[Funland] Kênh đào Phù Nam Campuchia !

baba77

Xe tăng
Biển số
OF-825566
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
1,482
Động cơ
149,862 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Quyền lợi mỗi nước nên không thể bảo họ phải làm thế kia. Vậy chũng ta phải chấp nhận nhận thực tế thay đổi mà tìm cách thích nghi. Không nên kêu gào này nọ mà đặt mình vào địa vị họ mà ứng xử.
 

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
276
Động cơ
10,162 Mã lực
đúng rồi cụ, hình như có vụ hợp tác khai thác sông Mê Kong, nếu nó chặn dòng thế, thì mình cũng sẽ phải nghĩ cách xoay sỏ thôi, hiện e cũng chưa nghĩ ra đc cách nào, nhưng nó động vào lợi ích của mình, thì có khi mình cũng phải động vào của nó ở chỗ khác thôi.
Có cụ bẩu nước họ thì làm gì là việc của họ. Dòng sông Mekong là nguồn nước chung của các nước không thể nói là một nước muốn làm gì thì làm. Nếu như dòng sông trong nội biên giới của một nước thì làm gì có thể là việc của họ nhưng đây là con sông đi qua nhiều nước, là nguồn sinh kế cũng như an ninh lương thực của nhiều nước nên không thể nói là một nước, ở đây là Cam, làm gì là việc của họ.
Do vậy nên mới có câu chuyện trước đây Ai Cập dọa chiến tranh khi Etiopia định đào kênh vì ảnh hưởng tới đất nước của họ. Hoặc khi một số nước Arab làm đập chặn nguồn nước vào Israel, nước này đã cho đánh bom đập để nước tràn về.
...
Việc Hun Manet đặt tên kênh là Funan là muốn nhắc nhở mọi người rằng nước Phù Nam (Funan) (trong đó có phần Nam bộ ở ĐBSCL) từng thuộc Campuchia. Việc đặt tên này hoàn toàn không phải ngẫu nhiên và thể hiện tham vọng.

Ngược dòng lịch sử một chút, phần đất của đế chế Phù Nam trước đây bao gồm cả một phần các nước Thailand, Cam, Myanmar, Việt Nam. Chân Lạp (Campuchia) khi đó hằng năm vẫn phải cống nạp cho đế chế Phù Nam. Tuy vậy vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 và vào thế kỷ thứ 7, Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp (Campuchia) tấn công và xóa sổ nhà nước Phù Nam. Chân Lạp sau đó có 2 phần, được gọi là lục Chân Lạp (tương ứng với phần đất gốc của Campuchia ở mạn Biển Hồ và phía trên), phần còn lại là thủy Chân Lạp (là phần đất Phù Nam bị mất vào Chân Lạp, ở các tỉnh miền Tây hiện nay).

Do vậy nếu nhìn xa hơn, có thể thấy các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là một phần đất xưa thuộc nước Phù Nam, chứ không phải Campuchia.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,707
Động cơ
251,775 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Yên tâm đê, bố con bác Hun đã nói rồi, kênh đào nhằm mục đích kinh tế chứ không phải quân sự, tàu chiến Trung Quốc sẽ không được vào vì Cambodia có quan hệ tốt với VN, Cam không cho phép quốc gia nào sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại quốc gia khác.
Kênh đào cũng không ảnh hưởng đến dòng chính sông Mekong, nó chỉ lấy nước từ sông Hậu mà thôi, nếu VN có thiếu nước thì cứ mang can sang mà đong, Cambodia không hẹp hòi gì.
Kinh phí xây dựng kênh hoàn toàn do Trung Quốc tài trợ, mục đích là thúc đẩy phát triển kinh tế trong Asean chứ không có ý đồ gì khác.
Các cụ yên tâm rồi nhé
Tàu chiến vào sông. Khác gì xích con sư tử lại
 

