanh cái gì, nên đi theo tổ chức , bè nhóm nào để thành đạt như các cụ địa chủ và cán bộ.
Trường chuyên làm ngu chúng ta chứ ko phải làm chúng ta giỏi hơn, mấy kiến thức về đạo hàm, tích phân.. cụ nào còn nhớ? thấy có ích gì trong cuộc sống ko? học giỏi để làm gì?

 
Chỉnh sửa cuối:

Mazafaka

Xe buýt
Biển số
OF-188301
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
539
Động cơ
336,518 Mã lực
Cụ budu cỡ tuổi em, có vẻ hơi thất vọng về nghiệp làm tiến sĩ :D mà cũng đúng thôi, ở Pháp em học lương tiến sỹ cũng chỉ ngang lương phục vụ bàn, thua ông bán thịt lợn. Postdoc thì cao hơn tí, nhưng xét ra cũng chẳng ăn thua.
 

fresh_air

Xe tải
Biển số
OF-346339
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
311
Động cơ
274,411 Mã lực
Cụ budu cỡ tuổi em, có vẻ hơi thất vọng về nghiệp làm tiến sĩ :D mà cũng đúng thôi, ở Pháp em học lương tiến sỹ cũng chỉ ngang lương phục vụ bàn, thua ông bán thịt lợn. Postdoc thì cao hơn tí, nhưng xét ra cũng chẳng ăn thua.
Ở đâu cũng vậy cụ ăn, làm nghiên cứu thuần tuý hiếm lắm mới giàu. Ở Mỹ lương postdoc thua lương làm nail, cụ sang top làm nail mà đọc. Nhưng ko phải vì thế mà người ta bỏ làm phd để đi làm nail, mặc dù phd cũng đầy mồ hôi nước mắt chứ đâu có cao sang nhàn nhã gì. Mỗi người một lựa chọn. Nếu chọn làm giàu thì ko nên đi theo con đường này.
Ở Pháp lương tư nhân cũng thấp, nhưng em thấy mấy đứa bạn làm phd math rồi đi làm banking cũng khá.
 

Mazafaka

Xe buýt
Biển số
OF-188301
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
539
Động cơ
336,518 Mã lực
Ở đâu cũng vậy cụ ăn, làm nghiên cứu thuần tuý hiếm lắm mới giàu. Ở Mỹ lương postdoc thua lương làm nail, cụ sang top làm nail mà đọc. Nhưng ko phải vì thế mà người ta bỏ làm phd để đi làm nail, mặc dù phd cũng đầy mồ hôi nước mắt chứ đâu có cao sang nhàn nhã gì. Mỗi người một lựa chọn. Nếu chọn làm giàu thì ko nên đi theo con đường này.
Ở Pháp lương tư nhân cũng thấp, nhưng em thấy mấy đứa bạn làm phd math rồi đi làm banking cũng khá.
Hơi lan man tí sang ngạch tiến sĩ và nghiên cứu sau này, em thấy những người có bằng PhD trên thực tế họ nghiên cứu sâu vào 1 mảng siêu hẹp, và tính ứng dụng có thể có trong một thời gian khá lâu sau này. Lớp đại học em (cũng toàn dân chuyên từ các tỉnh khác, HN không có mấy) h hơn chục ông tiến sĩ, đang dạy học ở khắp các trường đại học to và bé tại HN. Lương thì đủ sống, nhưng để six sense hay tourbillon/minute repeater Thụy Sĩ thì chắc chỉ có nằm mơ mới có được.

Nếu xác định sau này đi làm để kiếm tiền, để hoành tráng, thì rõ ràng lựa chọn làm tiến sĩ không phải lựa chọn đúng.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
các cụ cứ so sánh VN và các nước khác , có cùng hệ quy chiếu đâu mà so sánh.
Tỷ phú và đại gia ở VN ở là những ai: mấy ai học trường chuyên và có bằng ts ở âu mỹ? hay mấy ông mọt sách này chỉ đi làm thuê : là thằng tá điền cho mấy ông địa chủ. Thằng tá điền khoe mình cày chăm cầy khoẻ nhưng liệu có xây được căn nhà vườn cho bố mẹ, chuẩn bị sẵn vài tờ A4 cho F1 khởi nghiệp ko?

