[Funland] Kênh đào Phù Nam Campuchia !

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,856
Động cơ
250,960 Mã lực
Em nói thế này các cụ đừng giận, VN có quá ít cơ hội để trở thành nước giầu. Chúng ta vừa có tính lười biếng của sắc dân ĐNA vừa có thói kiêu ngạo của sắc dân Đông Á, nền giáo dục lại còn dở tây dở tầu nên phát triển đến mức thu nhập trung bình cao là đúng thực lực rồi, không có gì phải xấu hổ cả! :D

Khi đã không giầu thì phải biết bảo vệ nồi cơm của mình. Nam Bộ chính xác hơn là Tây Nam Bộ có khí hậu thiên nhiên ưu đãi, mật độ dân số vừa phải, vừa đủ nhiều để cung cấp lao động, cũng vừa đủ thưa để làm các trang trại với quy mô lớn. Chỉ riêng Miền Tây cũng thừa khả năng nuôi sống cả VN rồi, nên phải giữ thôi! :D

Em có câu chuyện. Chả là đầu năm nay kinh tế khó khăn, có anh kỹ sư xây dựng thất nghiệp, vợ công nhân ít đơn hàng thi thoảng nghỉ không lương. Anh bàn với vợ mang tiền tích luỹ ra xây nhà, thế là không những hai vợ chồng lại có việc làm còn tạo ra thu nhập cho mấy ông thợ xây nữa! :D

Ở tầm quốc gia cũng nên là như vậy, kinh tế thế giới còn suy thoái nhiều năm nữa, trông chờ vào FDI là tốt nhưng cũng cần tự tạo ra việc làm cho mình. Nên đầu tư những công trình quan trọng nhưng VN tự làm được hết, tốn càng nhiều vật liệu càng nhiều nhân công càng tốt, dù sao số tiền đó cũng quay lại nền kinh tế chả thằng tây, thằng tầu nào húp được! :))
Đang làm đúng như cụ nói đấy :) như cấp tốc chỉ định thầu cao tốc để bà con có việc làm. Liên tục khởi công các dự án đầu tư công. Chỉ là muốn làm vậy, nhưng làm được không dễ, tiến lên mắc núi trở lại mắc sông, bao nhiêu thứ nó vướng chân ta giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, cất cánh không dễ. Cần các chiến binh, làm không sợ chết :D

P/s hô xung phong vậy thôi, chứ mình vẫn núp hào cầm súng ngắn chỉ trỏ cho an toàn
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,856
Động cơ
250,960 Mã lực
Cháu cũng nghĩ Vietnam cần làm cao tốc nối không những từ Tây Ninh ra Bavet mà phải nối từ Thành phố Hồ Chí Minh ra bavet. Y tế, Giáo dục cam chắc chắn là thấp hơn Vietnam. Mình nên chủ động kết nối với Pnompenh cho họ sang chữa bệnh học hành. thậm chí vui chơi văn hóa bên mình nữa cứ miễn thu tiền là OK. thay vì để họ phải chạy qua bên thái lan chữa bệnh vì cháu có hỏi thì được biết một số dân cư pnompeenh họ vẫn rất tín nhiệm bác sỹ Vietnam và rất thích sang Tp. Hcm chữa bệnh. Mình cứ tạo ra sân chơi và thu tiền (Chính phủ thu thuế dân Vietnam thêm nhiều khách hàng) vậy là tất cả đều vui. Chiến lược lớn lao dù cam có bố láo thì vẫn nên hướng họ đến việc hợp tác thay vì đối đầu.



Híc thôi cụ ạ. Đánh đấm bao nhiêu năm. Mới có hòa bình được đôi chục năm thôi để thư thả mần kinh tế GDP Vietnam khi nào cỡ khoảng 1.200-1.500 tỷ USD. thu nhập bình quân đầu người cỡ 15.000 usd/ năm khi đó thích múc thì múc.

