Giờ chuyện xe giảm giá là không có gì để nghi ngờ nữa. Hiện nay xuất hiện câu chuyện mới hay hơn. Nhiều cụ chưa đọc bài nhà cháu trích ở trên nhỉ, tình hình còn căng lắm, giá không chỉ giảm mạnh mà còn có nguy cơ tàn sát nhau, đạp lên nhau để xuống giá.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/dong-loat-giam-cac-loai-thue-oto-noi-dia-se-giam-gia-manh-390063.html
Cụ thể như sau:
"Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cơ quan chức năng và các doanh nghiệp về phương án sửa đổi chính sách thuế nhập khẩu với linh kiện, phụ tùng ô tô, trước khi trình Chính phủ."
Cụ thể, nhiều linh kiện ô tô nhập khẩu sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu trong thời gian 5 năm (từ đầu 2018 đến hết 2022). Muốn được hưởng ưu đãi này, các DN sản xuất, lắp ráp ô tô phải đăng ký chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu 5 năm, giai đoạn 2018-2022.
Tuy nhiên, để được hưởng thuế nhập khẩu mức 0% hoặc 10%, tùy từng linh kiện, các DN phải cam kết 3 tiêu chí: đạt sản lượng chung tối thiểu và sản lượng riêng tối thiểu cho mẫu xe cam kết; đạt tỷ lệ nội địa hóa cho mẫu xe cam kết theo lộ trình; mẫu xe cam kết ở đây là ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi, có dung tích xi lanh từ 2.000 cc trở xuống, tiêu hao nhiên liệu dưới 7 lít/100km và xe tải có tải trọng từ 5 tấn trở xuống"
Các cụ chú ý phần in đậm, là phải đạt được sản lượng cam kết thì mới được hưởng thuế. Thế nào là sản lượng cam kết? Nó như sau:
"Cụ thể, với ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi, DN phải có sản lượng chung năm 2018 đạt 34.000 xe, năm 2019 đạt 40.000 xe, năm 2020 đạt 46.000 xe, năm 2021 đạt 53.000 xe, năm 2022 đạt 61.000 xe, tổng 5 năm đạt 234.000 xe.
Với sản lượng riêng và tỷ lệ nội địa hóa cho mẫu xe cam kết, năm 2018 đạt 20.000 và 20%, năm 2019 đạt 23.000 xe và 25%, năm 2020 đạt 27.000 xe và 30%, năm 2021 đạt 31.000 xe và 35%, năm 2022 đạt 36.000 xe và 40%. Tổng sản lượng là 137.000 xe."
Tổng 5 năm 234.000 xe không quá khó với Toyota, Mazda, Hyundai, Kia còn các hãng khác sẽ rất căng đấy. Tuy nhiên, khó nhất là phần in đậm: 137.000 xe trong 5 năm đối với mỗi mẫu xe được hỗ trợ.
Điểm mấu chốt bây giờ sẽ là cuộc đua để đạt sản lượng 137.000 xe trong 5 năm, tức là bình quân 2.280 xe/tháng. Hiện nay chưa có xe nào đạt được, chỉ có i10 và Vios là tiệm cận con số đó. Câu hỏi đặt ra là: nếu đăng ký để được hưởng thuế, rồi sau này không đủ sản lượng thì sao?
Câu trả lời có ngay sau đây:
"
Nếu không đạt tổng sản lượng chung, tổng sản lượng riêng và tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 40%, tính tới ngày 31/12/2022, cơ quan hải quan sẽ truy thu đủ số thuế nhập khẩu trong 5 năm (từ 2018-2022) với toàn bộ số linh kiện ô tô nhập khẩu đã được hưởng ưu đãi thuế."
Tình huống cụ thể kiểu như sau: Toyota đăng ký Vios và Innova làm xe chủ lực hưởng thuế như trên. Nếu không hưởng thuế, Innova bình quân giá 3 bản V/G/J khoảng 700 triệu. Nếu được hưởng thuế, giá Innova bình quân còn 600 triệu, giảm chừng 100 triệu/chiếc chính là số thuế được ưu đãi nhờ cam kết thoả mãn các điều kiện nêu trên.
Điều gì xảy ra nếu Innova bán chậm và có nguy cơ không đạt sản lượng cam kết? Toyota sẽ bị truy thu toàn bộ hoặc một phần số tiền ưu đãi 100 triệu/chiếc cho toàn bộ khoảng 100.000 chiếc trong 5 năm, trên 10.000 tỷ đồng. Nó sẽ dẫn tới tình trạng Toyota bằng mọi giá đạt doanh số cam kết, dùng mọi tiểu xảo, sẵn sàng xé nát thị trường, đạp lên mọi chuẩn mực, trèo lên đầu đối thủ mà đi. Các hãng khác cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự. Càng gần đến ngày chốt doanh số 31/12/2022, tình hình càng khủng khiếp với những mẫu xe chưa đạt số lượng. Những gì xảy ra với thị trường ô tô mấy tháng qua chỉ như cơn gió thoảng, 2020 trở đi mới là bão và 2022 sẽ là năm máu chảy, đầu rơi.
Nhưng ngay từ năm 2018 cũng đã bắt đầu cuộc chiến. Không ai đợi đến khi tuyệt vọng mới nỗ lực. Nhà cháu tin rằng, nếu chủ trương trên được thông qua, năm 2018 giá xe sẽ còn giảm mạnh hơn cả dự đoán ban đầu.