- Biển số
- OF-14218
- Ngày cấp bằng
- 23/3/08
- Số km
- 8,810
- Động cơ
- 9,449 Mã lực
Số liệu thuyết phục quá ạ.Tôi nghĩ cụ bị ám ảnh với đồng tiền và đã bị đả kích nặng nề về mặt tinh thần khi không kiếm được thu nhập bằng những người khác "ít học / ít bằng cấp" hơn mình.
Ngoài ra các ví dụ cụ nhắc đến về AIT đều mang tính giai thoại (anecdotal) và có xu hướng chọn thiểu số để đại diện cho đa số (cherry picking/selection bias).
Nếu dùng logic tương tự như cụ đây nhưng với người thật việc thật, chỉ cần nhìn vào top 10 tỷ phú thế giới (https://www.investopedia.com/articles/investing/012715/5-richest-people-world.asp + Wikipedia):
Jeff Bezos - cử nhân Princeton University (Mỹ)
Elon Musk - cử nhân University of Pennsylvania (Mỹ)
Bernard Arnault
Bill Gates - bỏ giữa chừng chương trình cử nhân Harvard University (Mỹ)
Mark Zuckerberg - bỏ giữa chừng chương trình cử nhân Harvard University (Mỹ)
Warren Buffett - thạc sĩ University of Pennsylvania (Mỹ)
Larry Ellison - bỏ giữa chừng chương trình cử nhân ở University of Illinois at Urbana–Champaign và University of Chicago (Mỹ)
Larry Page - thạc sĩ Stanford University (Mỹ)
Sergey Brin - thạc sĩ Stanford University (Mỹ)
Mukesh Ambani - bỏ giữa chừng chương trình thạc sĩ ở Stanford University (Mỹ)
Và 8 trong số 10 tỷ phú này không buôn bán đất hay làm giàu nhờ chính sách/tham nhũng mà bằng cách mở ra các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và người dân trên toàn thế giới.
Không biết AIT lợi hại cỡ nào nhưng tôi nghĩ là chưa có ai từ trường này giúp đất nước của họ chứ chưa nói đến toàn nhân loại đạt được tiến bộ vượt bậc.
- - - - - - - - - - - - - - - - - -
Rồi nhìn rộng ra: https://www.entrepreneur.com/article/347276
Số lượng tỷ phú theo trường đại học (tất cả loại bằng): Mỹ có 10/13 trường top đầu.
View attachment 6403278
Số lượng tỷ phú theo quốc gia của trường đại học theo học (tất cả loại bằng): Mỹ giáo dục số lượng tỷ phú = 1.5 lần tổng các quốc gia khác trong top 10 cộng lại.
View attachment 6403281
Như ta đã thấy theo số liệu thực trên, AIT không có tên trong 10 trường giáo dục ra nhiều tỷ phú nhất. Thái Lan cũng không có tên trong 10 quốc gia giáo dục ra nhiều tỷ phú nhất.
- - - - - - - - - - - - - - - - - -
Thành thật khuyên cụ budu2810, nếu bị ám ảnh với tiền bạc thì sang Mỹ kiếm MBA từ các trường top 15 bên ấy để "rửa bằng" và kiếm nhiều tiền hơn. Lương cơ bản trung bình cho người mới tốt nghiệp với bằng MBA cỡ đó khoảng trên dưới $150,000/năm (consulting, IB, tech PM) và có không gian tăng trưởng rất mạnh.
Bỏ thời gian ra luyện toefl với GMAT và viết luận để ngẩng mặt nhìn bạn bè giàu có/thành đạt hơn mình hiện tại còn hơn lên trên này mà bỉ bôi các trường cấp 3 và các cháu có định hướng học nhiều, học cao ở Mỹ. Phức cảm tự ti (inferiority complex), nhận định vô căn cứ, và gây chiến trong chủ đề về Ams này không giúp được gì cho cụ cả mà chỉ khiến cụ thành trò cười cho thiên hạ thôi.
Du học ngoài cái cơ hội để sống tốt còn là cái nền tự học và văn hóa thấm đẫm. Em ko rõ hồi học bên Anh, cụ budu2810 có đi du lịch không? Tham gia vào các hoạt động của dân bản xứ để hiểu văn hóa ở đó không?
Theo học TS là làm nghiên cứu mà cái này thì khó giàu như buôn đất được, nhưng nó thỏa mãn mục tiêu và con đường người học. Nếu kì vọng là giàu nhờ đi làm TS thì đặt vấn đề ban đầu là sai rồi. Rất tiếc nó lại là kinh nghiệm xấu với cụ và em tin cái cảm giác thấy phí phạm là có thật. Nhưng áp dụng ra cho tất cả những người với mục tiêu đi làm TS thì lại không đúng.
Có thể ngành học của cụ không mang tính kĩ thuật lắm chứ em thấy em học được khá nhiều, được sờ, được làm trên những thiết bị mà ở VN không có. Khả năng tự học sẽ cho mình tính ko ngại học. Em giờ đang tự học tiếng TBN cũng chả biết là đi đc đến các nơi đó không nhưng là cái cớ để học văn hóa của các nước nói ngôn ngữ này. Giá trị đâu chỉ mỗi ô tô, bất động sản mà còn là tri thức. Tri thức thì chỉ có cách bồi bổ dần chứ không thể mua được.