Giờ đánh đấm nó ngồi ở bắc kinh mí honolulu hay bình nhưỡng nó bấm nút chứ ai như anh nga tướng vẫn thân chinh ra trận chết như ngả dạ. Mà thôi nước mình cũng ko có tuổi mà so được với nga hay putin cụ so làm gì. Tập trung mần kinh tế thôi cụ. Cứ giàu lên khắc nhiều bạn, tự nhiên ít kẻ thù đi so với nghèo.
Đây cụ. Trong quy hoạch đã có tổ chức các điểm kết nối với Campuchia ở Hà Tiên (Kiên Giang), Châu Đốc (An Giang), Mộc Bài (Tây Ninh), Xa Mát (Tây Ninh), Lộc Ninh (Bình Phước, QL13).

Thêm kết nối đường sắt ở Lộc Ninh (Lộc Ninh - Chơn Thành - Bàu Bàng - Dĩ An - Biên Hoà - Bà Rịa).

Thêm một số điểm phụ ở Long An, Đắc Nông, Đăk Lak, Gia Lai, Kon Tum (không phải cao tốc)

IMG_0870.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,002
Động cơ
398,421 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cháu cũng nghĩ Vietnam cần làm cao tốc nối không những từ Tây Ninh ra Bavet mà phải nối từ Thành phố Hồ Chí Minh ra bavet. Y tế, Giáo dục cam chắc chắn là thấp hơn Vietnam. Mình nên chủ động kết nối với Pnompenh cho họ sang chữa bệnh học hành. thậm chí vui chơi văn hóa bên mình nữa cứ miễn thu tiền là OK. thay vì để họ phải chạy qua bên thái lan chữa bệnh vì cháu có hỏi thì được biết một số dân cư pnompeenh họ vẫn rất tín nhiệm bác sỹ Vietnam và rất thích sang Tp. Hcm chữa bệnh. Mình cứ tạo ra sân chơi và thu tiền (Chính phủ thu thuế dân Vietnam thêm nhiều khách hàng) vậy là tất cả đều vui. Chiến lược lớn lao dù cam có bố láo thì vẫn nên hướng họ đến việc hợp tác thay vì đối đầu.
Người Campuchia nếu là các bệnh điều trị thì đã mặc nhiên sang Việt nam chạy chữa cụ ạ. Các bệnh viện khá trở lên ở Sài gòn (Chợ rẫy, Bình dân, 115, kể cả Tâm anh, Tâm đức vv) đều rất đông bệnh nhân Cam. Hàng ngày có cả chục chuyến xe chỉ chở khách Cam sang Sài gòn khám chữa bệnh.

Sang Thái chữa bệnh là có, nhưng sang Sài gòn vẫn là chủ yếu.

Campuchia là 1 thị trường rất vừa miếng với VN, kể cả hàng hóa và dịch vụ.
 

berryfun

Xe điện
Biển số
OF-33626
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,912
Động cơ
403,843 Mã lực
Nơi ở
The heavens
Người Campuchia nếu là các bệnh điều trị thì đã mặc nhiên sang Việt nam chạy chữa cụ ạ. Các bệnh viện khá trở lên ở Sài gòn (Chợ rẫy, Bình dân, 115, kể cả Tâm anh, Tâm đức vv) đều rất đông bệnh nhân Cam. Hàng ngày có cả chục chuyến xe chỉ chở khách Cam sang Sài gòn khám chữa bệnh.
Sang Thái chữa bệnh là có, nhưng sang Sài gòn vẫn là chủ yếu.

Campuchia là 1 thị trường rất vừa miếng với VN, kể cả hàng hóa và dịch vụ.
Thấy cậu này chia sẻ cũng nhiều điều về bóng đá cam mời các cụ cũng là khía cạnh khá là hay.
 

nhanchauchau

Xe tăng
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
1,911
Động cơ
1,054,762 Mã lực
Đây cụ. Trong quy hoạch đã có tổ chức các điểm kết nối với Campuchia ở Hà Tiên (Kiên Giang), Châu Đốc (An Giang), Mộc Bài (Tây Ninh), Xa Mát (Tây Ninh), Lộc Ninh (Bình Phước, QL13).