tranthanhhaist

Xe tăng
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
1,095
Động cơ
143,206 Mã lực
Sao lại trách anh Tàu, giờ phải nói thâm như Cam chứ.
Tàu nó như Nhật trước đây thôi, đi cung cấp vốn, và thu xèng, làm hay ko thì phải tự quyết.
Cam ko cẩn thận là rơi vào cảnh nợ nần chồng chất vì làm những công trình kém hiệu quả kiểu này.
VN cungz ko có gì phải lo, như ĐBSH đấy bao năm nay có lũ đâu, đất đai vẫn màu mỡ.
Ơ, vậy là Cam vừa dính bẫy nợ của a Tàu, vừa gây thù chuốc oán với a Việt, một việc làm hại cả đôi đường vậy mà lãnh đạo Cam vẫn theo thì dại quá cụ ạ.
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,140
Động cơ
421,825 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,114
Động cơ
220,289 Mã lực
Kiến thức về thủy điện này rất mới, cần phải đưa vào phổ biến rộng rãi cho toàn dân chúng, cũng như đưa vào giáo trình dậy học cho các cấp học mầm non 👍👍👍
Rồi có cần phải dạy lại là nước sông có từ cả 1 vùng đất 2 bên bờ, nên Lào có chặn thì chặn nước của Lào thôi.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,338
Động cơ
351,377 Mã lực
Thằng Lào đang sống dở chết dở với nợ mà nhà mình ko sang cứu thì phương án này siêu khó. GDP có cỡ 15 tỉ$ mà nợ tầm 18 tỉ$.
Riêng xuất khẩu điện từ thủy điện của Lào mỗi năm hơn 2.3 tỉ USD nên về nguyên tắc là dư sức trả nợ 18 tỉ. Bí quá bán quách mấy nhà máy điện cho VN (đang thiếu điện) cũng thừa tiền trả nợ.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,481
Động cơ
408,528 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Riêng xuất khẩu điện từ thủy điện của Lào mỗi năm hơn 2.3 tỉ USD nên về nguyên tắc là dư sức trả nợ 18 tỉ. Bí quá bán quách mấy nhà máy điện cho VN (đang thiếu điện) cũng thừa tiền trả nợ.
Vấn đề là phần của Lào chỉ là khoảng 30% trong số 2,3 tỉ đô đó thôi chứ không phải toàn bộ. Với 700 triệu đô thì khó trả nợ đấy, vì Lào còn phải chi 1 khoản rất lớn mua xăng dầu.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,338
Động cơ
351,377 Mã lực
Vấn đề là phần của Lào chỉ là khoảng 30% trong số 2,3 tỉ đô đó thôi chứ không phải toàn bộ. Với 700 triệu đô thì khó trả nợ đấy, vì Lào còn phải chi 1 khoản rất lớn mua xăng dầu.
Thế này thì phải xem lại cách tính nợ công của Lào. Như truyền thông hay nói là Lào nặng nợ vì làm thủy điện và xây đường sắt nhưng thực tế thì đường sắt Lào chỉ góp vốn tự có là đất còn lại TQ góp tiền. Nếu thủy điện Lào chỉ có 30% cổ phần thì khả năng lại là vốn tự có. Thế thì về cơ bản chính phủ Lào sẽ không có nợ tài chính trong các dự án đó?
 
Chỉnh sửa cuối:

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
12,014
Động cơ
396,201 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Em gửi các cụ vài hình ảnh của quá trình hình thành ĐBSCL, để các cụ thấy được tầm quan trọng của dòng sông Mê Kong vs châu thổ này lớn đến như nào...

7000 năm trước, ĐBSCL chưa hình thành. Khu vực này khi đó là một vịnh biển nông với mực nước dâng đến Phnom Penh (Campuchia).

01.jpg


Qua thời gian, nước biển rút dần, phù sa từ dòng Mekong bồi tụ, ĐBSCL nhờ đó vươn ra Biển Đông trung bình 16m/năm, mở rộng theo hướng Cà mau 26m/năm

