[Funland] Kế sách giáo dục...năm 2000

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Sự giáo dục vĩ đại nhất đời người là “cảm xúc ôn hòa” của người mẹ
Bởi Thu Huyền


Có thể bạn chưa biết. Đời người này, có một kiểu giáo dục con cái vĩ đại, để các con dần dần lớn lên, dần dần trưởng thành cả về thể chất lẫn tâm hồn, đó chính là sự “ôn hòa” của người mẹ.

“Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt”, vậy thế nào mới thực sự là người mẹ tốt?

Kỳ thực, một người mẹ tốt cần bao hàm 3 chữ:

Chữ thứ nhất: “Tĩnh”

Nhiều người mẹ rất nhạy bén, có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều vấn đề của con và lập tức chỉ ra, hơn nữa còn nhắc lại nhiều lần, thậm chí trước mặt nhiều người cứ nói con mình chỗ này không tốt chỗ kia không tốt. Nhưng như thế liệu đã thật sự đúng đắn?

Kỳ thực, khi người mẹ nhìn thấy ưu và khuyết điểm của con mình, đừng nên bị động, cũng đừng rối loạn. Vì sao? Bởi vì con cái cần một người mẹ có cảm xúc ôn hòa để nuôi dưỡng và bảo vệ, chỉ khi người mẹ nhìn thấy ưu và nhược điểm của con nhưng vẫn bình ổn thì mới có thể cấp cho các con động lực để trưởng thành.
Cảm xúc của người mẹ không ổn định, cả nhà cũng chao đảo dập dềnh, nếu trẻ ở trên con thuyền như vậy của người mẹ thì chỉ một chút động tĩnh thôi cũng ảnh hưởng đến trẻ, phá vỡ trạng thái ổn định của trẻ, trẻ phải mất rất nhiều sức lực để làm dịu lại cảm xúc lo lắng trong lòng mình, vậy thì còn lại bao nhiêu năng lượng để dùng vào việc học và trưởng thành đây?

Chữ thứ hai: “Từ”

Khoa tay múa chân trước mặt con, không thì quát tháo ầm ỹ, làm một người mẹ suốt ngày cằn nhằn sẽ khiến con cái dần dần cảm thấy thế giới này không có gì thoải mái, vui vẻ cả. Trẻ sẽ mất đi phương hướng và người mẹ cũng sẽ không còn khả năng dạy dỗ con nữa, sẽ trở nên càng đáng sợ hơn.

Sức mạnh thật sự của một người mẹ là sự hiền từ khiến mọi người cảm thấy lòng bao dung như biển cả, đây chính là vùng đất bao la để con trưởng thành. Hình tượng của một người mẹ như thế chính là quy tắc dạy con, lời nói chính là phương hướng cho con.



Chữ thứ ba: “Nhược”

Trước mặt con, người mẹ cần học cách thể hiện “nhược” (sự yếu mềm).

Con của một người mẹ mạnh mẽ rất khó tự tin được, sự tự tin của trẻ sẽ dần dần yếu đi với sự mạnh mẽ của người mẹ. Những người mẹ có thể thể hiện sự nhẹ nhàng, mềm yếu trước mặt con thì con của họ sẽ tự tin và kiên cường.

Có câu nói rằng: “Người làm mẹ không sợ không hiền từ, chỉ sợ là biết yêu thương mà không biết dạy con”.
Một đứa trẻ học lực kém không hẳn là do trí lực kém mà là “vấn đề về cảm xúc”, học không giỏi có thể là vì bị cảm xúc tiêu cực làm phiền. Cha mẹ càng lo âu và nóng nảy thì kết quả học tập của con trẻ càng tệ hơn. Chỉ khi tâm trạng của trẻ bình ổn thì mới có thể tiếp thu, khám phá, tư duy lý tính, tìm tòi, sáng tạo, mới có thể thật sự ưu tú.

Làm một người mẹ, hãy nhớ rằng “giữ gìn cảm xúc ôn hòa” của mình mới chính là sự giáo dục vĩ đại nhất đối với con trẻ.

link: https://giadinhtiepthi.com/su-giao-duc-vi-dai-nhat-doi-nguoi-la-cam-xuc-hoa-cua-nguoi/
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Ử nghe thì hay đấy, nhưng liệu có làm được, và có dám làm ko ?
"Nếu cho tôi một điểm tựa, tôi có thể bẩy cả quả đất lên!"

Ắc xi mét, người phát minh ra cái đòn bẩy.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
NU PA KA GI!!! THỎ ƠI HÃY ĐỢI ĐÂY!!!
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Thế nào là Người Thày chân chính?

"Tôn Sư, Trọng Đạo" là truyền thống quý báu của Dân Tộc Việt Nam.

Sư là Thày dạy đạo đức (lễ) và kiến thức, còn Đạo là Con Đường Tu Thân để trở thành Người theo đúng nghĩa của từ này, đó là Người Có Trái Tim Nhân Hậu và Trí Tuệ Sáng Suốt.

Theo Đạo Nho Giáo, tức Đạo Khổng (Khổng Phu Tử), Người Thày mà Việt Nam thờ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, Con Đường (Đạo) tiến thân của Đại Phu là: Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ.

Trước tiên phải Tu Thân để trở thành người Quân Tử, có Đạo Đức, nói năng, đi đứng đúng mực, biết phép tắc giao tiếp với mọi người, biết phân biệt phải, trái...

Bước tiếp theo là Tề Gia, có nghĩa phải làm việc để Gia Đình có cuộc sống ổn định, mọi người hòa thuận vui vẻ với nhau.

Khi Gia Đình đã êm ấm thì mới có thể ra giúp ích cho Cộng Đồng, cho Xã Hội (Trị Quốc).

Nếu Đất Nước có nhiều Đại Phu thì sẽ Bình được Thiên Hạ, tức là Thiên Hạ sẽ noi theo Tấm Gương và đạt được Thái Bình.

Như vậy, để làm Người Thày Đúng Nghĩa thì phải là Tấm Gương cho Trò noi theo, đó là cách dạy hiệu quả nhất.

Nếu dạy kiểu: "Hãy làm như Thày nói, đừng làm như Thày làm" thì chẳng có Trò nào nghe đâu, nếu chúng có nghe thì là giả vờ nghe trước mặt Thày thôi, sau lưng Thày như vậy chúng sẽ chửi Thày nói một đằng làm một nẻo!