Mấy trường đại học mà cụ Uchihakula kể tên thì đã có ai là người VN thành công chưa? hay ở VN chỉ có những người học ở 135 nguyễn phong sắc , cán bộ quy hoạch học ở AIT hoặc các bác tiến sỹ đông âu, liên xô mới thành công. [...]
Như vậy cụ không phải đang bàn đến chất lượng/đầu ra của giáo dục mà là bàn đến chất lượng con người? Hay là độ tương thích giữa nền giáo dục với con người?



[...] Du lịch 100 thành phố châu âu cũng vậy, đi qua các thành phố ở châu âu liệu cụ có dám ăn ở nhà hàng michellin 2-3 sao ở địa phương ấy ko? lúc ăn có dám gọi chai vang grand cru uống cùng để thêm ngon miệng không, có dám lên 1 con du thuyền ở monaco rồi đi ra ngắm hoàng hôn bình minh ở địa trung hải không. có dám vào tiệm đồng hồ thuỵ sỹ mua 1 cái đồng hồ cơ có chức năng tourbillon/minute repeater làm kỷ niệm ko? [...]
Nói thêm: Tôi cũng là người Việt và chưa có là gì gọi là thành công, mới có tấm bằng thạc sĩ ở một đại học Mỹ chuyên đào tạo ra tỷ phú thôi. Nhưng nhờ đó mà kiếm được việc làm đủ mua được mỗi năm >2 cái đồng hồ có tourbillon mà cụ nói ở trên. À mà tôi làm việc hợp pháp, không chạy cửa sau, không đút lót, không phe cánh, không sợ vào tù như mấy người từ Đông Âu về như cụ nhắc đến đâu. Như vậy không biết là tính là ngoại lệ hay là đủ luận cứ để phản bác lại ý của cụ?!

Vẫn lời khuyên ấy: cụ muốn kiếm nhiều tiền hợp pháp thì sang Mỹ "rửa" bằng với MBA rồi tha hồ vùng vẫy. Nếu vì lý do gì đó không thể rời Việt Nam thì học thêm về lập trình rồi làm remote cho công ty nước ngoài, cũng kiếm được vài ngàn USD mỗi tháng.
 
Chỉnh sửa cuối:

gacon2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-741295
Ngày cấp bằng
30/8/20
Số km
127
Động cơ
62,640 Mã lực
cụ với em cũng có những chỗ giống nhau, thời xưa em cũng đi du lịch bụi ở nhiều nước ở mấy châu âu á úc mỹ, nhưng cuối cùng ngẫm lại việc này thật phù phiếm:
vì khác gì mấy anh phượt thủ tự hào rằng ngày xưa tao xách con wave chiến check in đủ các địa phương: chinh phục tứ đại đỉnh đèo, lê gót giày khắp bốn vùng chiến thuật ... cái này có cái chó gì để khoe. Có dám ngủ ở Amanoi , 6sense , 4 seasons để trải nghiệm không? có dám ăn đặc sản địa phương tôm hùm nha trang, cua huỳnh đế phú yên, cá anh vũ phú thọ không? Đi phú quốc có vào được bãi tắm đẹp nhất ở mũi ông đội tắm ko? lên HN có vào được vào thăm quan hầm tránh bom của ks metropone ko? có dám mua vé xem liveshow của Hà Anh Tuấn, nghe hoà nhạc hennessy, toyota ko? có dám mua sắm và tận hưởng các đặc sản địa phương & vùng miền ko?
Du lịch 100 thành phố châu âu cũng vậy, đi qua các thành phố ở châu âu liệu cụ có dám ăn ở nhà hàng michellin 2-3 sao ở địa phương ấy ko? lúc ăn có dám gọi chai vang grand cru uống cùng để thêm ngon miệng không, có dám lên 1 con du thuyền ở monaco rồi đi ra ngắm hoàng hôn bình minh ở địa trung hải không. có dám vào tiệm đồng hồ thuỵ sỹ mua 1 cái đồng hồ cơ có chức năng tourbillon/minute repeater làm kỷ niệm ko?
Đi du lịch mà không dám ăn không dám tiêu không có tiền để tận hưởng thì tự hào làm gì, nghĩ lại em càng thấy nhục.
Các bạn làm kinh doanh hoặc là cán bộ thì họ ko cần mài đít ở giảng đường như của cụ và vẫn đi du lịch kháp 5 châu: nhưng họ đi kiểu khác: họ dám ăn dám tiêu dám tận hưởng những thứ mà các du học sinh không làm được. Du học sinh du lịch bụi cũng quay nhiều video review du lịch ở nước ngoài nhưng mấy ai theo dõi vì thấy nó quá tầm thường. Nhưng những video du lịch của Khắc Tiệp-Ngọc Trinh hay Khoa Pug lại được hàng triệu người xem vì đấy mới là giá trị đích thực của du lịch, đã đi chơi thì phải dám ăn dám tiêu. ko có tiền để tận hưởng, chỉ đi phượt bụi check in đếm số thành phố như cụ và em ngày xưa thì thiên hạ họ bảo là nghèo mà sĩ, xã hội này mấy ai khen ngợi các ông phượt thủ đâu
du lich bụi có những cái hay của nó, trải nghiệm những nơi hoang sơ, ít ai đến, Chẳng hạn ăn bữa hải sản 200 k ở Phú yên, ăn cá quả rừng cà mau, cua biển cà mau, món ăn bạc liêu, cá lăng sông đà .... em thấy ngon hơn ngồi ăn con tôm hùm 2-3 tr/kg mà nhạt phèo vì là tôm hùm nuôi, hay ăn những bữa ăn khách sạn 5 sao mà nhạt phèo hoặc ăn không cảm giác vì cả ngày nhiều việc, vừa ăn vừa phải tiếp khách.
Chém vài câu cho vui thôi, chứ bạn khoe tiến sỹ ở anh giờ ngồi đây chém gió chê du lịch bụi thì mình thấy phì cười.
Tiến sỹ ở pháp, châu âu nhiều như lợn con, kiếm việc 2000 EUR/tháng cũng khó, có khi không bằng anh bồi bàn.
Nên hiểu cho đúng, chưa hiểu thì nói sai. Và nên biết thêm, chứ đừng thùng rỗng kêu to!
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,670
Động cơ
114,604 Mã lực
cụ với em cũng có những chỗ giống nhau, thời xưa em cũng đi du lịch bụi ở nhiều nước ở mấy châu âu á úc mỹ, nhưng cuối cùng ngẫm lại việc này thật phù phiếm:
vì khác gì mấy anh phượt thủ tự hào rằng ngày xưa tao xách con wave chiến check in đủ các địa phương: chinh phục tứ đại đỉnh đèo, lê gót giày khắp bốn vùng chiến thuật ... cái này có cái chó gì để khoe. Có dám ngủ ở Amanoi , 6sense , 4 seasons để trải nghiệm không? có dám ăn đặc sản địa phương tôm hùm nha trang, cua huỳnh đế phú yên, cá anh vũ phú thọ không? Đi phú quốc có vào được bãi tắm đẹp nhất ở mũi ông đội tắm ko? lên HN có vào được vào thăm quan hầm tránh bom của ks metropone ko? có dám mua vé xem liveshow của Hà Anh Tuấn, nghe hoà nhạc hennessy, toyota ko? có dám mua sắm và tận hưởng các đặc sản địa phương & vùng miền ko?
Du lịch 100 thành phố châu âu cũng vậy, đi qua các thành phố ở châu âu liệu cụ có dám ăn ở nhà hàng michellin 2-3 sao ở địa phương ấy ko? lúc ăn có dám gọi chai vang grand cru uống cùng để thêm ngon miệng không, có dám lên 1 con du thuyền ở monaco rồi đi ra ngắm hoàng hôn bình minh ở địa trung hải không. có dám vào tiệm đồng hồ thuỵ sỹ mua 1 cái đồng hồ cơ có chức năng tourbillon/minute repeater làm kỷ niệm ko?
Đi du lịch mà không dám ăn không dám tiêu không có tiền để tận hưởng thì tự hào làm gì, nghĩ lại em càng thấy nhục.
Các bạn làm kinh doanh hoặc là cán bộ thì họ ko cần mài đít ở giảng đường như của cụ và vẫn đi du lịch kháp 5 châu: nhưng họ đi kiểu khác: họ dám ăn dám tiêu dám tận hưởng những thứ mà các du học sinh không làm được. Du học sinh du lịch bụi cũng quay nhiều video review du lịch ở nước ngoài nhưng mấy ai theo dõi vì thấy nó quá tầm thường. Nhưng những video du lịch của Khắc Tiệp-Ngọc Trinh hay Khoa Pug lại được hàng triệu người xem vì đấy mới là giá trị đích thực của du lịch, đã đi chơi thì phải dám ăn dám tiêu. ko có tiền để tận hưởng, chỉ đi phượt bụi check in đếm số thành phố như cụ và em ngày xưa thì thiên hạ họ bảo là nghèo mà sĩ, xã hội này mấy ai khen ngợi các ông phượt thủ đâu
Cụ muốn giàu thì không bao giờ là muộn cả, người ta sớm hơn cụ mười mấy năm chứ mấy. Giờ cụ bắt đầu chưa muộn đâu :) em chúc cụ thuận buồm xuôi gió :)