Thêm kết nối đường sắt ở Lộc Ninh (Lộc Ninh - Chơn Thành - Bàu Bàng - Dĩ An - Biên Hoà - Bà Rịa).

Thêm một số điểm phụ ở Long An, Đắc Nông, Đăk Lak, Gia Lai, Kon Tum (không phải cao tốc)

IMG_0870.jpeg
Đấy, có qh cả rồi! Vậy mà có cụ còn sợ làm xong Cam nó phi xe tăng sang mình.
 

hoangdinhman

Xe hơi
Biển số
OF-89020
Ngày cấp bằng
19/3/11
Số km
174
Động cơ
480,448 Mã lực
Nếu tác động lớn đến lợi ích quốc gia là phải lên tiếng. Cụ xem ai cập nó ngăn ko cho đào đấy.
Có ý này với các cccm hay lo cho ĐBSCL:VN có bao nhiêu sông đổ về Mê Kong?, lưu vực chiếm bao nhiêu %?, lượng nước chiếm bao nhiêu %, trên các sông suối ấy ta đã xây bao nhiêu thủy điện,bai, hồ?
Chúng ta đã làm những gì để tốt cho sông Mekong (trồng mới, bảo vệ các cánh rừng đầu nguồn)?
Khi trả lời được các vấn đề trên thì sẽ thấy chúng ta nên phản ứng thế nào với các nước thương nguồn sông Mekong
Chúng ta hãy làm tốt phần ảnh hưởng đến chính chúng ta, sau mới yêu cầu đến người khác không làm thiệt hại đến mình
 

hoangdinhman

Xe hơi
Biển số
OF-89020
Ngày cấp bằng
19/3/11
Số km
174
Động cơ
480,448 Mã lực
Cát Linh nó chạy 2 năm rồi còn Bến Thành - Suối Tiên, Nhổn - Ga Hà Nội chưa biết khi nào chạy.
Đến bây giờ mà có một số kẻ (xin lỗi cccm khi phải dùng từ như vậy ) vẫn còn lôi clhd ra để nhai lại
Clhd đã chạy 2 năm, hai tuyến kia mấy năm nữa sẽ chạy?
Sai, kém thì phải chỉ trích, lên án. Đúng, tốt phải công nhận,khen. Đừng vì yêu ghét mà phủ nhận hay "bưng bô"
 
Biển số
OF-831145
Ngày cấp bằng
22/3/23
Số km
728
Động cơ
35,951 Mã lực
Hôm qua xem video trực tiếp của thằng bạn đi chơi biển cam thấy các toà nhà bỏ hoang ở suhanoukville quá nhiều. Hình như toàn của bọn Tàu
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
709
Động cơ
387,369 Mã lực
Bình luận bài viết của chuyên gia Nguyễn Minh Quang từ Mỹ về kênh đào Funan của Campuchia của TS. Tô Văn Trường - Nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam

Anh Việt mến

Cám ơn anh Việt đã cho biết bài viết của chuyên gia thuỷ lợi Nguyễn Minh Quang từ Mỹ bình luận đánh giá về kênh đào ở Campuchia và nhận xét về các ý kiến phản biện liên quan đến con kênh nói trên.

Anh Quang là một chuyên gia về thủy lợi ở miền Nam Việt Nam trước 1975, đã làm việc nhiều năm ở Mỹ và có nhiều bài viết khách quan về Mekong cũng như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đã có những nhận xét đáng chú ý như sau:

Mặc dù dự án kinh đào của Dự án Prek Chek Funan Techo ở Campuchia được công bố trong tháng 5, nhưng dư luận chỉ “xôn xao” sau khi Đài Á Châu Tự do phổ biến bài phỏng vấn Ông Brian Eyler của Trung tâm Stimson ở Washington DC ngày 3 tháng 10 năm 2023 với một tựa đề “giật gân”: Kênh đào Funan ở Campuchia: chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài ĐBSCL?. Từ đó, một vài “nhân vật quen thuộc” ở trong và ngoài nước cũng có nhận xét về dự án này.