Các Thày Giáo, Cô Giáo hãy tự soi lại mình xem mình có đáng được gọi là Thày/Cô Giáo không?
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
KẾ SÁCH GIÁO DỤC
(Bài viết đã được gửi cho báo Vietnamnet khoảng năm 2000)

Hiện trạng nền giáo dục Việt Nam

Cần phải nói thẳng ra rằng, nền giáo dục của chúng ta rất lạc hậu về mọi mặt, về phương pháp giảng dạy, về tổ chức hệ thống giáo dục...

Về triết lý giáo dục

Triết lý giáo dục là kim chỉ nam cho hệ thống giáo dục. Triết lý giáo dục của Việt Nam hiện nay mang nặng tính giáo điều, không phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại mới, rất rối rắm và mơ hồ.

Về phương pháp giảng dạy

Có thể nói trong tất cả các bậc giáo dục của chúng ta hiện nay, phương pháp giảng dạy không những không khác gì so với thời các ông đồ nho gõ đầu trẻ, mà nhiều mặt còn kém hơn. Đó là phương pháp dạy thày là trung tâm trong đó thầy nói, trò nghe, nhồi nhét kiến thức cho học sinh một cách thụ động và triệt tiêu năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy chỉ tạo cho học sinh kiểu học vẹt học thuộc lòng không cần suy nghĩ sáng tạo gì cả. Kiến thức thì rộng bao la không thầy nào có thể truyền thụ nổi cho học sinh tất cả các kiến thức.






Cổ nhân có câu “TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”. Học LỄ có nghĩa là học cách đối nhân xử thế, dường như nền giáo dục của ta chưa chú trọng đến vẫn đề này.

Jonh Locke, nhà Khai Sáng Người Anh thế kỷ XVI nói rằng:" Việc dạy kiến thức (văn, toán, lý, hóa..) chỉ là một phần rất nhỏ trong việc giáo dục một CON NGƯỜI". Thật đáng buồn trong nền giáo dục Việt Nam ta hiện nay phần dạy kiến thức này lại là phần chủ yếu và cũng thật đau lòng khi thấy một sinh viên đại học không biết cách viết một lá đơn xin phép nghỉ học CHO ĐÚNG VÀ ĐỦ!

Về mặt tổ chức

Các cơ sở giáo dục của chúng ta hiện nay chủ yếu là của Nhà nước, có một số cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác nhưng các cơ sở này rất còi cọc không phát triển được. Điều này chất gánh nặng lên ngân sách Nhà nước, Nhà nước không thể cấp đủ ngân sách cho giáo dục phát triển, và do Nhà nước đầu tư dàn trải nên các khoản đầu tư không hiệu quả.

Nguyên nhân của vấn đề này là về mặt luật pháp và chính sách chưa phù hợp nên không huy động được vốn từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào lĩnh vực giáo dục. Ví dụ như luật giáo dục quy định việc tư nhân đầu tư vào vào giáo dục không được phép thu lợi nhuận, điều này là bất hợp lý vì nhà đầu tư khi đầu tư vào giáo dục cũng mong thu được lợi nhuận từ khoản vốn này. Hay như chưa có chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư như vấn đề mặt bằng xây dựng trường sở, vay vốn ngân hàng với điều kiện ưu đãi, hay là các khoản thuế...

Nền giáo dục của chúng ta xa rời thực tiễn. Hàng năm, Bộ giáo dục tự đề ra chỉ tiêu tuyển sinh đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chứ không phải xuất phát từ thực tế nhu cầu của xã hội.

Các trường đại học không liên kết được với các cơ sở nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp cũng không có cơ hội tiếp xúc với trường đại học để tham gia đào tạo và tuyển nhân viên.

Còn sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học không thể làm việc được ngay và cần phải đào tạo lại khoảng 1 năm mới có thể làm việc được.

Kế sách cho nền giáo dục Việt Nam

Để nền giáo dục Viêt Nam phát triển đúng hướng, chúng ta phải làm một cuộc cách mạng về giáo dục.

Về triết lý giáo dục

Triết lý giáo dục cần kết hợp tinh hoa của các nền giáo dục phương Đông và phương Tây.

Cha ông ta đã đề cao câu slogan mang tính nguyên tắc: “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn”. Học lễ có nghĩa là học cách đối nhân xử thế, các kỹ năng mềm cần thiết trong suốt cuộc đời một con người, nhưng dường như nền giáo dục của ta hiện nay chưa chú trọng đến vấn đề này. Nhiều trường có treo câu này, nhưng chỉ mang tính hình thức hơn là để thực hiện.

Anhxtanh có nói: "Việc Nhà Nước can thiệp quá sâu vào giáo dục sẽ làm nô lệ hóa Công Dân của mình".

Do đó, theo thiển ý của tôi, hệ thống giáo dục Việc Nam cần phải xuyên suốt nguyên tắc: dạy lễ nghĩa, đạo đức trước, rồi sau đó dạy kiến thức kết hợp với kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, phát hiện và bồi dưỡng các môn năng khiếu, thể thao…. Trong đó viêc dạy kiến thức chỉ chiếm thời lượng vừa phải trong các hoạt động giáo dục ở các lớp dưới và tăng dần lên ở các lớp cuối bậc học phổ thông và chuyên nghiệp. Nhà Nước cần phải hạn chế việc can thiệp quá sâu vào giáo dục.

Về phương pháp giảng dạy

Cần phải chuyển từ thày là trung tâm sang trò là trung tâm. Như đã phân tích ở trên, điều quan trọng không phải nhồi kiến thức cho học sinh mà phải dạy cho các em phương pháp tư duy khoa học. Đấy là hành trang quan trọng cho các em học lên các cấp học cao hơn và bước vào đời.

Như vậy người thày từ vai trò là người cung cấp các kiến thức cho các em theo kiểu nhồi nhét phải chuyển hoá thành người truyền thụ phương pháp tư duy, hướng dẫn cho các em các thức tiếp nhận kiến thức và giáo dục các em cách đối nhân xử thế. Muốn làm được như vậy, phải dân chủ hoá quan hệ thầy trò, tất nhiên trò vẫn phải kính trọng thầy về mặt đạo đức.

Việc truyền đạt thông tin phải theo hai chiều, chiều từ thày đến học sinh, học sinh lắng nghe và phân tích điều thày nói và có nhận xét riêng đúng, sai. Ngược lại, chiều từ học sinh truyền thông đến thày, thày cũng phải lằng nghe trò và phân tích đúng sai trong quan điểm của trò cho học sinh thấy. Có như vậy, thày mới nắm được tư duy của trò và bằng kinh nghiệm của mình uốn nắn học sinh phương pháp tư duy đúng.