02.jpg
Thềm Sunda là cái gì trong lược sử địa chất
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,954
Động cơ
361,730 Mã lực
Tuổi
124
Thềm Sunda là cái gì trong lược sử địa chất
Theo Zoccarato et al. (2018, The role of sedimentation and natural compaction in a prograding delta: insights from the mega Mekong delta, Vietnam) tại khu vực đồng bằng sông Mekong các trầm tích thế Pleistocene (2,58 triệu tới 11.700 năm trước) nằm ở độ sâu từ 20 m trở lên còn trầm tích thế Holocene (11.700 năm trước tới nay) ở độ sâu dưới 20 m. Thế Pleistocene là thời kỳ nước biển rút xuống nên nhiều khu vực tại thềm Sunda lộ ra trên mặt nước, nhưng khi kết thúc Dryas Trẻ (12.900-11.700 năm trước) thì nhiệt độ tăng lên (tại lõi băng Greenland nhiệt độ tăng từ -45 độ C lên -35 tới -30 độ C, ở mức như ngày nay) thì thời kỳ băng hà kết thúc và nước biển lại dâng lên khoảng 16 m, nhấn chìm toàn bộ vùng châu thổ Mekong cổ và lớp đất bề mặt vùng đồng bằng này hiện nay đều là trầm tích thế Holocene. Vì thế, việc 7000 năm trước gần như toàn bộ vùng đồng bằng Mekong là biển không có gì khó hiểu. Hình 1 trong nghiên cứu của nhóm tác giả này minh hoạ ranh giới đồng bằng Mekong 4.000, 3.000, 2.000, 1.000 năm trước ngày nay so với ranh giới hiện tại, cho thấy sự mở rộng lớn nhất là theo hướng tây nam về phía mũi Cà Mau. Khu vực như Cần Thơ nổi lên trên mặt nước vào khoảng 3.500 năm trước. Các mẫu vật sinh vật biển cổ đại lấy từ các mũi khoan ở độ sâu 10-15 m tại Bến Tre liệt kê tại bảng 1 trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc et al. (2013, Diatom responses to Holocene environmental changes in the Tiền delta - Mekong river system) có niên đại 4.000-6.000 năm trước, cho thấy khi đó vùng đất Bến Tre ở độ sâu 10-15 m nằm dưới biển.
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
310
Động cơ
23,838 Mã lực
Tuổi
32
View attachment 8469960

để đối phó cũng có thể dùng cách này, tuy nhiên tốn công gấp 5 lần
Thực ra dễ hơn nếu sử dụng con Sông Mã (Thanh Hóa), mở các âu thuyền cạnh các thủy điện bên Việt Nam, quy hoạch 1 khu vực cảng bên Lào và thanh thải lòng sông, phá hết các thác ghềnh, đá ngầm trên sông để lấy lối cho thuyền đi. Cách này đối với trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam thì làm thừa sức, nhưng không bao giờ các lđ ở trên cho phép làm bởi vì khi đó sẽ tạo ra nhát cắt đôi đất nước nếu có xung đột xảy ra với anh láng giềng, khi đó thuyền thúng, bè, mảng, sà lan chở đặc nhiệm hải quân từ bên Lào chảy qua và tàu đổ bộ chở lính thủy quân lục chiến từ biển ngược lên tạo thành 2 mũi vu hồi...
 
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,811 Mã lực
Tuổi
51
Em nhớ là cách đây hơn 20 năm, cỡ năm 2000 có một nhà khoa học VN đề xuất giải pháp thoát lũ cho miền tây bằng cách khai thông dòng mekong cho chảy vào đăkrong hay sepon gì đó, tổng mức cỡ 18-20 tỉ đô.
May mà hồi đó mình hổng có xèng.
.
.
em gg ra đây ah
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,954
Động cơ
361,730 Mã lực
Tuổi
124
Vậy theo cụ thì VN ta làm gì đây ?
Cái kênh của Cam chỉ là muỗi so với sông Hậu , chắc chỉ ngang kênh Vĩnh Tế của VN mà thôi
Kênh Vĩnh Tế (trung bình rộng 30 m, sâu 2,55 m) so làm sao được với kênh này (rộng 80-100 m, sâu 5 m).
 

Trần Đoành.

Xe container
Biển số
OF-668894
Ngày cấp bằng
9/6/19
Số km
8,683
Động cơ
437,227 Mã lực
Cụ trên cụ dưới lo cái gì, việc phản đối hoặc đánh giá tác động môi trường là việc cần làm, nhưng thực ra cái rãnh nước đấy chả xi nhê cm gì đến mình nhiều đâu, các cụ nhà mình đã chả tính đến việc này từ lâu, còn phản ứng với nọ kia chỉ là hình thức thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top