Bài viết của ạnh Quang tóm tắt những nhận xét đã được phổ biến trong thời gian qua và đánh giá “giá trị khoa học” của những nhận xét đó:

1.Chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài ĐBSCL? Nhận xét chính của Ông Brian Eyler, chuyên viên về Mekong và là Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson ở Washington DC. Nhưng có nhiều điều chưa biết về tác động môi trường và xã hội của dự án, và cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ ảnh hưởng. Theo anh Quang, ông Eyler đã tự đánh giá cái nhận xét chính của mình là “không có sơ sở khoa học.” Nói cách khác, những nhận xét của ông chỉ là suy đoán mà thôi.

2.“Âm mưu thâm độc của Bắc Kinh”? Phân tích của Kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch của Việt Ecology Foundation ở California, tuy nhiên ông không cho biết âm mưu thâm độc đó là gì? Và Kỹ sư Long phân tích thêm rằng: Không ai có thể đánh giá dự án này theo khoa học được nếu chỉ có bản Thông báo, một “Prior Notification” rất sơ lược, ảnh hưởng như thế nào đối với Biển Hồ Tonle Sap và ĐBSCL vẫn chưa rõ, có điều chắc chắn là trong mùa khô nước ở ĐBSCL sẽ ít hơn làm vấn đề nhiễm mặn trầm trọng hơn. Theo anh Quang, Kỹ Sư Long cũng giống như Ông Eyler, đó là chưa biết ảnh hưởng của dự án đối với Biển hồ và ĐBSCL như thế nào, nhưng khác với Ông Eyler luôn dùng chữ “có thể” để mô tả nhận xét, Kỹ Sư Long không ngần ngại dùng chữ “chắc chắn” mặc dù mình chưa biết.

Theo tôi biết cho tới nay vẫn không có một nguồn tin chính thức nào về chiến lược cũng như chính sách đầu tư nào của Trung Quốc vào vùng hạ lưu sông Mê Công, tất cả mới chỉ có các hợp tác Mê Công mở rộng GMS, hợp tác Mê Công – Lan Thương.

3.Thách thức của con kênh Phù Nam Techo là có thật cho Việt Nam, đó là nhận xét chính về Dự án Prek Chek Funan Techo của Nhà văn – bác sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng như Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng; Mekong: Dòng Sông Nghẽn Mạch… Ngoài ra, ông còn có những nhận xét sau đây: mọi người dân Việt cần trầm tĩnh, tập trung năng lượng và chất xám để đối phó, nhằm giới hạn mức tác động thiệt hại của con kênh chiến lược này. Nếu vô tình gây thêm thù hận và chia rẽ giữa 2 nước Cam Bốt và Việt Nam là trúng sách lược “chia để trị” của Trung Quốc. Nhưng ông cũng nói lượng nước xả tối đa cho một âu tàu là 3,6 m3/sec (trung bình mỗi ngày), con số đó không đáng kể so với dòng chảy của hệ thống sông Mekong và như vậy sẽ không có ảnh hưởng đáng kể nào trên lượng nước sông Mekong. Theo anh Quang, tuy “không nói ra,” nhưng BS Vinh đã ám chỉ rằng Dự án Prek Chek Funan Tech sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến lượng nước của sông Mekong, mặc dù ông không có “bằng chứng khoa học” cho những nhận xét của ông.