Muốn được như vậy người thày phải có đạo đức, được học trò kính trọng và có tâm huyết với nghề. Đây là một việc làm rất khó khăn vì thay đổi cả một nếp nghĩ đã hằn sâu qua bao thế kỷ. Vì vậy, cần phải đổi mới đào tạo ngay từ khâu đào tạo giáo viên, còn các giáo viên đang giảng dạy thì cần phải có kế hoạch đào tạo lại, việc này có thể tiến hành song song hoặc xen kẽ với việc giảng dạy.

Về tổ chức hệ thống giáo dục

Cần phải xã hội hoá công tác giáo dục để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào lĩnh vực giáo dục để thu lợi nhuận. Quan điểm của tôi cho rằng, thà rằng học phí cao mà thu được chất lượng giáo dục cao còn hơn là học phí thấp mà chất lượng kém. Các cơ sở tư nhân có học phí cao, nhưng chất lượng đào tạo tốt thì vẫn có nhiền người cho con mình vào học. Vấn đề này phải được cụ thể hoá bằng pháp luật, như luật coi việc đầu tư vào lĩnh vực giáo dục là lĩnh vực được ưu đãi đầu tư. Luật phải cụ thể hoá và minh bạch bằng các quy định ưu đãi như vẫn đề quyền sử dụng đất, quyền vay vốn dài hạn của ngân hàng với thuế suất thấp, quyền ưu tiên trong các khoản thuế và hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước...

Nhà nước cần phải nắm các Trường đào tạo giáo viên, các Trường cần phải có vốn đầu tư lớn như các trường đào tạo kỹ thuật, trường y dược, trường luật chẳng hạn, và các trường phổ thông danh tiếng để làm công tác định hướng cho các trường khác. Các cơ sở giáo dục còn lại đều được chuyển thành dạng như doanh nghiệp cổ phần, mọi người có vốn nhàn rỗi đề có thể đầu tư sinh lời. Như vậy có thể thu được được nguồn vốn đầu tư rất lớn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Đối với bậc học phổ thông, theo tôi nên quay về mô hình cũ đó là một năm học chữ và tiêng Việt (lớp vỡ lòng bắt đầu từ 6 tuổi). Sau đó bậc giáo dục phổ thông theo ba cấp từ lớp 1 đến lớp 4 là cấp 1 (tiểu học), từ lớp 5 đến lớp 8 là cấp 2 (phổ thông cơ sở), từ lớp 8 đến lớp 10 là cấp 3 (phổ thông trung học). Ở bậc học phổ thông, yêu cầu hàng đầu là phương pháp tư duy chứ không phải kiến thức thu được và kết hợp với rèn luyện thể chất.

Cấp tiểu học, các em chủ yếu học tiếng Việt, ngoại ngữ (với hình thức vừa học vừa chơi), toán các môn tự nhiên xã hội và các môn năng khiếu như nhạc, hoạ đồng thời kết hợp giáo dục thể chất.

Cấp trung học cơ sở các môn học là tiếng Việt, ngoại ngữ các môn khoa học tự nhiên và xã hội với mục đích để các em làm quen các môn khoa học này và chủ yếu là rèn luyện cách học và phương pháp tư duy, không nặng về kiểm tra kiến thức. Em nào có năng khiếu về môn nào thì tiếp tục học về môn đó.

Cấp phổ thông trung học, vẫn học các môn trên với mức độ cao hơn, các bài thi, kiểm tra vừa kiểm tra phương pháp tư duy, vừa kiểm tra các kiến thức thu được.

Sau khi học xong lớp 10, thì tổ chức kỳ thi tốt nghiệp. Đề thi tốt nghiệp kiểm tra kiến thức phổ thông và có những câu hỏi để phân loại học sinh nhằm mục đích tuyển sinh đại học. Những học sinh đạt điểm cao được tuyển thẳng vào đại học, số còn lại vào các trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề....

Bậc đại học nên áp dụng cách tuyển vào rộng nhưng đầu ra thì hẹp. Tức là điều kiện vào học đại học thì dễ dàng nhưng để qua được bậc đại học yêu cầu phải rất khắt khe. Điều này rất khó vì đòi hỏi những người giáo dục có tâm huyết, và cán bộ quản lý phải công tâm, và phải tránh được mọi tiêu cực. Phương pháp là thầy hướng dẫn cho sinh viên tự nghiên cứu.

Các trường đại học phải thiết lập quan hệ chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu khoa học-kỹ thuật, với các doanh nghiệp. Sau khi học hết phần đại cương, sinh viên từ năm thứ ba trở đi được gửi đến các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp để vừa học, vừa làm công tác nghiên cứu và tác nghiệp. Các trường cần phải đặt các mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp. Các trường có thể ký hợp đồng tay ba: trường đại học, sinh viên và doanh nghiệp để đào tạo sinh viên từ năm thứ ba theo yêu cầu của doanh nghiệp, đổi lại doanh nghiệp hỗ trợ kính phí đào tạo sinh viên, như vậy cả ba bên đều có lợi: sinh viên có động cơ để học tập, nhà trường có thêm kinh phí đào tạo và doanh nghiệp tuyển được nhân viên có chất lượng cao.

Trên đây là đôi điều suy nghĩ của tôi về nền giáo dục Việt Nam, mong các độc giả đọc và cho ý kiến

Nguồn Vietnamnet

O-O-O Thấy
"Hiền tài là nguyên khí quốc gia"

Để Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, chúng ta cần đào tạo ra được nhiều hiền tài (người vừa có đức vừa có tài, mà chữ đức là căn bản).

Muốn vậy chúng ta cần có công cuộc "Đổi Mới" về giáo dục, như đổi mới về kinh tế và chính trị vậy.

Để đổi mới giáo dục, chúng ta cần phải xem triết lý giáo dục hiện nay là gì?

những điểm bất cập của nó ra sao?

những điểm nào tốt cần phát huy?

Mời các cụ trả lời câu hỏi "triết lý giáo dục của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là gì"?

và tại sao cứ loay hoay cải cách mà vẫn không được?

Cám ơn các cụ, mợ đã chia sẻ, đóng góp.:D:D:D
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Ử nghe thì hay đấy, nhưng liệu có làm được, và có dám làm ko ?
"Nói phải củ cải cũng phải nghe" các cụ xưa nay vẫn bảo vậy.

Nếu Bộ Giáo Dục mà không nghe thì kém cả củ cải a?
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Em đọc vài câu đầu thấy ông viết bài có câu: "Có thể nói trong tất cả các bậc giáo dục của chúng ta hiện nay, phương pháp giảng dạy không những không khác gì so với thời các ông đồ nho gõ đầu trẻ, mà nhiều mặt còn kém hơn" thì chán ko muốn đọc tiếp nữa thì hiểu ông này kiến thức thực tế cũng chẳng ra dek gì. Có khi về vi tính thua mấy thằng nhóc đầu cấp 1.
Bài này tác giả viết vào năm 2000 như trong tiêu đề cụ nhé.