Nhiều người chỉ thích giàu mà không hiểu con đường đến giàu có, nếu không tính tố chất và may mắn, thì còn rất nhiều mồ hôi nước mắt. Trông Ngọc Trinh Khắc Tiệp lên hình ngon thế thôi, chứ biển đẹp, ks đẹp, đồ ăn ngon không được ăn, xung quanh là một núi người chụp ảnh, chỉnh ánh sáng, chỉnh tư thế thì ai hiểu cho. Rồi còn phải nghĩ chiến thuật, thử chiến thuật hút khách, rồi bao nhiêu hy sinh cuộc sống cá nhân.

Ai có cs của người ấy. Cụ thích giàu thì tập trung làm giàu hiệu quả hơn than thân trách phận đấy :)
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,039
Động cơ
434,440 Mã lực
du lich bụi có những cái hay của nó, trải nghiệm những nơi hoang sơ, ít ai đến, Chẳng hạn ăn bữa hải sản 200 k ở Phú yên, ăn cá quả rừng cà mau, cua biển cà mau, món ăn bạc liêu, cá lăng sông đà .... em thấy ngon hơn ngồi ăn con tôm hùm 2-3 tr/kg mà nhạt phèo vì là tôm hùm nuôi, hay ăn những bữa ăn khách sạn 5 sao mà nhạt phèo hoặc ăn không cảm giác vì cả ngày nhiều việc, vừa ăn vừa phải tiếp khách.
Chém vài câu cho vui thôi, chứ bạn khoe tiến sỹ ở anh giờ ngồi đây chém gió chê du lịch bụi thì mình thấy phì cười.
Tiến sỹ ở pháp, châu âu nhiều như lợn con, kiếm việc 2000 EUR/tháng cũng khó, có khi không bằng anh bồi bàn.
Nên hiểu cho đúng, chưa hiểu thì nói sai. Và nên biết thêm, chứ đừng thùng rỗng kêu to!
Em thấy đội đi học tiến sỹ ở Nga với Đông âu hơi bị khủng đấy chứ, cụ thử xem sao, có khi lại đập chết ăn thịt mấy ông bạn giàu vì đất của cụ :D .
 

budu2810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-307745
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
473
Động cơ
305,212 Mã lực
Em thấy đội đi học tiến sỹ ở Nga với Đông âu hơi bị khủng đấy chứ, cụ thử xem sao, có khi lại đập chết ăn thịt mấy ông bạn giàu vì đất của cụ :D .

thì em có dám chê ts đông âu đâu, giầu vì đất làm sao bằng những người học ở liên xô, đông âu, AIT hay 135 nguyễn phong sắc được.

chỉ có những đứa học chuyên rồi học ts ở anh, mỹ như em mới là loser thôi.


 
Thông tin thớt
Đang tải
Top