4.Cần phải có một mô hình điện toán về thủy lực [hydraulic modeling] là ý kiến của Kỹ sư Thủy học Đỗ Văn Tùng, được giới thiệu là giàu kinh nghiệm và từng là kỹ sư tham vấn cho nhiều công ty Mỹ và Canada, cần phải có một mô hình điện toán mới tính được ảnh hưởng thế nào ở mỗi mùa đối với hồ Tonle Sap và ĐBSCL. Ông còn đưa ra những đề nghị như nếu chưa có mô hình mới, Việt Nam-Cam Bốt có thể ứng dụng mô hình MIKE11 của MRC đã được sử dụng rộng rãi và nên có một thỏa ước về việc tính toán và đền bù thiệt hại kinh tế và môi trường ở ĐBSCL

Theo anh Quang, những đề nghị của Kỹ sư Tùng có vẻ rất “khoa học,” nhưng có lẽ ông “quên” rằng thủy lộ Prek Chek Funan Tech có 3 cửa để kiểm soát chiều sâu của thủy lộ. Các cửa này được đóng lại khi hoạt động, vì thế, nước trong thủy lộ gần “đứng im” chứ không chảy như những sông rạch bình thường. Và khi cửa được đóng thì ai cũng biết, mà không cần đến mô hình, lưu lượng chảy vào thủy lộ Prek Check Funan Techo là 0.

Theo tôi biết là mô hình MIKE11 đã được nhiều cơ quan Việt Nam và tổ chức ở vùng Mekong sử dụng nhiều năm rồi. Do đó, việc vận hành chỉ cần lấp đấy nước ban đầu cho tuyến kênh, với mặt cắt thông báo ban đầu hình thang Bđáy = 50m, Bmặt = 130m, J H = 4,8m, L = 180km, tôi tính sợ bộ sẽ cần khoảng 78 triệu m3

(50+130)x4.8/2x180.000 = 77.760.000 m3

5.Cần đánh giá tác động cụ thể để có giải pháp ứng phó phù hợp là ý kiến của Tiến sĩ (TS) Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam của Việt Nam sau khi đọc 3 báo cáo của Tổng cục Khí tượng-Thủy văn, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và thấy các mức sụt giảm mực nước và lưu lượng ở Tân Châu và Châu Đốc.

TS Trường cho rằng các quan ngại của Việt Nam là chính xác nhưng cần tránh xu thế coi việc gì bạn làm cũng đều xấu và tìm lý do để phản đối kịch liệt, mặc dù chưa có nghiên cứu, phân tích cặn kẽ cũng như so sánh với các tuyến kênh tương tự đã làm trong địa phận Việt Nam. Theo anh Quang những nhận xét của TS Trường dựa trên giả thiết là những cửa cống trên thủy lộ sẽ được mở khi hoạt động; do đó, làm sụt giảm lưu lượng trong sông Mekong và sông Hậu (Bassac). Nhưng các cửa cống sẽ được đóng khi vận hành nên lưu lượng trong sông Mekong và Bassac, nếu có, cũng chỉ trong thời gian mở cửa ngắn ngủi. Anh Quang cũng nhận thấy các báo cáo của các cơ quan của Việt Nam chưa đầy đủ và cần phải nghiên cứu thêm một cách cặn kẽ.

Ngoài ra, anh Quang cũng nêu ra 2 bài Kênh đào Đế chế Phù Nam của Campuchia: Nỗi chết của Đồng bằng sông Cửu Long của Lê Hoành Sơn và Kênh đào “Đế chế Phù Nam” hay tiếng chuông báo tử cho đồng bằng sông Cửu Long của Tùng Phong, nhưng không có nhận xét chi tiết.



Để kết luận, anh Quang nêu ra 2 ý kiến:

1.Sau khi dự án được phổ biến rộng rãi qua bài phỏng vấn có tựa đề “giật gân” trên RFA, dư luận trong ngoài nước đã “xôn xao” với nhiều nhận xét “bi quan” cho ĐBSCL và Việt Nam, chẳng hạn như: âm mưu thâm độc của Bắc Kinh, thách thức cho Việt Nam, làm khô kiệt ĐBSCL, tiếng chuông báo tử cho ĐBSCL, nỗi chết của ĐBSCL. Các chuyên viên thì đề nghị nghiên cứu thêm, nhất là cần một mô hình thủy lực để hiểu rõ tác động của dự án đối với sông Mekong và ĐBSCL.