Thời đó giáo dục Việt Nam là vậy, trên bục giảng thày đọc cho trò chép, lời thày là chân lý trò cấm cãi.

Nhưng thày đọc tràng giang đại hải còn trò thì chép lấy chép để mà chẳng hiểu chép cái gì.:D:D:D

Thày giảng cho trò về đạo đức này nọ, nhưng chính thày, bố mẹ trò và người lớn nói chung lại làm ngược lại theo kiểu :" Hãy làm như tao nói, đừng làm như tao làm" vậy liệu trò có được "đạo đức" theo lời thày, bố mẹ và người lớn "dạy" hay không?

Cụ có thể tự rút ra kết luận tôi chỉ đặt ra câu hỏi thế thôi cụ nhá.

Bây giờ thì có khá hơn, nhưng nguyên lý vẫn gần hệt như vậy nhất là ở các trường công lập.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Xh xuống cấp náo loạn vì những kẻ khốn nạn nhất đang nói với người khác về đạo đức
những kẻ trộm cắp đang dạy về sự lương thiện
những kẻ xấu xa lại bàn về điều tốt đẹp trên đời
Câu khẩu hiệu của những thằng này:

"HÃY LÀM NHƯ TAO NÓI, ĐỪNG LÀM NHƯ TAO LÀM" mà bản chất là "nói một đằng, làm một nẻo"

"TAO CHỈ NÓI THÔI, CÒN LÀM LÀ VIỆC CỦA CHÚNG MÀY, THẾ NHÉ!"

Điều đó có nghĩa là "NÓI VÀ LỜ" chứ không phải "NÓI VÀ LÀM" như câu khẩu hiệu của Cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh bắt đầu thời kỳ ĐỔI MỚI của Đất Nước.
 
Chỉnh sửa cuối:

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Cụ vẫn ở chơi nhà cháu a?

Cụ xem lại đi bài viêt này cháu đi khảo cổ chẳng may vớ được nên khai quật nó lên cho vào bảo tàng giáo dục Việt Nam. Bài viết trên Vietnamnet từ Năm...2000 có nghĩa là bài này có niên đại 18 năm roài, nhưng hình như vẫn mới toanh nên nhà cháu mang ra đây cho các cụ bàn luận.

Chắc cụ sinh sau năm đó nên không biết đấy thoai. Hồi đó cả thế giới phấp phỏng lo sự cố Công nghệ thông tin gọi là 2k.

Vì các đầu đạn, bom hạt nhân, kinh khí đều gắn máy tính, mà máy tính không phân biệt được số 00 nên có thể xảy ra sự cố phát nổ. Nó sự phát nổ xảy ra đồng thời với kho VŨ KHÍ HẠT NHÂN KHỔNG LỒ CUẢ THẰNG NGƯỜI (TỰ MÌNH PHONG LÀ THÔNG MINH NHẤT QUẢ ĐẤT) PHÁT NỔ CÙNG LÚC thì cả TRÁI ĐẤT SẼ BỊ NỔ TUNG NHƯ QUẢ BÓNG BAY CHỬA ĐẦY KHÍ HY ĐỜ RÔ BỊ THẰNG ĐIÊN NÀO ĐÓ ĐỐT MỘT TRÀNG PHÁO CỐI NÉM VÀO.

Thật là may cũng thật là đại hồng phúc cho cái THẰNG NGƯỜI TỰ CHO MÌNH LÀ THÔNG MINH NHẤT QUẢ ĐẤT ẤY là thời khắc giao thừa giữa năm 1999 và năm 2000 trôi qua một cách bình yên. Nhà cháu cũng nín thở khi đồng hồ đếm những giây cuối cùng về số 0.

Thật hú vía cho cái thằng người cho là thông minh nhất quả đất đấy.

Người thông minh là người biêt minh là thằng ngu, còn thằng ngu cứ tưởng bở mình là người thông minh hehe...

O_O_O
Bây giờ kho hạt nhân ấy lại nằm trong hai thằng dở dở, ương ương. Một thằng to chăm chỉ nhưng khó lường, nay nói thế này, mai lại làm ngược lại.

Còn thằng kia bé tí nhưng ủn à ủn ỉn và bí ẩn nhất quả đất, không ai có thể biết nó có gì và nó có thể làm gì.

Hai thằng ấy mà tức nhau, một thằng tí toáy bấm nút, thằng kia trả đũa thi....thôi nhà cháu cả dám nói nữa, nói dai, nói dài chỉ có dại thôi.:D:D:D
 
Chỉnh sửa cuối:

Halinh07

Xe điện
Biển số
OF-421212
Ngày cấp bằng
8/5/16
Số km
2,150
Động cơ
248,473 Mã lực
Giáo dục tụt hậu,quản lý nhà nước can thiệp quá sâu đúng cmnr. Em nhìn thấy là không có thuốc chữa nếu không có cuộc cách mạng cho toàn nghành
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Hiện trạng giáo dục Việt Nam

Việc học tập là nhu cầu bản năng của con người. Gia đình và xã hội không tiếc công sức tiền của đầu tư cho con em mình. Nhà nước vẫn luôn tuyên bố giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu. Vậy mà nền Giáo Dục của chúng ta mặc dù được cải cách thường xuyên, được Xã Hội gồm cả Nhà Nước lẫn Nhân Dân đã đầu không biết bao nhiêu tiền của và công sức mà vẫn không được cải thiện và có chiều hướng ngày càng xấu hơn.

Nền Giáo Dục Việt Nam hiện nay được xây dựng và phát triển từ thời kỳ Đất Nước ta chống giặc ngoại xâm để giải phóng Dân Tộc, thống nhất Đất Nước và xây dựng Đất Nước sau khi hoàn toàn Độc Lập. Hệ thống này tỏ ra rất hiệu quả trong điều kiện Đất Nước có chiến tranh, và mô hình kinh tế Tập Trung Bao Cấp.

Hệ thống này đã bộc lộ nhiều yếu kém:

1) Mục đích Giáo Dục còn chung chung và hời hợt và chưa xuất phát từ nhu cầu nhân lực của xã hội trong hoàn cảnh mới.

2) Chú trọng quá mức vào việc nhồi kiến thức, ít chú ý đến việc phát hiện và nuôi dưỡng Đạo Đức, Năng Khiếu, Phẩm Chất Chính Trị và các Phẩm Chất khác của mỗi học sinh, chưa quan tâm đến việc phát triển các Kỹ Năng Sống của Học Sinh. Tri thức chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động giáo dục (John Locke).

3) Chương Trình lạc hậu và quả tải không được cập nhật thường xuyên để phù hợp với tình hình mới. Nội Dung Kiến Thức học tập quá nhiều Kiến Thức hàn lâm, xa rời thực tiễn.

4) Phương Pháp giáo dục lạc hậu, mang nặng tính lý thuyết mà ít có tính thực hành, mang nặng sự nhồi nhét kiến thức mà ít rèn luyện cho học sinh phương pháp Tư Duy, phương pháp Làm Việc khoa học và làm cho học sinh mất hứng thú học tập.

5) Quan hệ Thầy Trò thiếu dân chủ trong việc dạy và học và truyền đạt thông tin một chiều không tạo điều kiến cho học sinh phát triển phẩm chất tranh luận, phản biện dẫn tới học sinh thụ động, không có trí sáng tạo.

6) Nhà Nước thông qua Bộ Giáo Dục và Đào Tạo can thiệp quá sâu và hoạt động Giáo Dục, Quan Chức Quản Lý giáo dục không có tầm nhìn xa và việc tổ chức, quản lý giáo dục thiếu khoa học. Công tác Thanh Tra và Kiểm Tra còn rất yếu và chỉ chú trọng đến việc thanh tra về mặt Quản Lý giáo dục và chưa chú ý thanh tra Chất Lượng giáo dục một chức năng quan trọng để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Sự kiểm soát quá mức mà một Nhà Nước áp dụng lên Hệ Thống Giáo Dục có thể dẫn đến sự nô lệ hoá của các Công Dân của nó (Einstein). Luật Giáo Dục còn rất nhiều điểm bất hợp lý cản trở sự phát triển của giáo dục. Đặc biệt là tạo ra nhiều trở ngại cho việc Đầu Tư và Tham Gia vào các hoạt động giáo dục của các thành phần Kinh Tế, Xã Hội.

Mời các bác đóng góp ý kiến phản biện
 

Nguvat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-466408
Ngày cấp bằng
30/10/16
Số km
242
Động cơ
202,940 Mã lực
Đào mả như sít. KẾ thì viết hoa mà 2000 thì viết bé thế. Ngu khinh
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Hiện trạng giáo dục Việt Nam

Việc học tập là nhu cầu bản năng của con người. Gia đình và xã hội không tiếc công sức tiền của đầu tư cho con em mình. Nhà nước vẫn luôn tuyên bố giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu. Vậy mà nền Giáo Dục của chúng ta mặc dù được cải cách thường xuyên, được Xã Hội gồm cả Nhà Nước lẫn Nhân Dân đã đầu không biết bao nhiêu tiền của và công sức mà vẫn không được cải thiện và có chiều hướng ngày càng xấu hơn.

Nền Giáo Dục Việt Nam hiện nay được xây dựng và phát triển từ thời kỳ Đất Nước ta chống giặc ngoại xâm để giải phóng Dân Tộc, thống nhất Đất Nước và xây dựng Đất Nước sau khi hoàn toàn Độc Lập. Hệ thống này tỏ ra rất hiệu quả trong điều kiện Đất Nước có chiến tranh, và mô hình kinh tế Tập Trung Bao Cấp.

Hệ thống này đã bộc lộ nhiều yếu kém:

1) Mục đích Giáo Dục còn chung chung và hời hợt và chưa xuất phát từ nhu cầu nhân lực của xã hội trong hoàn cảnh mới.

2) Chú trọng quá mức vào việc nhồi kiến thức, ít chú ý đến việc phát hiện và nuôi dưỡng Đạo Đức, Năng Khiếu, Phẩm Chất Chính Trị và các Phẩm Chất khác của mỗi học sinh, chưa quan tâm đến việc phát triển các Kỹ Năng Sống của Học Sinh. Tri thức chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động giáo dục (John Locke).

3) Chương Trình lạc hậu và quả tải không được cập nhật thường xuyên để phù hợp với tình hình mới. Nội Dung Kiến Thức học tập quá nhiều Kiến Thức hàn lâm, xa rời thực tiễn.

4) Phương Pháp giáo dục lạc hậu, mang nặng tính lý thuyết mà ít có tính thực hành, mang nặng sự nhồi nhét kiến thức mà ít rèn luyện cho học sinh phương pháp Tư Duy, phương pháp Làm Việc khoa học và làm cho học sinh mất hứng thú học tập.

5) Quan hệ Thầy Trò thiếu dân chủ trong việc dạy và học và truyền đạt thông tin một chiều không tạo điều kiến cho học sinh phát triển phẩm chất tranh luận, phản biện dẫn tới học sinh thụ động, không có trí sáng tạo.

6) Nhà Nước thông qua Bộ Giáo Dục và Đào Tạo can thiệp quá sâu và hoạt động Giáo Dục, Quan Chức Quản Lý giáo dục không có tầm nhìn xa và việc tổ chức, quản lý giáo dục thiếu khoa học. Công tác Thanh Tra và Kiểm Tra còn rất yếu và chỉ chú trọng đến việc thanh tra về mặt Quản Lý giáo dục và chưa chú ý thanh tra Chất Lượng giáo dục một chức năng quan trọng để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Sự kiểm soát quá mức mà một Nhà Nước áp dụng lên Hệ Thống Giáo Dục có thể dẫn đến sự nô lệ hoá của các Công Dân của nó (Einstein). Luật Giáo Dục còn rất nhiều điểm bất hợp lý cản trở sự phát triển của giáo dục. Đặc biệt là tạo ra nhiều trở ngại cho việc Đầu Tư và Tham Gia vào các hoạt động giáo dục của các thành phần Kinh Tế, Xã Hội.

Mời các bác đóng góp ý kiến phản biện
Minh chứng hùng hồn nất cho thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay:

Quảng Bình:

Nam sinh dùng dao bấm đâm thầy giáo vì bị nhắc nhở sau khi xăm hình
Chia sẻ

>> Nghi em bị tát, anh rủ bạn xông vào trường đánh thầy giáo phải nhập viện[/paste:font]
Trưa 5/4, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới cho biết, vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam vào cấp cứu với vết thương thấu bụng vùng hạ sườn với kích thước 2x2cm.