2.Tất cả những nhận xét đều dựa vào giả thiết là kinh đào Prek Chek Funun Techo sẽ được vận hành như những con kinh khác ở ĐBSCL, đó là nước và tàu bè có thể di chuyển tự do. Nhưng trên thực tế thì tàu bè không thể đi lại tự do mà phải đi qua 3 âu tàu và nước không thể chảy tự do vì sự hiện diện của 3 cửa đập. Chính 3 cửa đập này mà ảnh hưởng của dự án đối với dòng chảy của sông Mekong và đối với ĐBSCL, nếu có, chắc chắn sẽ rất ít.

Lời kết

Tôi đã đến Campuchia rất nhiều lần, hiểu rõ đặc tính của các chuyên gia nước bạn. Thời tôi còn làm Viện trưởng Viện Quy hoạch thuỷ lợi miền Nam thập niên 90, có nhiều thông tin quan ngại phía Việt Nam làm kênh, đắp đê làm dâng mực nước ở phía nước bạn Campuchia.

Tôi nghĩ không gì tốt hơn là để chính các chuyên gia người Campuchia thuyết phục các nhà chức trách của họ. Một nhóm chuyên gia người Campuchia được mời sang làm việc tại Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam. Chúng tôi thảo luận trên máy tính về mục tiêu dự án, nội dung thực hiện, đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới, và đặc biệt cung cấp phần mềm mô hình thuỷ lực VRSAP của cố Phó giáo sư Nguyễn Như Khuê để bạn tự kiểm tra, đối chứng. Kết quả hai bên đã thống nhất quan điểm đánh giá tác dộng dự án và các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi làm hài lòng các cấp có thẩm quyền của cả Việt Nam và Campuchia.

Thông qua các tính toán của một số cơ quan của Việt Nam và ngay chính từ các nhận xét cùa các Chuyên gia (Mr. Eyler, Ks. Long, bác sĩ Vinh) có thể thấy ngay tiềm năng tác động xuyên biên giới của dự án này (cách biên giới Việt Nam 30 km phía sông Hậu)

Nếu dự án này kết hợp với nạo vét sông Hậu phía Campuchia thì vấn đề này cần phải được xem xét cả mặt tích cực và tác hại (Ví dụ: nạo vét sông Hậu phía Campuchia, nước về sông Hậu sẽ nhiều hơn, làm giảm dòng chảy bên sông Tiền, giúp giảm mặn phía sông Hậu, nhưng gia tăng mặn phía sông Tiền ở hạ lưu...phải làm rõ sự lợi-hại trước khi có các nhận xét mang tính cảm tính, chủ quan)

Có điều chắc chắn là trong mùa khô nước ở ĐBSCL sẽ ít hơn làm vấn đề nhiễm mặn trầm trọng hơn, nhưng mức độ là bao nhiêu?

Dù lớn hay nhỏ, khi đã có tuyến GTT thủy này, sẽ làm sụt giảm nước sông Hậu...do vậy mùa khô nước ở ĐBSCL sẽ ít hơn làm vấn đề nhiễm mặn trầm trọng hơn, đây là điều mà ai cũng thấy. Các cơ quan chuyên môn của Việt Nam đang tính toán xem xét trong các trường hợp bất lợi để làm thông tin giúp cho công tác đàm phán với Campuchia

Các tính toán ở trên cần được kiểm tra lại về số liệu, cách vận hành các âu thuyền và các giả thuyết về sử dụng nước.