Bệnh nhân là anh Nguyễn Văn T. (30 tuổi), hiện là giáo viên tại Trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Bệnh nhân được các y, bác sĩ khám, siêu âm, chụp CT- scan và chẩn đoán, vết thương thấu bụng tổn thương gan phải. Hiện tại, bệnh nhân đang được các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu.

Thầy T. đang được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình).

Theo một nguồn tin của Dân trí, anh T. bị thương do bị tấn công bằng dao bấm. Người tấn công anh T. là Ngô Văn C., học sinh lớp mà thầy giáo này làm chủ nhiệm.

Trước đó, thầy T. thấy học sinh Ngô Văn C. đến lớp có vết xăm trổ ở cổ nên đã nhắc nhở học sinh này xóa hình xăm. Tuy nhiên thay vì nghe lời thầy giáo, C. lại có thái độ hậm hực đối với lời nhắc nhở của thầy.

Chưa dừng lại ở đó, đến giờ tan học, học sinh này chặn thầy giáo chủ nhiệm của mình tại cổng trường và dùng dao bấm dài 10cm đâm ngay vào bụng khiến thầy T. trọng thương và được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Đặng Tài

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nam-sinh-dung-dao-bam-dam-thay-giao-vi-bi-nhac-nho-sau-khi-xam-hinh-20180405151430951.htm
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Muốn đổi mới giáo dục, trước tiên chúng ta cần phải tìm ra các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống hiện tại, nên việc đầu tiên là tranh luận xem thực trạng giáo dục Việt Nam như thế nào.

Sau khi phân tích thực trạng tìm ra các mặt mạnh và các điểm yếu thì chúng ta mới tìm ra được giải pháp đổi mới giáo dục phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta hiện nay.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Tiếng kêu cứu học trò của thày cô giáo trước vấn nạn giáo dục kiểu nhồi nhét kiến thức

8 thỉnh cầu của một giáo viên gửi bộ trưởng Bộ GD-ĐT

11/05/2016 09:22 GMT+7

TTO - Tuổi Trẻ xin giới thiệu bài viết của cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền, hiện đang giảng dạy tại một trường THPT ở TP.HCM. Bài viết này chính là lá thư cô nhờ 
Tuổi Trẻ chuyển đến tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ.

Nhiều học sinh suốt ngày bị giam trong cái “vòng kim cô” của việc học - Ảnh: Như Hùng
Ngành giáo dục của chúng ta phải giáo dục được cho học sinh lòng tự trọng. Bởi có tự trọng thì con người sẽ hạn chế làm điều ác, điều xấu, ra đời sẽ không tham ô, tham nhũng, không chạy chức chạy quyền bằng mọi giá, không vì quyền lợi của mình mà giẫm đạp lên người khác






Tuổi Trẻ xin được trích đăng.

Thưa Bộ trưởng,


1. Xin Bộ trưởng hãy nhìn vào học sinh lớp 12 trong giờ học. Có được một kẽ hở thời gian nào là các em gục xuống bàn ngủ ngay bất cứ lúc nào. Những gương mặt hốc hác, mệt mỏi, bơ phờ vì thiếu ngủ, vì phải học quá nhiều.

Học ở trường, học thêm ở các trung tâm và thầy cô; học ở nhà; học từ sáng đến tối không kịp ăn, không được ngủ. Học như điên như khùng, để rồi khi thi xong thì chẳng nhớ gì. Ôm mớ kiến thức ôm đồm, nhưng ra đời chẳng áp dụng được bao nhiêu.

Suốt ngày các em bị giam trong cái “vòng kim cô” của việc học, mà không biết những gì đang xảy ra xung quanh mình. Nếu có biết cũng chỉ lơ mơ vì không có thời gian. Nhận thức các vấn đề xã hội một cách ấu trĩ.

Để rồi khi ra đời các em lại thiếu những kỹ năng cần thiết nhất: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử, không biết cách bảo vệ mình; không biết bênh vực cái tốt. Và trước cái ác, cái xấu cũng không dám lên tiếng phản đối.

2. Xin Bộ trưởng chấm dứt nỗi lo sợ cho giáo viên, học sinh và cả phụ huynh nữa bởi sự thay đổi liên tục trong giáo dục, đặc biệt là trong thi cử. Hãy cho chúng tôi sự yên lòng. Đừng có năm nay thi kiểu này, năm sau thi kiểu khác.

Dạy học theo “Nghiên cứu bài học” chưa đâu vào đâu lại chuyển sang “Tích hợp liên môn”, rồi phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Liệu sau đó có còn phương pháp “nhào bột”, “làm bánh” nữa hay không?

Mà tất cả những thay đổi ấy, bộ chỉ phán một cách chung chung về lý thuyết, còn nữa là giáo viên tự bơi, và mỗi nơi bơi một kiểu, có nơi bơi được có nơi bị chìm.

3. Xin Bộ trưởng hãy mở rộng cơ chế bổ nhiệm đội ngũ quản lý. Hãy để cho tất cả giáo viên có quyền thật sự được lựa chọn hiệu trưởng của trường, và quyền được ứng cử vào vị trí mà họ thấy phù hợp. Miễn rằng họ có đủ năng lực, uy tín và đề án của họ thuyết phục mọi người, mà không bị ràng buộc bởi các tiêu chí: bằng cấp, cơ cấu, đảng viên...đặc biệt là “được lòng” cấp trên.

Một người hiệu trưởng có tầm, có tâm, có tài sẽ tạo ra sự bứt phá ngoạn mục, làm thay đổi bộ mặt của một ngôi trường.

Hiện nay, có rất nhiều hiệu trưởng tư duy già nua cũ kỹ, bảo thủ, ngại đổi mới, đi theo lối mòn đã từ mấy chục năm về trước. Trong lúc giáo dục đang thời kỳ toàn cầu hóa, đang thay đổi từng ngày mà họ vẫn “bình chân như vại”, ngồi yên chễm chệ trên “ngai” của mình.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng hãy cho các hiệu trưởng khoảng tự do cần thiết để họ đổi mới sáng tạo. Đừng bảo họ bay lên trong khi đôi cánh đã bị buộc chặt.

Và cũng rất không nên để tình trạng mỗi khi đã làm hiệu trưởng có nghĩa sẽ làm suốt đời, đến khi về hưu mà không có hình thức “buộc thôi chức”. Chính điều này dẫn tới tâm lý an phận.

Thực tế là mọi sự đổi mới của một hiệu trưởng chỉ tập trung trong vài ba năm đầu, còn sau đó là “lối cũ ta về”.

Cho nên, để một người làm hiệu trưởng tại một trường tới 15 - 20 năm đó là một sự kìm hãm, thậm chí là một thảm họa.

Cần có sự luân chuyển hiệu trưởng tới nhiều loại trường khác nhau. Không nên để một người làm hiệu trưởng quá 2 nhiệm kỳ tại một nơi, và mỗi nhiệm kỳ tối đa chỉ nên 4 năm.

Có vậy mới chứng minh được thực tài hay yếu kém, và họ mới nỗ lực phấn đấu hết mình.

Ngay cả đối với giáo viên, các tổ trưởng chuyên môn cũng nên có sự luân chuyển như thế thì mới phát huy được tiềm năng ẩn chứa trong mỗi người. Phải đặt họ vào hoàn cảnh luôn phải đổi mới, phải thích nghi.

4. Thưa Bộ trưởng, có cần phải duy trì quá nhiều sổ sách như vậy cho mỗi giáo viên hay không? Mà trong đó rất nhiều cuốn chủ yếu để “hành là chính”: sổ báo giảng, sổ tự bồi dưỡng, sổ ghi chép...

Hằng năm, tất cả các giáo viên đều phải trải qua kiểm tra giáo án, kể cả giáo viên mới ra trường và giáo viên sắp về hưu. Sự cào bằng này làm mất tính sư phạm và sự tôn trọng đối với thầy cô lớn tuổi có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Và nhất là làm cho giáo viên có cảm giác họ bị quản lý như học trò, chứ không phải thầy cô.

Hiệu quả làm việc của một giáo viên là ở chất lượng giờ dạy, là sự tâm huyết với nghề, chứ đâu phải ở những cuốn sổ kia.

Chưa kể thời đại công nghệ, mỗi giáo viên có cách lưu trữ tài liệu theo cách riêng của mình. Đâu nhất thiết phải ghi chép ra sổ sách?

Giáo viên giỏi là tất cả các giáo án phải nằm trong đầu, chứ không phải ở trên những trang giấy.

Hãy đánh giá giáo viên ở phương pháp làm việc giỏi, chứ không phải ghi chép giỏi như kiểu thi “vở sạch chữ đẹp”!

5. Xin Bộ trưởng hãy nhân rộng những sáng kiến, kinh nghiệm hay trong ngành để các trường, các sở kịp thời học hỏi lẫn nhau. Thời đại công nghệ thông tin nhưng vẫn tồn tại tình trạng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”.

Ví dụ như sáng kiến “Thư viện xanh” của tỉnh Lâm Đồng - đưa thư viện lưu động ra ngay giữa sân trường, hay là đề thi trắc nghiệm của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015... đều rất tuyệt.

Tuy nhiên những điều này ít người biết và không được nhân rộng. Rất uổng phí.

6. Xin Bộ trưởng hãy tăng thêm chế độ đãi ngộ cho những giáo viên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; những giáo viên đang cắm bản để bám lớp, bám trường; những giáo viên đến trường phải đu dây hay trầm mình qua suối; những giáo viên mà trong cái nóng nực của mùa hè, một tháng họ chỉ được tắm gội có 2 lần vì không đủ nước; những giáo viên phải dạy ở những ngôi trường chỉ có nhà tranh vách đất, không điện, không nước, mỗi lớp chỉ có chục học sinh nhưng lại đủ các loại lớp khác nhau...

Thực sự họ là những người anh hùng của thời đại mới. Họ xứng đáng được đãi ngộ và tôn vinh.

7. Thưa Bộ trưởng, một thực tế ai cũng thấy là chương trình đại học của chúng ta hiện nay có đến 30% môn học không cần thiết. Với cương vị Bộ trưởng, ông có dám mạnh dạn bỏ những bộ môn đó, thay bằng những bộ môn chuyên ngành hữu dụng? Để khi ra trường sinh viên không đến nỗi thất nghiệp nhiều như hiện nay, vì một phần rất lớn là do chất lượng đào tạo quá yếu kém.

8. Trong mọi sự giáo dục thì giáo dục nhân cách con người vẫn là yếu tố hàng đầu. Việc quá thiên lệch về nhồi nhét kiến thức, coi nhẹ giáo dục đạo đức của ngành giáo dục mấy chục năm nay đã thấy được hệ lụy của nó.

Thưa Bộ trưởng, ngành giáo dục của chúng ta phải giáo dục được cho học sinh lòng tự trọng. Bởi có tự trọng thì con người sẽ hạn chế làm điều ác, điều xấu, ra đời sẽ không tham ô, tham nhũng, không chạy chức chạy quyền bằng mọi giá, không vì quyền lợi của mình mà giẫm đạp lên người khác. Những hình ảnh xấu xí của người Việt hiện nay phần lớn cũng do thiếu tự trọng mà ra

HOÀNG THỊ THU HIỀN

Link: https://tuoitre.vn/8-thinh-cau-cua-mot-giao-vien-gui-bo-truong-bo-gddt-1098742.htm
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Cô giáo bắt học trò uống nước "vắt ra từ giẻ lau bảng" có thể bị phạt đến 3 năm tù
Bảo Minh | 05/04/2018 19:08

34


Theo các luật sư, hành vi phạt học trò uống nước vắt ra từ giẻ lau bảng của cô giáo có dấu hiệu phạm tội "Hành hạ người khác" hoặc "Làm nhục người khác", có thể bị xử lý hình sự.
Khởi tố thuỷ thủ tàu viễn dương dội ca axit lên người vợ giáo viên
Mới đây, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương - chủ nhiệm lớp 3A5 Trường tiểu học An Đồng (xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng) bị phản ánh bắt một học sinh nói chuyện riêng trong lớp uống nước "vắt ra từ giẻ lau bảng".

Ngay sau khi tiếp nhận được thông tin, bà Trần Thị Ngọc Bảo (Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Đồng) yêu cầu nữ giáo viên này đến gặp gia đình em Phạm Phương A. để xin lỗi. Nhà trường cũng đã kỷ luật cảnh cáo, quyết định dừng công tác đối với cô giáo này.

Hành vi của nữ giáo viên bị dư luận lên án, nhiều luật sư cũng cho rằng hành vi của cô giáo có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự với mức án lên tới 3 năm.


Bảng kiểm điểm của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương.

Trao đổi với phóng viên, luật sư Hà Ngọc Tuyền (Đoàn luật sư TP HCM) cho rằng hành vi của cô giáo có dấu hiệu phạm tội "Làm nhục người khác". Trong trường hợp mức độ hậu quả nghiêm trọng thì có thể xem là hành vi có tính chất nghiêm trọng, có dấu hiệu phạm tội "Cố ý gây tổn hại sức khỏe người khác" hoặc tội "Hành hạ người khác".