Như đã nói, các cơ quan chuyên môn của Việt Nam đang tính toán xem xét trong các trường hợp bất lợi để làm thông tin giúp cho công tác đàm phán với Campuchia

Chúng ta không nên hiểu theo nghĩa là công trình này đi vào hoạt động sẽ vận hành tiêu cực là lấy nước tối đa. Tuy nhiên, giai đoạn trước mắt, chúng ta cần phải tính toán xem xét hết các trường hợp bất lợi để có giải pháp đối phó và quan trong nhất là để phía Campuchia thấy được, nếu không chia sẻ thông tin đầy đủ (mà chỉ chia sẻ bản tóm tắt của báo cáo) sẽ rất khó khăn trong việc thuyết phục tính hiệu quả của dự án và chính quyền, người dân trong vùng về tác động của dự án này. Tuy nhiên chính phủ Campuchia mới ký kết chính thức với đại diện của China Bridge and Road Corporation (CRBC) hồi 17 tháng 10 tại Belt and Road Forum ở Beijing để các công ty Trung Quốc tiến hành nghiên cứu khả thi cho kênh đào này, theo kế hoạch là 12 tháng, như vậy các thông tin và số liệu trong thời gian đang còn nghiên cứu đều là tạm thời.

Tô Văn Trường
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,340
Động cơ
217,491 Mã lực
Kênh nó không chảy nước tự do vì có cửa cống chặn lại.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,511
Động cơ
242,092 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Có ảnh hưởng nhưng không nhiều lắm đâu. Vốn dĩ bây giờ cũng đâu còn lũ với phù sa nữa.
Họ lấy không nhiều nước đâu. Do 2 đầu đều có các âu tầu như ở kênh đào Panama.
 

moonlife

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-203464
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
7,369
Động cơ
367,628 Mã lực
Nhà họ, họ thích làm gì là quyền của họ
Nhưng bỏ tiền đào con kênh này thì đủ hiểu trí tuệ, năng lực quản trị của nhà này cũng không cao lắm.
E lại thấy cao đấy. Họ dồn tiền cải tạo đất của họ, đồng thời triệt hạ Đb SCL. Chắc mưu hèn kế bẩn của TQ, tiền TQ tài trợ luôn.
 

mmxhung

Xe điện
Biển số
OF-357522
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
4,010
Động cơ
302,264 Mã lực
Ko phải ở khuôn viên đất nhà cụ là cụ có thể nắn dòng như thế đc, tất cả các nước dọc sông MK phải có trách nhiệm vs nguồn lợi chung chứ cụ...
ĐBSCL hình thành hàng triệu năm từ phù sa sông MK, h mà bị san sẻ thì quá trình sạt lở bờ biển, hay xâm nhập mặn ở đây càng nặng nề cụ ạ.
Nên tìm hiểu lịch sử xem ĐBSCL như thế nào trước khi đòi phù sa về như hàng triệu năm trước.
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,371
Động cơ
296,453 Mã lực
Tuổi
39
Không đến mức khủng khiếp nhưng chuyện gia tăng tình trạng ngập mặn ở ĐBSCL là chắc chắn có. Có điều VN không còn ở vị thế để can thiệp những việc này. Mình thích ứng thôi.
 

wild nature

Xe điện
Biển số
OF-448583
Ngày cấp bằng
26/8/16
Số km
2,187
Động cơ
227,723 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E thì lo ngại xâm nhập mặn. Đất mặn ko trồng đc
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
4,311
Động cơ
187,944 Mã lực
Em xem bản đồ, thì phía Cam đào kênh mới dẫn nước từ sông Mê Kông chảy ra hướng vịnh Thái Lan...
Làm như thế này thì đồng bằng sông Cửu Long nhà mình đã thiếu phù sa, mất nguồn lợi thủy sản từ khi có các đập ở thượng nguồn...h kênh này vận hành vào năm 2028 thì ĐBSCL hẹo luôn ạ :(
..
Có nên đề xuất ông ẻm Hun tạm dừng hay hủy ko các cụ ?

Link Vnexpress.net
Có ủy ban tiểu vùng sông Mê kông (Thái, Lào, Cam, VN) và Ủy ban hợp tác Mekong-Lan Thương rồi, Thái muốn làm cũng không dễ đâu cụ
Chưa có kênh mà Mekong và Biển Hồ đã ít lũ rồi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top