Khoản 1, điều 155 BLHS 2015 quy định: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm tù.

"Trong trường hợp này, hành vi của cô giáo có dấu hiệu tội làm nhục người khác. Tuy nhiên, cơ quan chức xử lý hành chính hay xử lý bằng hình sự cần phải xem xét đến tính chất nghiêm trọng của hành vi, ý thức chủ quan của cô giáo để kết luận.

Theo tôi, nhà trường nên áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường là phù hợp, bởi vì chưa đến mức cấu thành tội phạm hình sự" - luật sư Tuyền cho biết.

Theo luật sư, mục đích của cô giáo là muốn răn đe học sinh không nói chuyện ảnh hưởng học tập của các học sinh khác, chứ không phải nhằm xúc phạm nhân phẩm học sinh.

Hơn nữa, hậu quả xảy ra không đến mức nghiêm trọng vì sức khỏe, tâm lý của cháu bé chưa bị ảnh hưởng. Cô giáo cũng đã nhận sai và gia đình cháu bé cũng chỉ yêu cầu ở mức độ xin lỗi.

"Đây là bài học, mà các giáo viên khi phạt học sinh phải có biện pháp phù hợp và phối hợp với gia đình để tránh những trường hợp hình phạt quá mức cần thiết dẫn đến vi phạm pháp luật" - luật sư Tuyền nói.


Tương tự, luật sư Trần Ngọc Nữ (Đoàn luật sư TP HCM, Chi hội trưởng chi hội Luật sư Bảo vệ quyền trẻ em) cũng cho rằng hành vi của cô giáo có thể cấu thành tội "Hành hạ người khác" theo khoản 2, điều 140 BLHS 2015 với mức án từ 1-3 năm tù.

Điều 140. Tội hành hạ người khác

1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên

c) Đối với 02 người trở lên.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên.

b) Đối với 02 người trở lên.

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

d) Đối với người đang thi hành công vụ.

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên.

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Video tạm dừng
Vụ phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng: "Cô nói pha thế này còn nhạt, lần sau pha đậm hơn nữa"

Cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng là con Phó phòng Giáo dục huyện


theo Trí Thức Trẻ

Link: http://soha.vn/co-giao-bat-hoc-tro-uong-nuoc-vat-ra-tu-gie-lau-bang-co-the-bi-phat-den-3-nam-tu-20180405155955146.htm
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
GS Phạm Tất Dong: Bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng là xâm phạm thân thể con người

Hoàng Đan | 05/04/2018 14:06

14


Giáo sư Phạm Tất Dong. Ảnh: Lao động.
Giáo sư Dong cho hay, chúng ta vẫn kêu gọi phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các cháu không ăn quà vặt ở cổng trường mà cô giáo lại bắt học sinh uống nước bẩn.
Học sinh lớp 3 bị bắt uống nước giẻ lau bảng: Cô cầm tay em bảo "uống thêm nữa"

Sáng 5/4, trao đổi với PV, GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo dõi việc cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương (chủ nhiệm lớp 3 Trường Tiểu học An Đồng, An Dương, Hải Phòng) bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng ông cảm thấy rất bức xúc.

"Không ai bắt học sinh, nhất là còn nhỏ tuổi như thế uống nước bẩn từ giẻ lau bảng ra cả. Việc này rất nguy hiểm và không ai có thể chấp nhận được hành vi này của cô giáo", GS Hạc nêu.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng bày tỏ, một cô giáo trẻ, đang dạy hợp đồng lại có hành vi phản khoa học, phản giáo dục như vậy càng đáng trách.

"Tôi đề nghị các cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý nghiêm hành vi này của cô giáo để làm gương trong toàn ngành", GS Hạc nhấn mạnh.

Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, so với việc cô giáo bắt học sinh phải quỳ chịu phạt khiến dư luận bức xúc cách đây chưa lâu thì việc cô giáo Hương bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng nguy hiểm hơn nhiều lần, phải xử nghiêm. Đó là hành vi xâm phạm thân thể con người, ở đây lại là học sinh nhỏ tuổi.

"Bắt uống nước từ giẻ lau bảng nếu chẳng may học sinh bị tiêu chảy hay sinh ra bệnh tật trong người thì vô cùng nguy hiểm. Chúng ta vẫn kêu gọi phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các cháu không ăn quà vặt ở cổng trường mà giờ lại bắt học sinh uống nước bẩn.

Tôi không thể hiểu tại sao một người làm công tác giáo dục, đào tạo con người có thể hành động như vậy", GS Dong nêu.

Theo Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, các cháu khi ở nhà thường được nhắc rửa tay trước bữa ăn cho sạch, thế nhưng ở đây cô giáo lại ép học sinh uống nước giẻ lau bảng thì "sao mà chịu được?".

Ông nói: "Tôi tự hỏi, giờ cho cô giáo thử uống nước giẻ lau bảng đó xem có dám không, hay chỉ cần dính một tý bẩn vào chén nước là cô phải đổ bỏ? Dứt khoát không thể chấp nhận được hành động này".

Theo lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện An Dương, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương là giáo viên trẻ, đang dạy hợp đồng và do vào lớp thấy học sinh mất trật tự nên nóng giận, bộc phát mới có hành động như vậy.


Bày tỏ về việc này, GS Phạm Tất Dong khẳng định, dù có biện minh thế nào đi nữa thì hành vi của cô giáo này là sai, không bao giờ được xuất hiện trong ngành giáo dục.

Video: Học sinh kể cô giáo phạt uống nước giặt giẻ lau bảng (nguồn: VTC News)

Gia Lai đình chỉ công tác Chủ tịch xã hành xử như côn đồ


theo Trí Thức Trẻ


http://soha.vn/gs-pham-tat-dong-bat-hoc-sinh-uong-nuoc-gie-lau-bang-la-xam-pham-than-the-con-nguoi-20180405115001137.htm
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Thế là cô mất dạy rồi!
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,907
Động cơ
212,508 Mã lực
Thớt này nổi lại rồi cơ à, em thấy lấy cái kế sách này áp vào năm 2050 ở ta có khi vưỡn là đúng chứ chả sai đi đâu được cả

Cụ bác có thấy giống em không?
 

Vũ Đức

Xe tăng
Biển số
OF-414132
Ngày cấp bằng
2/4/16
Số km
1,499
Động cơ
230,764 Mã lực
Tuổi
37
Nói chung,nó vẫn nằm trên phương án không khả thi...vì 1 vài lý do đíu giải thích đc.
Giờ 4.0 nên sắp tới giáo dục quá lại số chym cho nhanh.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top